Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 2 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 2
Phần I. Đọc hiểu
BẠN MỚI
Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thẩn thơ ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình… chơi… với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy.
“Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liền dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình… chơi với!”
Nhưng đến lượt làm người đuổi bắt. A-i-a không bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm, “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!” – Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng.
Thầy giáo đứng quan sát học trò. Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.” Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến cho thầy xem. Thầy treo những bức trang đó trên bức tường dọc hành lang. “Tranh đẹp quá!”, “Tranh của A-i-a đấy!” - Các bạn trong trường bàn tán xôn xao.
Một hôm, Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé.”
Theo NA-RIU-KI (Anh Chi dịch)
1. Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?
A. Vì A-i-a thích chơi một mình ở sân trường.
B. Vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai.
C. Vì A-i-a thích ở trong lớp để vẽ tranh.
D. Vì A-i-a kiêu ngạo và không thích chơi với các bạn.
2. Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?
A. Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế.
B. Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn.
C. Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.
D. Vì A-i-a vẽ tranh rất khéo.
3. Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng những cách nào?
A. An ủi khi thấy A-i-a chạy chậm.
B. Đề nghị A-i-a cho thầy xem tranh em vẽ.
C. Khen A-i-a vẽ đẹp.
D. Treo tranh của A-i-a để mọi người cùng xem.
4. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc Bạn mới?
A. Kì thị, xa lánh những người bạn mới.
B. Luôn yêu thương, giúp đỡ những người bạn mới để các bạn sớm quen với môi trường mới.
C. Chỉ làm quen với những người bạn mới khi thầy giáo yêu cầu.
D. Chỉ làm quen với những người bạn mới khi các bạn ấy yêu cầu.
Phần II. Luyện tập
5. Em hãy điền chữ cái thích hợp vào ô trống?
a) l / n.
Hoa …ựu …ở đầy một vườn đỏ …ắng
…ũ bướm vàng …ơ đãng …ướt bay qua.
b) âc / ât
Trời vẫn còn l… phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đ… dính vào đế dép, nh… chân lên nặng chình chịch.
6. Em tìm các từ chỉ đặc điểm của mùa thu và các từ chỉ hoạt động của mọi người trong mùa thu:
Trong vườn, hoa cúc nở vàng rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Bầu trời cao vời vợi, nắng nhạt rải trên đường như những tấm thảm lung linh. Trên đường phố, đàn em bé hơn hở cắp sách tới trường để được gặp thầy, gặp bạn sau bao xa cách.
7. Em hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm trong các câu sau:
a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
b) Mâm ngũ quả tết Trung thu nhà em bao gồm: chuối, bười, đào, hồng, quýt.
8. Em hãy điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a) Bố nói: Hôm nay trời có lẽ sẽ mưa to, con nhớ mang ô đi học nhé.
b) Mẹ gọi em và hỏi: Hôm nay mẹ đưa con đi học được không?
Phần III. Viết
Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về một người bạn trong lớp để những người thân trong gia đình của en được biết.
Gợi ý:
- Tên của bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi? Nhà bạn ở đâu?
- Bạn có nét gì nổi bật về hình dáng? Tính tình của bạn thế nào (cư xử với mọi người, thái độ tham gia các hoạt động học tập và vui chơi…)?
- Tình cảm của bạn đối với em và tình cảm của em đối với bạn ra sao?
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu
1. B. Vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai.
2. C. Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.
3.
C. Khen A-i-a vẽ đẹp.
D. Treo tranh của A-i-a để mọi người cùng xem.
4. B. Luôn yêu thương, giúp đỡ những người bạn mới để các bạn sớm quen với môi trường mới.
Phần II. Luyện tập
5.
a) l / n.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
b) âc / ât
Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch.
6.
- Các từ chỉ đặc điểm của mùa thu: vàng rực rỡ, hương thơm ngát, cao vời vợi, nắng nhạt, lung linh, hớn hở.
- Từ chỉ hoạt động của mọi người: cắp sách, gặp bạn.
7.
a) Giải thích cho câu đứng trước
b) Đánh dấu bộ phận liệt kê
8.
a) Bố nói: “Hôm nay trời có lẽ sẽ mưa to, con nhớ mang ô đi học nhé”.
b) Mẹ gọi em và hỏi: “Hôm nay mẹ đưa con đi học được không?”.
Phần III. Viết
Đoạn văn tham khảo
Tuấn Hùng là bạn cùng bạn của em. Chúng em đang là học sinh lớp 3A1, trường Tiểu học Cầu Vồng. Tuấn Hùng là một trong những bạn nam cao nhất lớp. Bạn có ngoại hình khá điển trai. Mái tóc đen được cắt ngắn, gọn gàng. Em ấn tượng nhất với thành tích học tập của bạn. Bạn học rất giỏi, môn nào cũng được điểm cao. Em và Tuấn Hùng đều là thành viên của câu lạc bộ bóng đá. Sau mỗi giờ học, chúng em lại cùng đi đá bóng. Ước mơ của Tuấn Hùng là trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Em tin rằng bạn có thể thực hiện được ước mơ của mình.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội 3 – Cánh Diều
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Âm nhạc lớp 3 – Cánh Diều