Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 25 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 25
Phần I. Đọc hiểu
Bên ô cửa đá
Buổi sáng em ngồi học Mây rủ nhau vào nhà Ông Mặt Trời khó nhọc Đang leo dốc đằng xa.
Lảnh lót tiếng chim ca Kéo nắng lên rạng rỡ Cả khoảng trời bao la Hiện dần qua ô cửa. |
Trong bếp còn đỏ lửa Hương ngô thoảng ra ngoài Rìa đường dăm chú ngựa Đứng nghe em học bài.
Bản Mông em sơ sài Chênh vênh trên núi đá Vẫn có bao điều lạ Từ sách hồng bước ra. HOÀI KHÁNH |
1. Những hình ảnh nào trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
|
ĐÚNG |
SAI |
1) Buổi sáng em ngồi học. |
|
|
2) Mây rủ nhau vào nhà. |
|
|
3) Ông Mặt Trời leo dốc đằng xa. |
|
|
4) Tiếng chim kêu kéo nắng lên. |
|
|
5) Khoảng trời bao la hiện dần ngoài ô cửa. |
|
|
2. Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông? Nối đúng:
A |
B |
a. Thức ăn thường ngày của đồng bào Mông là |
1. ở lưng chừng núi đá. |
b. Vật nuôi gần gũi đối với đồng bào Mông là |
2. những món ăn được làm từ ngô |
c. Bản làng của đồng bào Mông |
3. ngựa. |
3. Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lạ.
b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ.
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
4. Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Bạn nhỏ rất yêu quê hương mình.
b) Bạn nhỏ rất gắn bó với quê hương mình.
c) Bạn nhỏ rất tự hào về quê hương mình.
d) Ý kiến khác của em (nếu có)
Phần II. Luyện tập
5. Em hãy gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong các câu dưới đây?
a. Mẹ mua cho em chiếc xe đạp mới để em đi tới trường.
b. Em chăm chỉ học bài để đạt điểm cao.
c. Bố trồng cây bàng để lấy bóng mát
d. Em mặc áo mới để đi chơi.
6. Nối:
Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp. |
Câu kể |
Hãy trân trọng công sức lao động của họ! |
|
Kẹo bông ngon tuyệt! |
Câu cảm |
Đừng vứt rác bừa bãi con nhé! |
|
Cậu bé được bà sai đi chợ. |
Câu khiến |
Thời tiết hôm nay thật tuyệt! |
7. Em hãy đặt câu hỏi cho các trường hợp dưới đây:
a. Lan chưa làm bài về nhà
b. Em muốn mượn bút của bạn.
8. Em hãy cho biết Việt Nam có bao nhiêu dân tộc và kể tên 5 dân tộc thiểu số mà em biết.
Phần III. Viết
Viết đoạn văn kể về một nhân vật yêu thích trong truyện cổ tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
Gợi ý:
- Nhân vật em yêu thích là nhân vật nào (trong truyện, phim…)?
- Nhân vật đó có đặc điểm gì (hình dáng, tính nết, sở thích…)?
- Vì sao em yêu thích nhân vật đó?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu
1.
|
ĐÚNG |
SAI |
1) Buổi sáng em ngồi học. |
√ |
|
2) Mây rủ nhau vào nhà. |
√ |
|
3) Ông Mặt Trời leo dốc đằng xa. |
√ |
|
4) Tiếng chim kêu kéo nắng lên. |
√ |
|
5) Khoảng trời bao la hiện dần ngoài ô cửa. |
√ |
2.
a-2 |
b-3 |
c-1 |
3. Đáp án đúng: c. Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
4. Đáp án đúng: a. Bạn nhỏ rất yêu quê hương mình.
Phần II. Luyện tập
5.
a. Mẹ mua cho em chiếc xe đạp mới để em đi tới trường.
b. Em chăm chỉ học bài để đạt điểm cao.
c. Bố trồng cây bàng để lấy bóng mát
d. Em mặc áo mới để đi chơi.
6.
- Câu kể:
Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp.
Cậu bé được bà sai đi chợ.
- Câu cảm:
Kẹo bông ngon tuyệt!
Thời tiết hôm nay thật tuyệt!
- Câu khiến:
Hãy trân trọng công sức lao động của họ!
Đừng vứt rác bừa bãi con nhé!
7.
a. Lan đã làm bài tập về nhà chưa?
b. Cậu cho tớ mượn chiếc bút của cậu được không?
8. Việt Nam có 54 dân tộc anh em
5 dân tộc thiểu số mà em biết là: Ê-đê, Tày, Nùng, Mường, H’Mông.
Phần III. Viết
Đoạn văn tham khảo
Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội 3 – Cánh Diều
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Âm nhạc lớp 3 – Cánh Diều