Bài tập Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 có đáp án

15 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 8 không có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 985 lượt xem
Tải về


Bài tập Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 đề số 1

Phần I (6 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”

                                                           (SGK/Ngữ văn 8/Tập 2/ NXB Giáo dục)

Câu 1:

Đoạn trích trên được dẫn từ văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

Câu 2:

Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại đó?

Câu 3:

Câu văn “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!” thuộc kiểu hành động nói nào? Chỉ rõ mục đích nói của câu văn đó.

Câu 4:

Dựa vào đoạn trích trên, viết đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày theo cách lập luận diễn dịch, làm rõ sự căm giận của vị chủ tướng trước hình ảnh sứ giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định. (gạch chân và chú thích rõ).

Phần II (4 điểm): Cho đoạn ngữ liệu sau:

Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…

          Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó…

          Hi vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được …

          Hi vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hi vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất…

          Đừng bao giờ mất hi vọng!

                                      (Trích, Luôn mỉm cười với cuộc sống - NXB Trẻ)

Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng gì?

Câu 3. Câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Câu văn thực hiện hành động nói nào?

Câu 4. Từ nội dung đoạn ngữ liệu trên cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, nêu suy nghĩ về ý nghĩa của niềm hi vọng trong cuộc sống hôm nay.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 đề số 2

Câu 1 (2 điểm):

Hoàn thành chính xác những dòng thơ còn thiếu trong đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

…………………………………………..

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

…………………………………………..

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

(Tế Hanh – Quê hương)

a. Nhận biết

Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

b. Nhận biết

Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (2.0 điểm):

a. Thông hiểu

Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

b. Thông hiểu

Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

Câu 3 (6.0 điểm):

Trường học, nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác bừa bãi ở trường em đang theo học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 đề số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏỉ bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...”

(Sách Ngữ văn 8, tập II)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

A. Nhớ rừng - Thế Lữ

B. Quê hương - Tế Hanh

C. Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

D. Khi con tu hú -Tố Hữu

Câu 2: Đoạn thơ trên, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào?         

A. Tự sự                

B. Miêu tả

C. Biểu cảm            

D. Nghị luận

Câu 3: Chủ thể trữ tình của đoạn thơ trên là ai?

A. Người dân chài

B. Tác giả

C. Chiếc thuyền

D. Tác giả và người dân chài

Câu 4: Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?

A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

D. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

A. Người dân chài thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả.

B. Người dân chài đầy vị mặn.

C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng.

D. Cả A và C.

Câu 6: Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?

A. Hùng tráng, kì vĩ.

B. Lãng mạng, anh hùng,

C. Vừa chân thực, vừa lãng mạn.

D. Vừa chân thực, vừa hào hùng.

Câu 7: Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh                  

B. Nhân hoá

C. Nói quá                   

D. Hoán dụ

Câu 8: Đoạn thơ trên nói về cảnh gì?

A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

B. Cảnh đoàn thuyền trở về bến.

C. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

D. Cảnh đợi chờ thuyền trở về của người dân chài.

Câu 9: Cụm từ nào thể hiện tiếng lòng cảm tạ thiên nhiên của người dân chài chất phác, hồn hậu?

A. Ồn ào trên bến đỗ .

B. Tấp nập đón ghe về

C. Nhờ ơn trời.

D. Những con cá tươi ngon

Câu 10: Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?

A. Chài, bến, cá.

B. Thuyền, chài, lưới.

C. Bến, cá, chất muối

D. Biển, xa xăm, thớ vỏ.

* Đọc câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” và trả lời câu hỏi 11, 12.

Câu 11: Câu trên thuộc kiểu câu gì?

A. Câu trần thuật

B. Câu nghi vấn

C. Câu cảm thán

D. Câu cầu khiến

Câu 12: Câu trên thuộc kiểu hành động nói nào?

A. Trình bày

B. Bộc lộ cảm xúc

C. Hỏi

D. Điều khiển

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trần thuật, câu cảm thán nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng.

Câu 2: (5 điểm)

Có nhận xét cho rằng: “Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”. Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 đề số 4

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (1.0 điểm)

b. Thông hiểu

Trong câu “Ta nghe hè dậy bên lòng”, em hiểu nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng điều gì? (1.0 điểm)

c. Vận dụng (1.0 điểm)

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 2 (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

- Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao – Lão Hạc)

a. Nhận biết

Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? (1.0 điểm)

b. Nhận biết

Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Cho biết quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào hội thoại (1.0 điểm)

c. Nhận biết

Xác định hành động nói các câu sau (1.0 điểm)

- Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

Câu 3 (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.

1 985 lượt xem
Tải về