Bố cục Một chuyện đùa nho nhỏ hay, chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Bố cục Một chuyện đùa nho nhỏ Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 2,822 09/10/2023
Tải về


Bố cục Một chuyện đùa nho nhỏ - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Một chuyện đùa nho nhỏ - Kết nối tri thức

A. Bố cục Một chuyện đùa nho nhỏ

Văn bản chia làm 2 đoạn

- Phần 1: Từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc”: Kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.

- Phần 2: Còn lại: Sự thật về câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”.

B. Nội dung chính Một chuyện đùa nho nhỏ

Văn bản kể lại một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a, khi cùng nhau trượt tuyết từ trên đồi cao xuống, “tôi” đã đùa Na-đi-a bằng tiếng “anh yêu em” thốt ra cùng tiếng gió, còn Na-đi-a đã tự mình vượt qua nỗi sợ bằng cách trượt tuyết một mình để tìm ra bí ẩn của câu nói đó, nhưng lời yêu vẫn là một bí mật. Câu chuyện khép lại ở nhiều năm sau, Na-đi-a lấy chồng, còn “tôi” vẫn không hiểu vì sao ngày trước mình từng đùa như thế.

C. Tóm tắt tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ

Văn bản kể lại một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a, khi cùng nhau trượt tuyết từ trên đồi cao xuống, “tôi” đã đùa Na-đi-a bằng tiếng “anh yêu em” thốt ra cùng tiếng gió, còn Na-đi-a đã tự mình vượt qua nỗi sợ bằng cách trượt tuyết một mình để tìm ra bí ẩn của câu nói đó, nhưng lời yêu vẫn là một bí mật. Câu chuyện khép lại ở nhiều năm sau, Na-đi-a lấy chồng, còn “tôi” vẫn không hiểu vì sao ngày trước mình từng đùa như thế.

D. Tác giả, tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ

I. Tác giả 

- An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904)

- Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp

- Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va.  Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục.

- Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.

- Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.

- 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa bệnh và mất ở nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước.

Một chuyện đùa nho nhỏ– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Tác phẩm văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ

1. Thể loạiTruyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của Sê - khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga số 10, ra ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê – khốp chỉnh li, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập truyện ngắn Sê – khốp.

3. Tóm tắt văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ

Một chuyện đùa nho nhỏ để lại cho chúng ta những dư vị bâng khuâng lạ lùng, giống như khi tuổi trẻ qua đi, những kỷ niệm tinh nghịch và ngọt ngào của tuổi hoa niên đã đem lại cho chúng ta biết bao hồi tưởng bâng khuâng về mối tình đầu.

Một chuyện đùa nho nhỏ– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

4. Bố cục văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ

- Phần 1: từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: Lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.

- Phần 2: tiếp theo đến “…sợ hãi như những lần trước”: Lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.

- Phần 3: tiếp theo đến “…cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.

- Phần 4: tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.

- Phần 5: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.

E. Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ

Một buổi trưa mùa đông trong sáng... Trời giá lạnh, rét cóng. Na-đi-a (Nadia) khoác tay tôi. Những hạt bụi tuyết trắng xoá bám lên mấy ngọn tóc xoắn vòng rủ hai bên thái dương. Nàng và tôi đứng trên một ngọn đồi cao. Từ chỗ chúng tôi đứng, sườn đồi đổ dài thoai thoải xuống lấp loáng dưới ánh nắng, như một tấm gương. Bên cạnh chúng tôi là một chiếc xe trượt tuyết nhỏ bọc một lớp dạ màu đỏ tươi.

- Chúng ta cùng trượt xuống dưới đi, Na-de-gio-da Pe-to-rốp-ua (Nadezhda Petrovna)! - Tôi van nài

- Một lần thôi! Tôi cam đoan với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu.

Nhưng Na-đi-a sợ. Cả khoảng không gian từ đôi giày người kể chuyện với cao su nhỏ nhắn của nàng đến chân quả đồi phủ băng này đối với nàng thật ghê sợ, tưởng như là một vực sâu vô tận Đứng đây, nàng chỉ mới đưa mắt nhìn xuống dưới, hay tôi chỉ mới gợi ý bảo nàng ngồi vào xe trượt tuyết là nàng đã sợ hết hồn không thở được nữa. Huống hồ nếu nàng liều mạng lao xuống cải vực sâu kia thì không biết rồi ra sao! Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.

– Ta trượt đi cô! – Tôi cố nài. – Việc gì mà sợ! Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!

Cuối cùng, Na-di-a cũng ung thuận, nhưng qua nét mặt nàng, tôi biết rằng nàng liều mạng mà nghe lời tôi. Tôi đỡ nàng ngồi vào xe trượt; nàng run rẩy, gương mặt nàng tái nhọt. Tôi vòng tay qua giữ lấy Na-đi-a và cùng nhau lao xuống. Chiếc xe lao đi vun vút như một viên đạn. Lan không khí bị xé ra quật vào mặt, gào rít bên tại dữ tợn đâm vào da buốt nhồi, gió như muốn giật phăng đầu ra khỏi vai. Gió ép mạnh, đến nghẹt thở. Tưởng chừng như có một con quỷ nào đang giơ tay nắm lấy chúng tôi và vừa rú lên vừa kéo xuống địa ngục. Mọi vật chung quanh nhập lại thành một vệt dài vun vút lao về phía sau... Chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!

- Na-đi-a, anh yêu em! – Tôi thì thào nói.

Chiếc xe trượt dần dần chạy chậm lại, tiếng gió gào và tiếng càng xe trượt lúc này đã không rít lên ghê sợ, ngục đã thấy dễ thở, và thể là chúng tôi đã xuống đến chân đối.

Na-đi-a sợ tưởng chết đi được, gương mặt tái nhợt, nàng thở không ra hơi... Tôi đỡ nàng đứng dậy.

- Các vàng tôi cũng không trượt lần nữa đâu! - Nàng nói và đưa cặp mắt mở to đầy sợ hãi, nhìn tôi. - Các vàng tôi cũng chịu! Chỉ thiếu chút nữa là tôi chết

Một lát sau, nàng dần dần hết sợ và bắt đầu nhìn vào mắt tôi với vẻ dò xét: có phải tôi đã nổi bốn tiếng ấy, hay chỉ là trong tiếng gió gào rít nàng nghe thấy như vậy? Còn tôi, tôi đúng bên cạnh nàng […] chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình.

Nàng khoác tay tôi và chúng tôi cùng nhau đạo chơi hồi lâu bên đổi tuyết. Hình như điều bí ẩn làm nàng thấy trong lòng băn khoăn. Có phải anh nói ra những lời đó không?

Có những lời đó hay không? Có hay không? Đó là một câu hỏi của lòng tự trọng của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng hệ trọng nhất trên nóng bồn chồn. Nàng đời này. Na-đi-a chăm chăm nhìn tôi bằng cặp mắt buồn rầu chậm rãi do dự trả lời những câu hỏi của tôi như chờ mong tôi sẽ tự nói ra cái điều bí ẩn ấy. “Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”. Tôi thấy rõ ràng đang tự day dứt với mình, nàng cần nói một điều gì, cần hỏi một điều gì, nhưng nàng không tìm được lời, nàng cảm thấy rụt rè kinh sợ, một niềm vui nào đang ngăn trở nàng nói...

- Này anh... – Nàng nói, mắt không nhìn tôi.

- Cái gì vậy? – Tôi hỏi.

– Chúng ta cùng nhau... lao dốc lần nữa đi.

Chúng tôi lần theo những bậc thang trèo lên đồi. Tôi lại đỡ Na-đi-a lên xe, mặt nàng tái nhợt, và toàn thân run run. Chúng tôi lại lao xe về phía vục thẳm khủng khiếp và gió lại gào, tiếng xe lại rít lên. Và cũng đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói:

- Na-đi-a, anh yêu em!

Khi chiếc xe dùng lại, Na-di-a vội đưa mắt nhìn quanh quả đồi mà chúng tôi vừa trượt xuống rồi nhìn đăm đăm vào mặt tôi, lắng nghe giọng nói thờ ơ lãnh đạm của tôi và toàn thân nàng, cả từ cái mũ, cái bao tay và dáng người nàng nữa, đều toát lên một vẻ hồ nghi khó hiểu. Trên gương mặt nàng như hiện lên các câu hỏi:

“Điều gì đã xảy ra? Ai nói những lời ấy? Anh ấy hay là chỉ do ta nghe được?”.

Điều bí ẩn ấy làm nàng không yên lòng chút nào, nàng không chịu được nữa. Cô bé đáng thương ấy không trả lời nổi những câu hỏi, nét mặt rầu rỉ như muốn khóc.

- Chúng ta về nhà thôi nhé? – Tôi hỏi.

- Không, không… tôi thích... trượt xe thế này, - nàng nói, mặt ủng đỏ lên. - Hay là chúng ta cùng nhau trượt lần nữa đi?

Na-di-a nói rằng nàng “thích” cái trò trượt này, thế mà khi ngồi lên xe, nàng vẫn run gương mặt nàng vẫn tái nhợt, hơi thở vẫn ngắt quãng vì sợ hãi như những lần trước.

Lần thứ ba chúng tôi truợt xuống. Tôi thấy nàng đăm đăm nhìn lên mặt tôi, theo dõi đôi môi tôi. Nhưng tôi lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếng, và khi xe lao xuống lung chừng đổi, tôi còn kịp nói:

- Na-đi-a, anh yêu em!

Điều bí ẩn vẫn là điều bí ẩn! Na-đi-a im lặng, nàng đang nghĩ ngợi điều gì... Tôi tiễn nàng từ sân trượt về nhà. Nàng cố đi chậm lại, chờ xem tôi có nói với nàng những lời ấy không. Tôi cảm thấy tâm hồn nàng đang đau khổ, nàng đang cố dằn lòng để khỏi phải thốt lên:

- Không, gió không thể nói được những lời ấy! Mà mình cũng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!

Sáng hôm sau, tôi nhận được một mảnh giấy của nàng:

“Nếu hôm nay anh có đi trượt tuyết, đến rủ tôi cùng đi nhé! ”.

Từ hôm đó, ngày nào tôi và Na-đi-a cũng lên đồi và mỗi lần lao xe từ trên đồi xuống tôi lại thì thào nhắc lại những lời đó:

- Na-đi-a, anh yêu em!

Chẳng bao lâu sau, Na-đi-a quen nghe những lời ấy [...]. Nàng không thể sống thiếu những lời đó nữa. Thực ra, lao xe từ trên đồi xuống vẫn đáng sợ như xưa, nhưng giờ đây chính cái nguy hiểm, cái kinh sợ đó lại đem đến một cái gì đặc biệt đắm say cho những lời yêu đương ấy, những lời vẫn là điều bí ẩn và dằn vặt lòng người như trước... Kẻ bị nghi ngờ vẫn là gió và tôi... Ai, gió hay là tôi, đã thổ lộ với nàng những lời yêu đương ấy, nàng không biết được. Nhưng với nàng giờ đây, ai nói, có lẽ, cũng như nhau cả thôi:

“Uống rượu từ bình nào chả thể, cốt sao say là được”.

Có lần vào một buổi trưa, tôi đến sân trượt một mình; đi lẫn trong đám đông. Tôi bỗng thấy Na-đi-a đang đi về phía tôi và đưa mắt tìm tôi.... Rồi nàng chậm chạp bước theo bậc thang lên đỉnh đồi... Trượt xe một mình thật ghê sợ biết bao, ổi, thật đáng ghê sợ! Mặt nàng tái nhợt, trắng như tuyết, toàn thân run rẩy, nàng bước đi hệt như đến nơi chịu án tử hình, nhưng nàng vẫn xăm xăm đi, đầu không ngoảnh lại.

Chắc là cuối cùng nàng quyết định thủ xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không, khi không có tôi bên cạnh? Tôi nhìn thấy nàng tái nhợt, miệng hả ra vì sợ hãi; ngồi lên xe, nhắm mắt lại và, sau khi vĩnh biệt Trái Đất, bắt đầu lao xuống chân đổi... Tiếng càng trượt xe rít lên... Na-đi-a có nghe thấy những lời đó nữa không, tôi không biết... Tôi chỉ thấy nàng bước ra khỏi xe một cách mệt nhọc, gần như kiệt súc. Qua nét mặt nàng có thể thấy rằng chính nàng cũng không biết nàng có nghe được những lời đó hay không. Nỗi sợ hãi khi xe lao xuống đồi đã làm nàng không còn khả năng nghe được, phân biệt được các âm thanh, không còn khả năng hiểu nữa...

Thế rồi những ngày xuân tháng Ba đã tới... Mặt trời như trở nên dịu dàng hơn.

Quả đổi tuyết của chúng tôi bắt đầu sẫm lại, dần dần mất đi cái vẻ óng ánh của nó, và cuối cùng thì tan đi. Chúng tôi thôi không trượt xe nữa. Na-đi-a đáng thương cũng không còn nơi nào để nghe những lời đó nữa, và cũng không có ai nổi những lời đó nữa, bởi vì gió thì không còn thổi nữa, mà tôi thì sửa soạn đi là cách khi đốt đới một buổi chiều tà, tôi ngồi trong hàng rào cao có đỉnh nhọn...

Thế nào đó, khoảng hai ngày trước khi đi, vào một buổi chiều tà, tôi ngồi trong  khu vườn nhỏ ngăn cách với sân nhà Na-đi-a bởi một hàng rào có đinh nhọn.

Trời hãy còn lạnh. Tuyết hãy còn đọng lại dưới đống  phân ủ hoai mục, cây cối hãy còn trơ trụi, nhưng hương vị mùa xuân đã đến, từng đàn quạ bay về tổ trú đêm, rộn lên quàng quạc. Tôi đến bên hàng rào và ghé nhìn qua khe hở. Tôi thấy Na-đi-a buớc ra thềm và đưa mắt nhìn lên trời buồn bã. Làn gió xuân nhẹ thổi qua khuôn mặt nhợt nhạt rầu rĩ của nàng... Làn gió xuân gợi lại cho nàng cãi tiếng gió rít trên đổi tuyết, khi nàng nghe thấy bốn tiếng ấy, và gương mặt nàng trở nên buồn bã lạ thường, nước mắt lặng lẽ chảy trên má...

Nàng đáng thương đưa hai tay mình về phía trước như muốn cầu xin làn gió đem đến cho nàng những lời yêu đương đó một lần nữa. Và tôi, chờ khi có làn gió đến, thì thào nói:

- Na-đi-a, anh yêu em!

Trời, điều gì đã xảy ra với nàng lúc ấy! Na-đi-a khẽ kêu lên và khuôn mặt nàng bỗng chan hoà một nụ cười rạng rỡ. Na-đi-a đưa hai tay lên đón lấy gió, trong nàng lúc ấy thật là mừng rỡ, đẹp xinh và hạnh phúc.

Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc...

Chuyện ấy đã qua lâu rồi. Bây giờ Na-đi-a đã có chồng, gia đình gả nàng cho một viên thư kí hội đồng giám hộ quý tộc hay nàng tự nguyện lấy – cũng thế cả thôi. Nàng đã có ba con. Chút kỉ niệm cùng nhau trượt tuyết khi gió đem tới cho nàng bốn tiếng “Na-đi-a, anh yêu em!” không sao quên được. Đối với nàng, điều ấy đã trở thành kỉ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời...

Còn tôi, bây giờ đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì đã nói những lời đó, sao tôi lại đùa như thế...

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ

Ý nghĩa của nhan đề “Một chuyện đùa nho nhỏ” là để chỉ ra rằng câu chuyện trong tác phẩm này là một câu chuyện nhẹ nhàng, đơn giản và vui nhộn. Tác giả sử dụng từ “Nho Nhỏ” để thể hiện sự nhỏ bé, đơn giản của câu chuyện. Tuy nhiên, phía sau câu chuyện đùa đó lại lộ ra những bài học ý nghĩa và giá trị về tình cảm, đạo đức và sống động.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Con khướu sổ lồng

Bố cục Sự sống và cái chết

Bố cục Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Bố cục Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Bố cục Tính cách của cây

1 2,822 09/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: