Bố cục Huyện đường hay, chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Bố cục Huyện đường Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Huyện đường từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 4,034 09/10/2023
Tải về


Bố cục Huyện đường - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Huyện đường - Kết nối tri thức

A. Bố cục Huyện đường

Chia đoạn trích thành 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “Vào ra cũng phải chuyên cần”: Tri huyện tự bạch

- Phần 2: Còn lại: Đề lại và tri huyện tính toán, bày mưu để có thể lấy được tiền từ vụ xét xử.

B. Nội dung chính Huyện đường

Văn bản kể lại thời gian trước khi vào xử án vụ trộm, tri huyện và đề lại bàn bạc nhau xử thế nào cho có lợi, có thể ăn được tiền. Thấy được sự vô lương tâm, mục ruỗng đạo đức, đê hèn của một bộ phận quan lại.

C. Tóm tắt tác phẩm Huyện đường

Văn bản kể lại thời gian trước khi vào xử án vụ trộm, tri huyện và đề lại bàn bạc nhau xử thế nào cho có lợi, có thể ăn được tiền.

D. Tác giả, tác phẩm Huyện đường

I. Tác phẩm văn bản Huyện Đường

1. Thể loại: tuồng

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm thuộc cảnh I của hồi thứ II Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh li (1957)   thuộc cảnh I của hồi thứ II

3. Phương thức biểu đạtTự sự, biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Huyện Đường

Tác phẩm tường thuật lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc kiện tụng liên quan đến vụ trộm của Thị Hến. Tri lại, đề huyện và lính lệ đang suy tính bàn cãi tính kế xử kiện như thế nào để có thể lấy được nhiều tiền nhất từ những kẻ có liên quan như Sò, Ốc và Nghêu. Kết quảbọn chúng quyết định xử Ốc năm năm tù, phạt Nghêu đòn năm mươi trượng và phạt lí trưởng năm mươi quan tiền.

Huyện Đường– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Bố cục văn bản Huyện Đường

- Phần 1 Từ đầu… liên quan đến vụ trộm: Kể tóm tắt vụ trộm

- Phần 2 Còn lại: Quá trình xử án

6. Giá trị nội dung văn bản Huyện Đường

- Phê phán sự tham ô của quan lại khi xử kiện

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Huyện Đường

- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt

- Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật

- Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn

E. Đọc tác phẩm Huyện đường

Một đêm nọ, Ốc (kẻ chuyên nghề “đào ngạch") hợp tác với Nghêu (thầy bói) đột nhập nhà trùm Sò (địa chủ) để ăn trộm. Nghêu bị bắt giữ còn ốc chạy thoát được. Đang khi Ốc đem đồ ăn trộm bán cho Thị Hến - một người goá chồng, làm nghề buôn bán – thì trùm Sò và lí trưởng dẫn người ập đến bắt quả tang. Lí trưởng lợi dụng chuyện này đòi Thị Hến đút lót. Việc không thành, tất cả dắt nhau lên huyện đường. Tại đây, Ốc bị phạt tù, Nghêu và lí trưởng bị đánh đòn. Riêng lí trưởng, trùm Sò còn phải chi tiền để hối lộ tri huyện. Nhờ có nhan sắc, Thị Hến không những không bị hạch tội, lại còn được tri huyện và đề lại "chiếu cổ' hẹn hò. Lũ háo sắc ấy (có thêm cả lí trưởng) rơi vào bẫy của Thị Hến khi giáp mặt nhau tại nhà chị ta và bị các bà vợ đến đánh ghen một trận tơi bời. Đoạn trích dưới đây kể lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc kiện tụng giữa các nhân vật liên quan đến vụ trộm. 

Cảnh 1

– Bàn giấy của tri huyện.

Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “Huyện đường”. Hai bên có hai câu đối. Bên cạnh câu đối phía trái có cửa

vào nhà trong.

Một chiếc bàn to để chính giữa làm bàn giấy của tri huyện, trên bàn có ống bút, nghiên mực, điều bình. Bên trái, bàn giấy của tiên đề lại để xây mặt ra khán giả phía phải của sân khấu, trên bàn cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ. 

Màn mở: tri huyện từ trong nhà bước ra, ngôi vào ghế.

TRI HUYỆN 

(Nói lối)

Quyền trọng trấn nha môn

Bản chúc xung tri huyện

Đỉnh chung đà đủ miếng

Hoa nguyệt cũng quen mùi 

Lấy của cây ngọn roi 

Làm quan nhờ lỗ khẩu 

Sự lí thường phân ấu 

Được thua tự đồng tiền 

Dân xã nếu không kiêng 

Bỏ xuống lao giam kĩ

(một lá, cười)

Quan chúc nghĩ nên thú vị 

Vào ra cũng phải chuyên cần

ĐỂ LẠI (bước ra)

Bam quan a!

TRI HUYỆN

Vâng, chào thầy. A, thầy Đế này, hôm nay sao mà

(Nói lối)

Nha lại vắng bẩm thân 

Dân xã không đấu cáo

ĐỂ LẠI

Vâng, hôm nay chả thấy ai kiện cáo gì cả. Còn vụ Thị Hến, Nguyễn Sò quan đã định

dứt khoát như thế nào chưa?

TRI HUYỆN

Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? (không đợi để lại trả lời) Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.

ĐỂ LẠI

Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thua còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng Thị Hến thì liệu xử cho xong bọn này toàn đầu trọc cả.

TRI HUYỆN

Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu (cười khoái trá) Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừng giới") năm mươi quan tiền.

ĐỀ LẠI 

Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy lí gì mà không xử Sò và Hến được.

TRI HUYỆN (cười)

Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nên xử vội, vì xử Hến thì

nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nê phải xử Sò. Thầy hiểu chứ

ĐỂ LẠI

Vâng ạ, quan xử hay lắm. (gọi) Lệ đâu?

LÍNH LỆ A (lễ phép bước ra)

Bẩm quan dạy ạ.

ĐỂ LẠI

Ra đòi vụ Nguyễn Sò vào hầu, cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng.

LÍNH LỆ A

Vâng ạ. (quay đi)

TRI HUYỆN

Lệ hầu đâu?

LÍNH LỆ B (từ trong)

Vâng. (cầm quạt lông ra hầu cạnh tri huyện)

(Có tiếng lệ A nói to bên trong: “Để ba người này vào trước. Đinh Ốc, Phan Nghêu vào sau, ngồi đấy”.)

LÍNH LỆ A (dắt lí trưởng, Trùm Sò và Thị Hến nào. Vừa vào, lệ A bấm mấy người đứng lại nói nhỏ)

Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy.

LÍ TRƯỞNG

Vâng, tôi biết anh tử tế lắm, chúng ta với nhau rồi...

TRÙM SÒ

Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho.

LÍNH LỆ A

Thế bây giờ đứng đây, tôi vào bẩm lại đã. (chạy vào chắp tay trước bàn giấy tri huyện) Bẩm con đã đòi vụ Nguyễn Sò đến hầu ạ.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

Bố cục Hồn thiêng đưa đường

Bố cục Tác giả Nguyễn Trãi

Bố cục Bình Ngô đại cáo

Bố cục Bảo kính cảnh giới

1 4,034 09/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: