Bố cục Thư lại dụ Vương Thông hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Thư lại dụ Vương Thông Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Thư lại dụ Vương Thông từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1593 lượt xem
Tải về


Bố cục Thư lại dụ Vương Thông - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Thư lại dụ Vương Thông

- Phần 1 (từ đầu ... Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.

- Phần 2 (tiếp theo...bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.

- Phần 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.

B. Nội dung chính Thư lại dụ Vương Thông

Văn bản nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cỗ giữ thành chờ viện binh.

C. Tóm tắt Thư lại dụ Vương Thông

Tóm tắt Thư lại dụ Vương Thông (mẫu 1)

Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt. Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế, phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan và khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.

D. Tác giả, tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

Thư lại dụ Vương Thông - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...

II. Tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

1. Thể loại: Thư

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1947

Thư lại dụ Vương Thông - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

- Văn bản nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cỗ giữ thành chờ viện binh.

6. Bố cục tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

- Đoạn 1 (từ đầu ... Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.

- Đoạn 2 (tiếp theo...bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

- Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta

- Thể hiện phẩm chất và tài năng của tác giả

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

- Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

- Ngôn ngữ đánh thép.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

1. Mục đích và đối tượng của bức thư

- Mục đích: Dụ Vương Thông và quân sĩ nhà Minh đầu hàng.

- Đối tượng: Vương Thông và quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.

2. Sự gian trá, giả dối của quân Minh

- Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được.

- Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan.

- Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

3. Cảnh báo Vương Thông

- Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp và được quân dân Đại Việt cho về nước đường hoàng, giữ lễ.

- Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận được thua, mà trận chiến ấy phần thua chắc chắn dành cho quân Minh.

4. Giá trị nội dung, nghệ thuật của bức thư

- Lập luận chặt chẽ. Lập luận bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thời, thế ở Trung Quốc, thế của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sáu cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên quân của Vương Thông về nước sẽ có lợi hơn cả.

- Bức thư không chỉ thuần túy nói lí lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt quân Minh "trong ngoài bất nhất", đánh vào niềm hi vọng của chúng ở viện binh. Cuối cùng lại khiêu khích giặc bằng cách sỉ nhục và thách đánh để tỏ uy thế của nghĩa quân Lam Sơn.

- Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho quân Minh rút lui làm chúng mềm lòng.

E. Đọc tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.

Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn ; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư ? Sao đủ để cùng nói việc binh được ?

Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành đồng bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng : “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được”, nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả[4]không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi ?

Tình thế ngày nay, dù có vị ngôi cao[6]đem quân đến nữa, cũng chỉ càng mau chết mà thôi, huống chi Trương Phụ chỉ là đến nộp mạng, thì có gì đáng nói ? […].

Nay các ông kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, há chẳng phải như thịt trên thớt, cá trong nồi sao ? Thế mà lại còn lừa dối dân ta, dụ điều phi nghĩa. Kìa những kẻ trung thần nghĩa sĩ, dù thời cùng vận khốn, cũng nếm mật nằm gai, không chịu đem lòng kia khác; lẽ nào ngày nay, lại chịu tin theo những lời bất nghĩa của các ông. Chỉ e người Nam trong thành nhớ mến chúa cũ, người Ngô ở đây khốn khổ không kham thì những người chống các ông sẽ kéo nhau ra hàng ; như Trương Phi, Lã Bố, các ông lại bị chính thuộc hạ giết hại, đó là lẽ tất nhiên.

Nay ở các thành, từ đô ti trở xuống, đều căm giận các ông lừa dối, khuyên ta làm cỏ cả thành. Hoặc có kẻ vượt lũy trốn ra, tố cáo cả việc sắp đặt chiến cụ, sửa đóng xe thang. Những người bị khốn sẽ giết lẫn nhau, hà tất phải đợi quân sĩ của ta nữa. Nay ta suy tính hộ các ông thì cái cớ bại vong có sáu !

Nước lụt mênh mông, tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm ; bại vong đó là một !

Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng ; nay bao nhiêu cửa quan hiểm trở đều có binh tướng đồn đóng, viện binh nếu đến, tất nhiên bị bại, viện binh đã bại, các ông còn trốn đằng trời ; bại vọng đó là hai !

Nước ông binh khỏe ngựa béo, nay còn để cả miền bắc phòng thủ quân Nguyên, không rỗi đâu nhìn sang nước Nam được ; bại vong đó là ba !

Can qua liên miên, chinh phạt không nghỉ, người chẳng sống yên, nhao nhao thất vọng ; bại vong đó là bốn !

Gian thần chuyên chính, chúa yếu trị vì, xương thịt hại nhau, “gia đình sinh biến” ; bại vong đó là năm !

Nay ta dấy nghĩa quân, trên dưới đồng lòng, anh hùng tận lực, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc, trong thành quân sĩ mỏi mệt, tự chuốc diệt vong ; bại vong đó là sáu !

Ngồi giữ một mảnh thành con, để chờ sáu cái cớ bại vong ấy, thật tiếc thay cho các ông ! Cổ nhân có câu : “Nước xa không cứu được lửa gần”. Dù có viện binh đến đây, cũng không ích gì cho sự bại vong cả. Trước đây Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy trong thành sẽ khỏi nạn cá thịt[10], trong nước sẽ khỏi vạ đau thương, hòa hiếu lại thông, can qua xếp bỏ. Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thủy lục hai đường, tùy theo ý muốn ; quân ra khỏi cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn, không lo ngại gì ; nước ta lại phụng cống xưng thần, theo như lệ trước.

Nếu không nghe theo lời ta như vậy, thì nên sắm quân dàn trận, ra giao chiến ở giữa đồng bằng để quyết một trận thư hùng, đặng xem cái tài hơn kém, không nên ngồi rũ một xó hang cùng, bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế!

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Thư Lại Dụ Vương Thông chính là bức thư được Nguyễn Trãi viết gửi cho Vương Thông nhằm khuyên giặc ra hàng và rút quân về nước nếu trông vào viện trợ thì sẽ thất bại. Đây là bức thư số 35 trong Quân trung từ mệnh tập, được Nguyễn Trãi viết vào khoảng tháng 2 năm Đinh Mùi (1427).

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Bảo kính cảnh giới – bài 43

Bố cục Dục Thúy sơn

Bố cục Nguyễn Trãi – nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Bố cục Đất rừng phương Nam

Bố cục Giang

1 1593 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: