Bố cục Thu hứng hay, chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Bố cục Thu hứng Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Thu hứng từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1,624 09/10/2023
Tải về


Bố cục Thu hứng - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Thu hứng - Kết nối tri thức

A. Bố cục Thu hứng

Gồm 2 phần:

- Phần 1: 4 câu đầu. Bức tranh vào mùa thu.

- Phần 2: 4 câu còn lại. Tình cảm qua khung cảnh mùa thu.

B. Nội dung chính Thu hứng

Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

C. Tóm tắt tác phẩm Thu hứng

Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

D. Tác giả, tác phẩm Thu hứng

I. Tác giả văn bản Thu hứng

Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đỗ Phủ ( 712 – 770) là Nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường

II. Tác phẩm văn bản Thu hứng

1. Thể loạiVăn bản Thu hứng thuộc thể loại Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác văn bản Thu hứng

Văn bản Thu hứng ra đời vào mùa thu năm 766, tác giả đang sống phiêu bạc, đau ốm, khốn khó tại Quì Châu

3. Phương thức biểu đạtvăn bản Thu hứng có phương thức biểu đạt là miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Thu hứng

- Trong bài thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên với không khí ảm đạm, hiu gắt của mùa thu. Để rồi từ đó tác giả thể hiện cái tình , cái nước nhớ thương dân

Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 5. Bố cục văn bản Thu hứng

+ Phần 1 4 câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu

+ Phần 2 4 câu thơ cuối: Bộc lộ cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

6. Giá trị nội dung văn bản Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

- Bức tranh phong cảnh mùa thu, cùng với lòng nước, thương dân của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

Giọng thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện

Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình

Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

E. Đọc tác phẩm Thu hứng

Phiên âm:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

 

Dịch nghĩa:

Móc ngọc tơi bời ở rừng phong,
Khí ở núi Vu và kẽm Vu ảm đạm mịt mờ
Trên sông, nước và trời cùng trôi chảy,
Ngoài ải, gió và mây liên tiếp mù đất.
Cúc từng chòm nở hai lần dòng lệ xưa,
Thuyền lẻ loi buộc chặt mối tình quê cũ.
Nơi nơi giục giã dao thước may áo rét,
Tiếng chày chiều dồn dập thành cao Bạch Đế.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

F. Ý nghĩa nhan đề Thu hứng

Nhan đề “Thu hứng” nghĩa là cảm xúc mùa thu đã nói lên được nội dung của cả bài thông qua hình ảnh mùa thu. Đó là tâm trạng cảm nhận của thu nhân trước cảnh mùa thu là nỗi lòng u uất, là nỗi buồn man mác của nhà thơ bao trùm lên cả cảnh vật.

Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Mùa xuân chín

Bố cục Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Bố cục Cánh đồng

Bố cục Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Bố cục Yêu và đồng cảm

1 1,624 09/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: