Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 15 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 15
Phần I. Đọc hiểu
TRONG NẮNG CHIỀU
Ruộng làng vừa gặt xong Thế là thành sân bóng Cỏ sân ta vàng óng Khán giả ngồi lên rơm.
Mũ đặt vào cọc gôn Xóm trên và xóm dưới Mười “tên” chia hai đội Đen nhẫy tấm lưng trần.
Trọng tài đứng giữa sân Bụm tay làm còi thổi Cuồng nhiệt quên bắt lỗi Reo ầm: “Sút! Sút đi!”. |
Đợt phản công gió lốc Cú đá xoáy Pê-lê Thủ môn mồm méo xệch Đôi bạn cười hê hê.
Đàn cò sà ngọn tre Trong ráng chiều rực đỏ Những chú bò no cỏ Đợi “cầu thủ” dắt về. Đỗ Tuyết Phượng |
1. Biểu cảm của thủ môn sau cú đá xoáy Pê-lê như thế nào?
A. Mặt méo xệch.
B. Miệng cười hê hê.
C. Mồm méo xệch.
D. Mặt rầu rĩ.
2. Đâu là câu khiến trong bài thơ?
A. Đợt phản công gió lốc.
B. Bụm tay làm còi thổi.
C. Reo ầm: “Sút! Sút đi!".
D. Đôi bạn cười hê hê.
3. Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”?
A. Kĩ thuật đá bóng kém.
B. Kĩ thuật đá bóng tốt, đưa bóng vào khung thành.
C. Bóng không vào khung thành.
D. Kĩ thuật đá bóng chưa tốt.
4. Còi thổi của trọng tài chính là gì?
A. Tay.
B. Chân.
C. Sáo.
D. Xoong nồi.
Phần II. Luyện tập
5. Em hãy đọc đoạn văn sau và gạch chân vào những từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao:
Lệnh xuất phát bắt đầu, tất cả các vận động viên lao mình xuống đường đua. Vòng bơi đầu, vận động viên số 5 đại diện trường Cao Thắng dẫn đầu, vòng bơi kế tiếp vận động viên số 1 – vận dộng viên đại diện trường Bùi Thị Xuân vươn lên, về đích trước tiên, giật huy chương vàng. Khán giả hoan hô, chúc mừng thí sinh giành chiến thắng.
6. Em hãy viết câu khiến theo các yêu cầu dưới đây:
a) Câu khiến có từ “đừng”
b) Câu khiến có từ “lên” ở cuối câu:
7. Em hãy điền từ chỉ đặc điểm thích hợp để hoàn thành các câu so sánh sau:
a) Hoa lựu nở … như những đốm lửa.
b) Mặt trăng … như chiếc đĩa.
c) Mặt hồ … như tấm gương khổng lồ.
8. Em hãy viết 2 từ mà cả hai tiếng đều chứa âm đầu “ch” hoặc “tr”:
a) Âm đầu “ch”:
b) Âm đầu “tr”:
Phần III. Viết
Em hãy viết một bản tin ngắn về một trận bóng đá theo những thông tin dưới đây:
Gợi ý:
- Trận bóng đá giữa lớp… và lớp… trong Hội khỏe Phù Đổng của trường Tiểu học…
- Người tham gia thi đấu: hai đội bóng của hai lớp; trọng tài: thầy giáo dạy Giáo dục thể chất; khán giả; học sinh khối 3.
- Nhận xét của em về trận đấu (nêu rõ diễn biến trận đấu từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc; nhận xét của em về các cầu thủ hai đội; về sự cổ vũ của khán giả; bình luận về kết quả trận đấu và cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu).
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu
1. C. Mồm méo xệch.
2. C. Reo ầm: “Sút! Sút đi!".
3. B. Kĩ thuật đá bóng tốt, đưa bóng vào khung thành.
4. A. Tay.
Phần II. Luyện tập
5.
Lệnh xuất phát bắt đầu, tất cả các vận động viên lao mình xuống đường đua. Vòng bơi đầu, vận động viên số 5 đại diện trường Cao Thắng dẫn đầu, vòng bơi kế tiếp vận động viên số 1 – vận dộng viên đại diện trường Bùi Thị Xuân vươn lên, về đích trước tiên, giật huy chương vàng. Khán giả hoan hô, chúc mừng thí sinh giành chiến thắng.
6.
a) Đừng đi học muộn nhé!
b) Bạn hãy làm bài tập nhanh lên!
7.
a) đỏ rực
b) tròn vành vạnh
c) trong veo, phẳng lặng
8.
a) chích chòe, chói chang.
b) tròn trịa, trắng trẻo.
Phần III. Viết
Đoạn văn tham khảo
Chào mừng ngày Hội Phù Đổng, trường Tiểu học Yên Chính đã tổ chức cuộc thi giao hữu bóng đá giữa các lớp. Chiều qua, trận đấu bóng đá giao hữu giữa đội tuyển lớp A và lớp B đã diễn ra. Hai đội bước vào trận đấu với tinh thần giao lưu, học hỏi là chính. Hiệp một diễn ra với nhiều cơ hội được tạo ra nhưng chưa đội nào ghi được bàn thắng. Hiệp hai bắt đầu sau mười lăm phút nghỉ giữa giờ. Vào phút thứ sáu, từ một đường truyền lên của đội trưởng đội bóng trường lớp A, cầu thủ số 20 của đã ghi một bàn thắng vô cùng đẹp mắt. Sau khi bị dẫn trước, đội bóng trường lớp B đã thay đổi chiến thuật. Nhờ vậy, tỉ số đã được san bằng 1 – 1. Sau chín mười phút, trận đấu đã kết thúc với một kết quả hòa. Trận đấu căng thẳng, khiến đội cổ vũ của hai lớp hừng hực khí thế, cổ vũ không ngừng. Trận bóng giao hữu diễn ra đã đem đến nhiều trải nghiệm cho cầu thủ của cả hai đội bóng.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội 3 – Cánh Diều
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Âm nhạc lớp 3 – Cánh Diều