Bố cục Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1442 lượt xem
Tải về


Bố cục Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

- Phần 1: Từ đầu đến “đặc trưng của mình”: Giới thiệu khái quát nội dung bài.

- Phần 2: Tiếp theo đến “và khắp cả nước: Những khu chợ sầm uất trên sông

- Phần 3: Tiếp theo đến “lảnh lót, thiết tha!”: Những cách rao mời độc đáo

- Phần 4: Đoạn còn lại: Dư âm chợ nổi

B. Nội dung chính Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Bài báo giới thiệu về chợ nổi, một nét đẹp văn hóa thường gặp khi đến với đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo tập trung với những đặc điểm riêng ở chợ nổi, những cách rao hàng và cảm xúc ở du khách khi đến thăm chợ nổi đồng bằng sông Cứu Long

C. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây (mẫu 1)

Những nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử.Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

D. Tác giả, tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

I. Tác giả

- Nhóm biên soạn tổng hợp

II. Tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

1. Thể loạiVăn bản thông tin

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự

3. Tóm tắt tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền TâyNhững nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

4. Bố cục tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây: 3 phần

1. Những khu chợ sầm uất trên sông

2. Những cách rao mời độc đáo

3. Dư âm chợ nổi

5. Giá trị nội dung tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

- Cung cấp thông tin về chợ nổi

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc

- Văn phong trang trọng

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

1. Cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi

- Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua bằng xuồng, ghe.

- Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động.

- Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm băng tay, có kèn đạp băng chân,..

- Những tiếng rao: Ai ăn chè đạu đen, nước dừa đường cát hôn,….

2. Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây

- Đây là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng.

- Giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây.

- Chợ nổi đã trở thành một nét đặc trưng, một phần không thể thiếu của người dân miền Tây.

- Chợ nổi như biểu hiện cho tính cách, cuộc sống của con người nơi đây

E. Đọc tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Tập quán vận tải, giao thương và sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long – nơi chi chít sông ngòi, kênh rạch – đã sản sinh cảnh mua bán, trao đổi hàng hoá trên sông, mà người dân gọi là “chợ nổi”. Trải bao năm tháng, chợ nổi vẫn giữ nguyên nét sinh hoạt đặc trưng của mình.

1. Những khu chợ sầm uất trên sông

Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp - Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thái Bình – Cà Mau), sông Vĩnh Thuận (Miệt Thứ – Cà Mau),..

Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng. Ngày xưa là xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản. Bây giờ có cả tắc ráng', ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.

Tuy là chợ họp trên sông, nhưng các chủng hàng, mặt hàng rất phong phú. Nhiều nhất vẫn là các loại trái cây, rồi đến các loại rau củ, bông kiểng, hàng thủ công gia dụng, hàng thực phẩm, động vật,... Ở đây, lớn như cái xuồng, cái ghe, nhỏ như cây kim, sợi chỉ đều có bán. Theo thông lệ và đặc thù kinh tế của mỗi vùng quê, các chợ nổi như Cái Răng Phong Điền (Cần Thơ), Trà Ôn (Vĩnh Long), Cái Bè, An Hữu (Tiền Giang),... chuyên về mua bán trái cây hoặc phần lớn là trái cây; các chợ nổi như Ngã Bảy, Ngã Năm, ngoài rau, quả, người ta còn mua bán nhiều loại hàng tiêu dùng, hàng thủ công, tạp hoá,...

Không gian miền Tây vốn đã nhiều sông rạch, lại thêm các con kênh đào khơi thông ngang dọc, nối liền các điểm kinh tế chiến lược trong vùng. Chợ nổi cũng theo đó, mọc lên càng nhiều, kết nối thành mạng lưới giao thương. Từ đây, nông sản, thuỷ sản trong vùng sẽ theo các thương lái xuôi ngược, toả đi khắp Đồng bằng sông Cửu Long và khắp cả nước.

2. Những cách rao mời độc đáo

Để tiện lợi cho việc giao thương người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng (còn gọi là “bẹo hàng”) dân dã, giản tiện mà thú vị. Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây, rau củ – giúp khách nhìn thấy từ xa, bơi xuồng đến, tìm đúng thứ cần mua. Buổi sáng, đến chợ nổi thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột “ăng-ten” kì lạ di động giữa sông: “cây bẹo” này treo vài ba trái khóm; “cây bẹo” kia treo lủng lẳng những củ sắn, củ khoai; những cây bẹo khác lại treo dính chùm các loại trái cây vườn: chôm chôm, nhãn, bòn bon, vú sữa,... Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy. Lại có những chiếc ghe mà “cây bẹo” treo tấm lá lợp nhà: dấu hiệu cho biết người chủ muốn rao bán chính chiếc ghe đó, tấm lá lợp có ý nghĩa giống như một cái biển rao bán nhà.

Đó là những cách thu hút khách bằng mắt. Lại có những cách thu hút khách bằng tai. Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc). Ghe hàng len lỏi vào bến đậu của các ghe lớn với nhiều tiếng kèn khác nhau, làm cho khu chợ thêm rộn rã, xao động. Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn...? Ai ăn bánh bò hôn...? Những tiếng rao mòi mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

3. Dư âm chợ nổi

Đã đi chợ nổi, khó mà quên được âm thanh ồn ào rất đặc trưng của chợ tiếng tành tạch của ghe xuồng rẽ sóng, tiếng mặc cả, tiếng mời chào, í ới gọi nhau hối hả,... Và còn gì thư thái, dễ chịu hơn khi giữa tinh sương ngày mới, bạn được dập dềnh trên chiếc xuồng ba lá len lỏi giữa chợ họp trên sông đông vui, tấp nập,... hay được khoan khoái căng lồng ngực hít không khí trong lành của làn gió mang hương cây trái và sông nước miền Nam. Càng thú vị hơn, khi bạn được ngồi thảnh thơitrên chiếc xuồng con tròng trành, vừa thưởng thức các món ăn thơm ngon đậm đà, vừa thoả sức ngắm nhìn những chiếc thuyền chở đầy cây trái đang lướt qua trước mắt. Đó quả là những trải nghiệm thật sự thú vị và khó quên ở chốn thương hồ.

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Nhan đề văn bản này đã nói rõ về nội dung của bài viết, khắc hoạ rõ tính đặc sắc của văn hoá người dân miền Tây sông nước, họ tận dụng lợi thế sông nước của vùng quê mình để biến các khu chợ bình dân trở nên thú vị, độc đáo hơn trong mắt mọi người.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Thị Mầu lên chùa

Bố cục Huyện Trìa xử án

Bố cục Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương

Bố cục Xã trường – Mẹ Đốp

Bố cục Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

1 1442 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: