Bố cục Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 2,482 12/10/2023
Tải về


Bố cục Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Phần 1: Từ đầu đến “độc lập thật”: Cảm nhận câu đề

- Phần 2: Tiếp theo đến “quốc gia, đất nước”: Cảm nhận câu thực

- Phần 3: Tiếp theo đến “hiện tình đất nước”: Cảm nhận câu luận

- Phần 4: Tiếp theo đến “do chúng gây nên”: Cảm nhận câu kết

- Phần 5: Đoạn còn lại: Nghệ thuật của bài thơ

B. Nội dung chính Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Bài viết là những cảm nhận của tác giả về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà.Bài viết là những cảm nhận của tác giả về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà.

C. Tóm tắt Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Tóm tắt Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (mẫu 1)

Bài viết là những cảm nhận của tác giả về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà.

Tóm tắt Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

D. Tác giả, tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

I. Tác giả

Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nguyễn Hữu Sơn, ngày 16-10-1959. Quê quán: Lục Nam - Bắc Giang

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên Cao cấp, Phó Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học.

- Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp năm 1982. Chuyên tu Hán - Nôm (1986 - 1989). Bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngữ văn tại Viện Văn học năm 1998.

- Quê quán: Bắc Giang

- Phong cách nghệ thuật: triết lý, chặt chẽ, tài hoa

- Tác phẩm chính: Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Về một “hiện tượng” phê bình,...

II. Tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

1. Thể loại: Văn bản nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong “Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở”

Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Bài viết là những cảm nhận của tác giả về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà.

5. Bố cục tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Đoạn 1: Cảm nhận câu đề

- Đoạn 2: Cảm nhận câu thực

- Đoạn 3: Cảm nhận câu luận

- Đoạn 4: Cảm nhận câu kết

6. Giá trị nội dung tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Đưa ra những ý kiến, cảm nhận của tác giả về bài thơ “Nam quốc sơn hà

- Khằng định lại tài năng của Lý Thường Kiệt

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Lập luận chặt chẽ, chi tiết

- Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo

- Dẫn chứng chính xác thuyết phục

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

1. Cảm nhận câu đề

Sử dụng từ “đế” mà không dùng chữ “vương”: Nâng tầm địa vị và tầm vóc của nước Nam.

- "Trong chữ Hán, chữ "đế" và chữ "vương" đều dịch là "vua", đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên "đế" bao giờ cũng cao hơn "vương".

- Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương.

Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.

2. Cảm nhận câu thực

- Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

- Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng mà còn được ghi rõ ràng ở "thiên thư" (sách trời).

=> Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam

3. Cảm nhận câu luận

Gọi bọn giặc là “nhữ đăng”

"nghịch lỗ": Chỉ giặc xâm lược (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời

Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

4. Cảm nhận câu kết

- Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

- Lời cảnh cáo đanh thép: Bọn giặc dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại.

Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải

E. Đọc tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. Ngay từ cầu thơ mở dầu, người dọc đã bắt gặp tiếng nói khẳng định sông núi nước Nam là “vua Nam ở” (Nam để cư). Trong chữ Hán, chữ “đế” và chữ “vương” đều dịch là “vua”, đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên “đế” bao giờ cũng cao hơn “vương”. Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương.

Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ “vương" như Trưng Nữ Vương" (Trưng Trắc – Trưng Nhị), “Triệu Việt Vương” (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) “Tiền Ngô Vương” (Ngô Quyền). [...] Rõ ràng với sự trưởng thành của ý thức dân tộc và quyền độc lập dân lộc, câu thơ đã nhấn mạnh việc nước Nam có quyền tự chủ, có hoàng đế riêng, khác biệt với người phương Bắc. Cần lưu ý thêm, các triều đại ở Việt Nam về sau này vẫn tôn vinh ngôi “đế” nhưng trong chiếu biểu, thư là với nước lớn lại vẫn xưng “vương”, thực hiện kế sách ngoại giao mềm dẻo nhắm tới mục đích “hàng phục giả về, độc lập - thật”.

Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ. Mỗi quốc gia, dân tộc lồn lại và phát triển đều có cội nguồn truyền thống và mang tính quy luật tất yếu. Cách nói “định phận tại thiên thư (định phận lại sách trôi) của người xưa thể hiện nhận thức chung về sự phân định rõ ràng, dứt khoát về bờ cõi nước Nam phải là của người Nam. Trên thực tế, không thể có một thứ “sách trời” nào nhưng cách hiểu, cách nói mang tính biểu tượng này thể hiện được chân lí về quyền được sống của mỗi dân tộc. Cùng với câu mỏ dầu, cả hai câu thơ tạo nên sự hổ ứng và đều hướng tới khẳng định bờ cõi núi sông riêng, khẳng định truyền thống văn hiến dân lộc, khẳng định chân li lần lại vĩnh hằng của cả một quốc gia, đất nước.

Tiếp đến câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm” (kẻ thù lại dám đến xâm phạm), trong đó chỉ rõ sự đối lập, đối nghịch của loại người bị coi là “kẻ thù”, xác định rõ dã tâm và mục đích của hành vi xâm lấn, xâm lược, xâm phạm,... Điều này như được nhấn mạnh bởi câu thơ mở đầu bằng ngủ khi phản vấn, đặt câu hỏi “Như hà” (Có sao?...), chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa của ngoại bang, đồng thời gian tiếp khẳng định thể đứng và tinh chất chính nghĩa của vua tôi nước Nam trong cuộc chiến đấu chống kẻ xâm lược. Cầu thơ cũng có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân là nhất định thắng quân giặc nhất định thua. Cách ứng đối, cách gọi quân giặc là “nhữ đẳng" (bọn chúng bay, chúng mày,...) bộc lộ thái độ khinh khi, căm thủ không đội trời chung, phân biệt rạch rồi giữa hai chiến luyến là và kẻ xâm lược. Một kết cuộc tất yếu sẽ đến, sẽ xảy ra. Kẻ nuôi tham vọng xâm lược sẽ phải trả giá, gieo gió phải gặt bão, phải chứng kiến và chấp nhận chuốc lấy bại vong “thủ bại hư” (nhận lấy sự thất bại lan lành)... Như vậy, nếu câu thơ thứ ba xác định chủ thể xâm lược là “nghịch lỗ” (quân giặc) thì đến câu kết, chính bọn chúng lại trở thành đối tượng của quá trình thất bại, vừa là kẻ gây xâm lược vừa là kẻ bại trận, chấp nhận bại vong hứng chịu hậu quả “bại hư" do chúng gây nên.

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc hệ thống thơ Đường luật, thể thơ tứ tuyệt. Với niêm luật chặt chẽ, các câu một, hai, bốn hiệp vẫn thanh bằng với nhau ở chữ cuối (“cư”, “thư”, “hư”) đã tạo nên một âm hưởng hùng tráng, giọng thơ danh thép. Dạt trong tương quan chung, hai câu dầu thiên về tiếng nói khái quát, tiếng nói khẳng định quyền độc lập dân tộc; hai câu thơ sau thiên về phản ánh hiện lĩnh đất nước và lời cảnh báo, cảnh cáo của cả một dân tộc trước giặc ngoại xâm. Bài thơ, vì thế, xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, vừa khẳng định chủ quyền về cương giới, lãnh thổ vừa thể hiện ý chỉ bảo vệ toàn vẹn nền độc lập, tự chủ và quyết tâm đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Xuân về

Bố cục Buổi học cuối cùng

Bố cục Hịch tướng sĩ

Bố cục Đất nước

Bố cục Tôi có một giấc mơ

1 2,482 12/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: