Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 19 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.

1 4,399 04/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 19

Phần I. Đọc hiểu

Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.


Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

Thuyền ta quanh quất trên Ba-bể

Đỏ ối vườn cam, thắm bãi ngô

Thuyền ơi chầm chậm chờ ta nhé

Muốn ở đây thôi chẳng muốn về.

HOÀNG TRUNG THÔNG

1. Đi thuyền trên hồ Ba Bể, tác giả nghe được những âm thanh gì? Đánh dấu v vào ô thích hợp:

Đúng

Sai

a) Tiếng lá rừng trong gió.

b) Tiếng thuyền lưới nhẹ trên hồ.

c) Tiếng chim hót.

2. Vì sao tác giả có cảm giác thuyền lướt trên mây, trên núi? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Vì thuyết lướt trên mặt hồ có in bóng mây, núi.

b. Vì mái chèo khua làm bóng núi rung rinh.

c. Vì xung quanh hồ có núi dựng cheo leo.

3. Quang cảnh hồ Ba Bể đẹp như thế nào? Nối đúng:

A

B

a. Núi

1. lặng im

b. Hồ

2. xanh thắm

c. Mây trắng

3. dựng treo leo

d. Bãi ngô

4. đỏ ối

e. Vườn cam

5. bồng bềnh trôi lặng lễ

4. Theo em, vì sao tác giả lưu luyến, không muốn về? Khoang tròn chữ cái trước ý em thích:

a. Vì thiên nhiên hồ Ba Bể có sức hấp dẫn lạ kì.

b. Vì tác giả vô cùng say mê cảnh đẹp hồ Ba Bể.

c. Vì tác giả muốn có thêm thời gian ngắm hồ Ba Bể.

d. Ý kiến khác của em (nếu có).

5. Em hãy ghép đúng tên các cảnh đẹp với địa danh tương ứng

Vịnh Hạ Long

Sa Pa

Tràng An

Ninh Bình

Hà Nội

Bình Thuận

Lào Cai

Quảng Ninh

Mũi Né

Hồ Gươm

Phần II. Luyện tập

6. Em hãy trả lời câu đố về các địa danh sau:

a. Bến gì bát ngát dừa xanh

Quê hương Đồng khởi lừng danh anh hùng

→ Đó là:

b. Tỉnh gì khởi nghiệp nhà Đinh

Tràng An dấu tích kinh thành còn đây

→ Đó là:

7. Em hãy viết tên những sự vật được so sánh với nhau theo bảng sau:

Câu có hình ảnh so sánh

Sự vật 1

Sự vật 2

Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như chiếc gương đồng khổng lồ.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh

8. Em hãy điền các từ chỉ đặc điểm thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: (cong cong, to, trơn)

Trời mưa, đường

như đổ mỡ

Cầu Thê Húc màu son

như con tôm

Con rùa lớn đầu

như trái lưới

Phần III. Viết

Viết đoạn văn nói về một cảnh đẹp yêu thích nơi em ở (hoặc nơi em đã đến).

Gợi ý:

- Đó là cảnh đẹp nào (dòng sông, con suối, hogo nước, ngọn núi, vườn cây…) ở đâu?

- Cảnh đó có những nét gì đẹp làm em chú ý?

- Vì sao em yêu thích cảnh đẹp đó?

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1.

Đúng

Sai

a) Tiếng lá rừng trong gió.

b) Tiếng thuyền lưới nhẹ trên hồ.

c) Tiếng chim hót.

2. Đáp án đúng: b. Vì mái chèo khua làm bóng núi rung rinh.

3.

a - 3

b - 1

c - 5

d - 2

e - 4

4.

Đáp án đúng: b. Vì tác giả vô cùng say mê cảnh đẹp hồ Ba Bể.

5.

Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

Sapa – Lào Cai

Tràng An – Ninh Bình

Mũi Né – Bình Thuận

Hồ Gươm – Hà Nội

Phần II. Luyện tập

6.

a. Tỉnh Bến Tre

b. Tỉnh Ninh Bình

7.

Câu có hình ảnh so sánh

Sự vật 1

Sự vật 2

Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như chiếc gương đồng khổng lồ.

Mặt hồ

Gương đồng

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh

Ngôi nhà

Trẻ nhỏ

8.

- Trời mưa, đường trơn như đổ mỡ.

- Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm.

- Con rùa lớn đầu to như trái bưởi

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

Chủ nhật vừa qua, em được ba mẹ cho đi tắm biển Vũng Tàu. Những con sóng lớn đuổi nhau chạy từ ngoài xa vào. Gần đến bờ chúng vui mừng nhảy côn lên rồi vừa reo to vừa lao tới đổ ụp lên em. Nhưng ba đã nhận ra trò đùa tinh nghịch này của sóng, ba nhảy lên vừa nhấc bổng em theo, không để cho con sóng đổ xuống. Đợt sóng khác lại nhảy tới. Ba lại cùng em nhẹ nhàng nhảy lên theo đúng nhịp bước sóng tới, để rồi lại thoải mái nhảy xuống cùng với sóng. Sóng thích chí với trò chơi này nên cứ nhảy tới, ào tới liên tiếp, không thôi. Ba và con cũng chẳng chịu thua cứ lựa đà sóng mà cưỡi lên ngọn, không để cho con sóng nhấn chìm. Con sóng biển thật y như đứa trẻ tinh nghịch. Em rất thích nơi đây và mong rằng sẽ được đến đây tham quan lần nữa.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24

1 4,399 04/03/2024
Mua tài liệu