Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 13 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.

1 4,206 04/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 13

Phần I. Đọc hiểu

NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC

Năm 1949, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê – ni – xi – lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm này, ông đã chế được “nước lọc pê- ni –xi –lin” chữa cho thương binh.

Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mỹ cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu đã có hiệu quả cao. Những giữa lúc ấy, một trận bom của địch đã cướp đi người tri thức yêu nước và tận tụy của chúng ta.

Theo Đức Hoài

1. Trong những năm chống Mĩ cứu nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã đạt được thành tựu gì?

A. Chế ra nhiều dụng cụ y học.

B. Thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên.

C. Chế ra thuốc chống sốt rét.

D. Nhân rộng thành công nấm pê-ni-xi-lin.

2. Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

A. Ông đã khổ công nghiên cứu để chế ra thuốc chống sốt rét.

B. Ông rất dũng cảm và tin vào kết quả nghiên cứu của mình.

C. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao.

3. Điều gì đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy Đặng Văn Ngữ?
A. Sự dụ dỗ của kẻ địch.

B. Bom đạn của kẻ thù.

C. Bệnh tật và tuổi già.

D. Sự hấp dẫn của Nhật Bản.

4. Giáo sư Đặng Văn Ngữ làm nghề gì?

A. Giáo viên.

B. Bác sĩ.

C. Nhà báo.

D. Kĩ sư.

5. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời nước Nhật, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm bao nhiêu?

A. 1940.

B. 1942.

C. 1945.

D. 1949.

Phần II. Luyện tập

6. Em hãy đặt câu hỏi cho phần in đậm trong các câu sau:

a) Nghỉ hè, chúng em đươc về quê chơi.

b) Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi đá cầu.

7. Em hãy chia các từ sau vào nhóm phù hợp.

Kĩ sư, khám bệnh, giáo viên, nhà bác học, nhà khoa học, giảng dạy, thuyết trình, y tá, viết sách, nghiên cứu, luật sư, giáo sư.

Từ ngữ chỉ nghề nghiệp

Từ ngữ chỉ hoạt động của

nghề nghiệp

8. Em hãy điền “d”, “gi” hoặc “r” vào ô trống:

Mưa …ơi thêm lạnh …ừng khuya

Nghe không …an ngỡ bốn bề mênh mông

Hành quân nhớ bếp lửa hồng

Nhớ xưa bác sống …ữa …ừng ấm vui.

Phần III. Viết

Viết đoạn văn tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

Gợi ý:

- Đó là đồ vật gì (bàn học, tivi…) Em thường dùng vào lúc nào?

- Đồ vật ấy có đặc điểm gì? Nó có ích lợi gì đối với em? Vì sao em cảm thấy đồ vật đó gần gũi, thân thương.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. C. Chế ra thuốc chống sốt rét.

2. B. Ông rất dũng cảm và tin vào kết quả nghiên cứu của mình.

3. B. Bom đạn của kẻ thù.

4. B. Bác sĩ.

5. D. 1949.

Phần II. Luyện tập

6.

a) Khi nào chúng em được về quê chơi?

b) Các bạn học sinh đang chơi đá cầu ở đâu?

7.

Từ ngữ chỉ nghề nghiệp

Từ ngữ chỉ hoạt động của

nghề nghiệp

Kĩ sư, giáo viên, nhà bác học, nhà khoa học, y tá, luật sư, giáo sư.

Khám bệnh, giảng dạy, thuyết trình, viết sách, nghiên cứu.

8.

Mưa rơi thêm lạnh rừng khuya

Nghe không gian ngỡ bốn bề mênh mông

Hành quân nhớ bếp lửa hồng

Nhớ xưa bác sống giữa rừng ấm vui.

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

Trên chiếc bàn ở phòng khách nhà em, có một chiếc bình hoa rất đẹp. Đó là một chiếc bình hoa khá lớn, đến phải to như bắp chân của bố. Bình cao khoảng gần 40cm, to ở đáy bình và nhỏ dần ở miệng bình. Đoạn to nhất của bình phải như một cái bát sứ lớn. Cổ bình nhỏ hơn và khá dài. Miệng bình thì hơi nở ra, uốn cong nhẹ như đường sóng nước, rất xinh xắn. Bình được làm từ thủy tinh trong suốt, có thể nhìn thẳng vào bên trong. Đặc biệt, người ta còn chạm nổi rất nhiều các họa tiết đặc biệt cầu kì như họa tiết trên vải thổ cẩm. Các họa tiết ấy giúp chiếc bình trở nên sang trọng hơn. Đồng thời, nó còn giúp hình ảnh cuống hoa ở bên trong bị nhòe đi, tăng thêm tính thẩm mĩ. Lúc nào, trong chiếc bình cũng được cắm đủ các loại hoa xinh xắn. Mùa nào thì hoa đấy. Khi thì là những đóa sen, lúc lại là chùm họa mi, hồng đỏ, lay-ơn cam, thược dược hồng. Đẹp không sao tả xiết. Em thích chiếc bình hoa ấy lắm. Hôm nào quét nhà, em cũng lấy khăn lau bụi bên ngoài bình. Nhờ vậy, bình lúc nào cũng sạch đẹp như mới.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18

1 4,206 04/03/2024
Mua tài liệu