Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 27 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.

1 3,964 04/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 27

Phần I. Đọc hiểu

Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.

Đêm hôm ấy, người em nghĩ: "Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần lúa của anh thì thật không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy đống lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: "Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng." Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.

Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.

Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau.

Phỏng theo La- Mác-Tin

1. Vì sao người em lại lấy lúa của mình bỏ vào phần lúa của anh?

A. Vì người em nghĩ anh mình phải nuôi bố mẹ nên cần nhiều lúa hơn mình

B. Vì người em nghĩ rằng anh mình phải nuôi vợ con nên cần nhiều lúa hơn mình.

C. Vì người anh xin người em thêm lúa để đủ lương thực nuôi vợ con.

D. Vì người em không muốn anh trai vất vả làm ruộng.

2. Tại sao hai đống lúa của hai anh em vẫn bằng nhau?

A. Vì trộm đã lấy lúa ở cả hai đống lúa của hai anh em.

B. Vì cả hai anh em không ai cho nhau lúa, giữ lúa làm của riêng mình.

C. Vì mỗi người đều lấy ở đống lúa của người kia bỏ vào đống lúa của mình.

D. Vì mỗi người đều lấy lúa của mình và thêm vào đống lúa của người kia.

3. Theo em, nội dung của câu chuyện là gì?

A. Chia sẻ lúa với anh em trong nhà là việc nên làm.

B. Tình cảm anh em không hòa thuận, yêu thương nhau.

C. Cách chia hai đống lúa bằng nhau.

D. Ca ngợi tình cảm của hai anh em biết yêu thương, lo lắng và chia sẻ với nhau.

4. Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài đọc trên.

5. Nối:

Hai anh em cày chung một đám ruộng.

Ai thế nào?

Họ rất đỗi ngạc nhiên.

Người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của mình.

Ai làm gì?

Cả hai anh em đều xúc động

Phần II. Luyện tập

6. Em hãy gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” trong những câu sau:

a. Bằng sự nỗ lực, cô ấy đã đạt điểm cao nhất lớp

b. Nam đã dọn sạch cỏ ở sân sau chỉ bằng một chiếc dầm cỏ.

7. Em hãy chia đoạn văn sau thành 6 câu sao cho thích hợp:

Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình một lát, thuyền vào gần một đám sen bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt…

Phần III. Viết

Viết bức thư thăm hỏi các chú bộ đội trên đảo Trường Sa (hoặc đảo khác, đồn biên phòng…) bộc lộ tình cảm của em với những chiến sĩ đang bảo vệ Tổ quốc.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. B

2. D

3. D

4.

Dấu ngoặc kép thứ nhất: đánh dấu suy nghĩ của nhân vật.

Dấu ngoặc kép thứ hai: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

5.

- Ai làm gì?

+ Hai anh em cày chung một đám ruộng.

+ Người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của mình.

- Ai thế nào?

+ Họ rất đỗi ngạc nhiên.

+ Cả hai anh em đều xúc động

Phần II: Luyện tập

6.

a. Bằng sự nỗ lực, cô ấy đã đạt điểm cao nhất lớp

b. Nam đã dọn sạch cỏ ở sân sau chỉ bằng một chiếc dầm cỏ.

7. Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt…

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

Các chú bộ đội kính yêu!

Chú ơi cháu viết thư này để hỏi thăm các chú! Dạo này các chú có khỏe không ạ? Tình hình biển đảo như vậy chắc các chú lo lắm nhỉ? Ở nhà gia đình cháu vẫn bình thường ạ! Có nhiều lần cháu nghe trên tivi thông báo về biển đảo, chúng cháu cứ thấp thỏm không yên. Nhiều lần chúng cháu được bố kể về biển đảo, Trường Sa. Ẩn sau những lời nói ấy là một tình cảm bao la mà các chú đã dành cho đất nước Việt Nam. Chính những lời nói mà bố kể qua những đêm khuya làm cho chúng cháu muốn ra góp sức để bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa. Nhưng bố nói: con còn nhỏ chẳng thể nào ra bảo vệ cùng các chú được. Vậy nên cháu chỉ có thể viết thư gửi các chú và mang những tình cảm từ đất liền ra biển xa, để sưởi ấm lòng các chú và mong các chú hãy vững tin trên công việc của mình. Chúng cháu yêu chú bộ đội nhiều lắm! Vì vậy, các chú hãy cố gắng lên, hãy đặt niềm tin vào đất nước, vào chiến thắng vẻ vang của đất nước. Chúng cháu tin rằng với tình yêu thương mà các chú đã dành cho đất nước. Các chú sẽ chiến thắng.

Thôi thư đã dài, cháu dừng bút tại đây nhé! Các chú ở ngoài đấy hãy giữ gìn sức khỏe để lấy sức bảo vệ biển đảo nha! Chúng ta hãy cùng nhau góp sức vào công cuộc giữ gìn biển đảo Việt Nam chú nhé!

Cháu Nguyễn Thị Thảo

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32

1 3,964 04/03/2024
Mua tài liệu