Bố cục Con đường không chọn hay, chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Bố cục Con đường không chọn Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Con đường không chọn từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1249 lượt xem
Tải về


Bố cục Con đường không chọn - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

A. Bố cục Con đường không chọn

Chia bài thơ làm 2 đoạn

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hai lối rẽ

- Đoạn 2: Khổ thơ cuối: Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.

B. Nội dung chính Con đường không chọn

Bài thơ “Con đường không ai chọn” của Rô-bớt Phờ-rớt đã gửi gắm những suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn mà quyết định ấy sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mình. Vì vậy, trên hành trình cuộc đời, mỗi chúng ta cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn, sống là chính mình, không đi theo những lối mòn.

C. Tóm tắt tác phẩm Con đường không chọn

Bài thơ “Con đường không ai chọn” của Rô-bớt Phờ-rớt đã gửi gắm những suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn mà quyết định ấy sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mình. Vì vậy, trên hành trình cuộc đời, mỗi chúng ta cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn, sống là chính mình, không đi theo những lối mòn.

D. Tác giả, tác phẩm Con đường không chọn

I. Tác giả

- Rô-bớt Phờ-rớt (1874 – 1963) là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại.

- Cho đến nay ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu – lít -dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc,…

II. Tác phẩm văn bản Con đường không chọn

1. Thể loạiThể thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Con đường không chọn là một trong những bài thơ được đọc nhiều nhất của Rô-bớt Phờ-rớt. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ nhà thơ É-uốt Thô-mớt-xơ (1878 – 1917). Theo lời của Phờ-rét, trong những cuộc đi dạo ấy, Thô-mớt-xơ thường băn khoăn không biết nên chọn lổi nào để đi, rồi sau khi đã lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ nên chọn một lối khác.

- Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mát-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.

3. Phương thức biểu đạtBiểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Con đường không chọn

Con đường không chọn được sáng tác vào 1915, bài thơ thể hiện trí lí, quan niệm về sự sở hữu và bi kịch của sự lựa chọn, thể hiện sự băn khoăn của con người về tính đúng sai của mỗi quyết định, mỗi sự lựa chọn.

Con đường không chọn– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Bố cục văn bản Con đường không chọn

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hai lối rẽ

- Đoạn 2: Khổ thơ cuối: Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.

6. Giá trị nội dung văn bản Con đường không chọn

Bài thơ gửi gắm thông điệp trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn quan trọng.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Con đường không chọn

- Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn.

- Ngôn ngữ thơ thấm thía, giàu sức gợi

E. Đọc tác phẩm Con đường không chọn

Bản dịch 1

Con đường rẽ làm đôi giữa rừng lá vàng

Biết làm sao, tôi chỉ có thể chọn một mà thôi

Thân phận lữ hành, tôi đứng mãi

Nhìn theo một lối rẽ bên này

Đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây;

Thế rồi tôi lại bước vào lối rẽ bên kia,

Có khác gì đâu, mà có khi lại có lí hơn kia,

Vì cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi;

Nhưng thật ra có đôi chỗ đây kia

Cũng đã thấy dấu mòn như con đường nọ, nhường nọ.

Và thế là buổi mai hôm đó

Trước hai con đường lá rơi đầy chưa đen vết chân ai.

Tôi đành hẹn sẽ quay lại con đường không đi một ngày nào đó!

Nhưng lòng thừa hiểu nào biết đến bao giờ,

Đường lại đua đường làm sao biết trước.

Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài

Rằng đâu đó ngày xưa đã lâu lắm rồi:

Con đường rẽ làm đôi giữa một khu rùng, và tôi –

Tôi đã chọn lối mòn ít có ai đi,

Và điều đó đã làm đổi thay tất cả.

Nhân vật trữ tình đã

lựa chọn lối rẽn nào?

(Trịnh Lữ dịch, http://thivien.net)

Bản dịch 2

Hai lối rẽ trong rừng vàng rục lá,

Buồn thay biết làm sao chọn cả

Là kẻ lữ hành, tôi đúng đó hồi lâu

Dõi mút tầm lối nọ về đâu

Tới tận khúc quanh giữa bụi bờ chìm khuất

Rồi tôi chọn lối này, như chẳng khác,

Nhung xem chùng theo thôi thúc mạnh hơn,

Vì cỏ rậm muốn mời chân bước;

Dù qua đây đi về phía trước

Hai lối như nhau đều có vệt mòn,

Hai nẻo đường sáng ấy trải ra

Trên thảm lá chưa chân ai hằn dấu thẫm.

Sẽ đi lối đầu tiên, một ngày nào, muốn lắm!

Nhung đường nối đường, lòng thao thức mai đây,

Chắc gì tôi được trở lại chốn này.

Rồi với tiếng thở dài tôi sẽ nói

Ngày nào kia trong tháng năm vời vợi:

Hai lối xuyên rừng, đúng đó một tôi –

Tôi đã chọn lối đi ít dấu chân người,

Và điều đó làm nên bao khác biệt.

F. Ý nghĩa tác phẩm Con đường không chọn

Bài thơ mẹo suy nghĩ cho ta ngay từ tên tiêu đề. Tại sao không phải là “con đường được chọn”, mà phải là “con đường không chọn”?
Đâu đó ai có thể sống hai hay nhiều cuộc đời, để rồi so sánh xem lựa chọn nào tốt hơn. Làm thế nào để biết đâu là lựa chọn tốt hơn khi tất cả những lựa chọn đó đều thuộc cùng một trường-giá-trị như nhau? Biết đâu một sự lựa chọn này lại dẫn đến những bước nhảy lớn trong tương lai. Không ai có thể đoán được. Những giả thiết, những suy tưởng, sự không chắc chắn, sự hữu hạn vô thường của cuộc sống này, sự tự do một tương đối của những lựa chọn và khao khát cá nhân… tất cả đã làm nên những điều bí ẩn và hấp dẫn quá trình giải quyết cuộc sống.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Bố cục Tính cách của cây

Bố cục Về chính chúng ta

Bố cục Một đời như kẻ tìm đường

Bố cục Mãi mãi tuổi hai mươi

1 1249 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: