Bố cục Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu hay, chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Bố cục Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 770 lượt xem
Tải về


Bố cục Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

A. Bố cục Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

- Đoạn 1: Từ đầu đến “khủng hoảng môi trường khác”: Tình hình khởi sắc của việc phục hồi tầng ozone

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “thế giới đã lắng nghe”: Sự nỗ lực tìm tòi nghiên cứu của các nhà khoa học

- Đoạn 3: Còn lại: Sự nỗ lực của toàn nhân loại nhằm phục hồi bảo vệ tầng ozone.

B. Nội dung chính Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Văn bản ca ngợi sự nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học và sự đồng lòng của tất cả mọi người nhằm phục hồi tầng ozone. Đó là thành công hiếm hoi của sự nỗ lực toàn cầu.

C. Tóm tắt tác phẩm Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Văn bản cung cấp thông tin về tầng ozone, nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

D. Tác giả, tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

I. Tác giả

- Lê My nhà báo, người kể chuyện về khoa học và môi trường.

II. Tác phẩm văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

1. Thể loạiVăn bản thông tin

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Theo báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 30/10/2021.

3. Tóm tắt văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Văn bản nếu lên những thông tin về tác nhân bào mòn tầng ozone và thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone và  sự nỗ lực toàn cầu để phục hồi tầng ozone, cũng là để bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất.

Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

4. Phương thức biểu đạtNghị luận

5. Bố cục văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

- Đoạn 1: Từ đầu đến “khủng hoảng môi trường khác”: Tình hình khởi sắc của việc phục hồi tầng ozone

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “thế giới đã lắng nghe”: Khoa học vào vai thám tử

- Đoạn 3: Còn lại: Sự vào cuộc của Liên hợp quốc và nỗ lực của toàn cầu

6. Giá trị nội dung văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

- Sự kiện cập nhật, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

- Thông tin mang tính xác thực cao.

- Ngôn ngữ ngắn gọn, sáng rõ, đơn giản.

E. Đọc tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Nếu đã lâu rồi bạn không nghe thấy tin tức gì về tầng ozone, đó là vì tình hình đang khá sáng sủa. Câu chuyện phục hồi và bảo vệ tầng ozone đã chứng tỏ rằng khi khoa học và quyết tâm chính trị hợp lực, thế giới có thể thay đổi vận mệnh của mình.

Năm 1985, các nhà khoa học khí quyển ở Nam Cục phát hiện một điều đáng lo ngại: tầng ozone đang trên đà biến mất trong vòng mấy mươi năm tới. Từ đây, cộng đồng quốc tế bắt đầu thảo luận và hành động - với một tốc độ chưa từng có về các chất làm suy giảm tầng ozone được thông qua. Tua nhanh đến ngày hôm nay: tầng ozone đang trên đà hồi phục, trở thành phông nền xán lạn cho một câu chuyện đầy cảm hứng và nhiều bài học về nhân loại, gợi mở cho chúng ta những con đường để giải quyết các khủng hoảng môi trường khác.

Khoa học vào vai thám tử

Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15 – 40 km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu và có vai trò như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV). Nếu không có lá chắn này, ánh nắng mặt trời sẽ trở nên cực kì nguy hiểm với con người và hầu hết các loài động, thực vật. Đặc biệt, tia UV-B (thứ làm cho da bị cháy nắng) ở cường độ cao có thể dẫn đến nhiều loại ung thư

Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu nhận thấy tầng ozone dường như đang mỏng đi, đặc biệt là xung quanh hai cục. Hai nhà nghiên cứu Ma-ri-ô Mô-li-nơ (Mario Molino) và Se-ri Rao-lân (Sherry Rowland) xác định được “nghi phạm chính: các hợp chất nhân tạo chlorofluorocarbon (viết tắt là CFC). Hợp chất CFC đầu tiên ra mắt thế giới vào năm 1930, được xem là hoá chất hoàn hảo: rẻ tiền, nhiều ứng dụng (chất đẩy trong bình xịt sơn, chất làm lạnh trong máy lạnh, tủ lạnh) và không tham gia phản ứng hoá học.

Dù biết CFC bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển nhưng người ta cho rằng chúng “trở về mặt hoá học nên có sao đâu! Mô-li-nơ và Rao-lân đã khám phá ra một sự thật hoàn toàn trái ngược. Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân huỷ dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O, (khí ozone) nay chỉ còn là O, (khí oxygen), túc là “bào” lớp ozone.

Nghiên cứu của Mô-li-nơ và Rao-lân được đăng trên tạp chí Nature năm 1974, thúc đẩy nhiều tranh luận sôi nổi nhưng chưa thể thuyết phục các chính trị gia. Nhiều nhà nghiên cứu thì tin rằng sự suy giảm tầng ozone sẽ chỉ là vấn đề của lớp cháu chắt vài thế kỉ về sau.

Mãi đến năm 1985, thế giới mới giật mình hiểu ra rằng tầng ozone đang tan biến nhanh hơn họ tưởng. Kết quả đo đạc của nhà địa – vật lí Giô-dép Pha-mon (Joseph Farman) và các đồng nghiệp đã xác nhận một lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cục. Cần nhớ là về mặt kĩ thuật, tầng ozone không phải bị “thủng lỗ" như một mảnh vải – tại lỗ thủng vẫn tồn tại khí ozone nhưng nồng độ đã bị suy giảm đáng kể.

Trước đó, giới khoa học cho rằng quá trình phá vỡ ozone sẽ bị kìm hãm trong tự nhiên, bởi xét cho cùng CFC chỉ giải phóng một lượng ít nguyên tử Cl nếu so với sự bao la của cả bầu khí quyển.

Vậy điều gì đã khiến sự tổn hại thực tế lại lớn đến thế? Trong những năm tiếp theo, nhà hoá học khí quyển Xu-dân Xô-lơ-mơn (Susan Solomon) đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm ở Nam Cực để tìm câu trả lời. Nhóm của bà khám phá ra rằng:CO-hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O, - sau đó sẽ bị phá vỡ, nguyên tử C1 trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng ozone.

“Ta có thể phá huỷ hàng trăm nghìn phân tử ozone chỉ bằng một nguyên tử Cl từ một phân tử CFC, trong suốt khoảng thời gian chất này nằm ở tầng bình lưu – Xu-dần Xô-lơ-mơn chia sẻ trong một chương trình podcast của Viện Nghiên cứu Tương lai.

Như vậy, tầng ozone có thể suy giảm nhanh chóng và vượt khỏi tầm kiểm soát. Giới khoa học đã nhanh chóng vào cuộc. Sau khi đã “chẩn bệnh” - xác định có một mối đe doạ hiện hữu và biết CFC là nguyên nhân, bước tiếp theo là “chữa bệnh” - thuyết phục thế giới hành động để giải quyết vấn đề này. May mắn là thế giới đã lắng nghe.

Đồng lòng

Năm 1986, Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán về một hiệp ước xoá sổ các hoá chất có hại cho tầng ozone – chủ yếu là CFC.

Một trong những tiếng nói chính trong các cuộc đàm phán là Xti-phần An-đơ-son (Stephen Andersen), khi đó là chuyên gia của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ. Nhóm của ông đã vạch ra hàng trăm giải pháp - một cách có hệ thống – để

loại bỏ dần CFC từ hàng trăm lĩnh vực công nghiệp, giúp việc chuyển đổi trở nên dễ dàng và khả thi trên toàn thế giới. Nghị định thư Mông-tơ-rê-ancó hiệu lực từ năm 1989 và đến tận năm 2008 là hiệp định môi trường đầu tiên và duy nhất của Liên hợp quốc được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn!

Nhờ sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giới chính trị và nguồn đầu tư vào công nghệ mới để tìm giải pháp thay thế, phần lớn thế giới đã nhanh chóng ngừng sản xuất CFC trong thập niên 1990. Việc loại bỏ các thiết bị sử dụng CFC thì mất nhiều thời gian hơn.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 99% các chất làm suy giảm tầng ozone đã bị “khai tử, và láchắn chống nắng” của Trái Đất đang dần hồi phục. Chúng ta có thể kì vọng lỗ thủng ozone ở Nam Cục sẽ đóng lại vào khoảng năm 2060. Đến năm 2030, ước tính khoảng 2 triệu người sẽ tránh được bệnh ung thư da mỗi năm. Đồng thời, tất cả nỗ lục này sẽ góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Nhưng “bệnh” này của tầng ozone không phải điều trị một lần là xong. Mọi công việc vẫn phải tiếp diễn, trong đó các nhà khoa học là tuyến phòng thủ đầu tiên. Nghị định thư Mông-to-rê-an được hỗ trợ bởi ba hội đồng khoa học có nhiệm vụ thông tin cho các nhà hoạch định chính sách.

[…] Trong tháng Chín vừa qua, giải thưởng Tương lai Sự sống năm 2021 đã vinh danh ba nhân vật giữ vai trò quan trọng trong công cuộc khôi phục tầng ozone: Giô-dép Pha-mơn - người xác nhận lỗ thủng ozone, Xu-dần Xô-lơ-mơn - người lí giải tốc độ phá hoại của CFC và Xti-phần An-đơ sơn - người thúc đẩy Nghị định thư Mông-to-rê-an. Giải thưởng thường niên này của Viện Nghiên cứu Tuơng lai Sự sống được trao cho những anh hùng thầm lặng đã giúp thế giới của chúng ta an toàn hơn đáng sống hơn. Giáo sư Ma-ri-ô Mô-li-nơ và Se-ri Rao-lân cũng chia sẻ giải Nô-ben (Nobel) Hoá học năm 1995 (cùng một người nữa là Pôn Cờ-rót-dân – Paul Crutzen) nhờ các khám phá trong hoá học khí quyển, đặc biệt là liên quan đến sự hình thành và phân huỷ của tầng ozone.

Câu chuyện thành công này cho thấy: có những cá nhân cụ thể đã “kích hoạt” quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng cần nhớ rằng chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến.

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Nhan đề nhằm làm nổi bật vấn đề bảo vệ tầng Ozone

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Tính cách của cây

Bố cục Về chính chúng ta

Bố cục Con đường không chọn

Bố cục Một đời như kẻ tìm đường

Bố cục Mãi mãi tuổi hai mươi

1 770 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: