Bài 9: Vì cuộc sống yên bình (trang 120) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Vì cuộc sống yên bình trang 120 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

1 1,341 24/04/2024


Bài 9: Vì cuộc sống yên bình – Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ và đọc: 32 phút giành sự sống (trang 120, 121, 122)

Chia sẻ

Trò chơi: Gọi cho ai? Nói gì?

Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em sẽ gọi số điện thoại nào để bảo tin trong các tình huống sau?

a) Em nhìn thấy một đám khói bốc lên ở toà nhà đối diện.

b) Em nhìn thấy một cụ già mệt lả, ngất xỉu bên đường.

c) Em thấy một chiếc cặp trên hè phố.

32 phút giành sự sống lớp 5 (trang 120, 121, 122) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

a) Gọi số 114

b) Gọi số 113

c) Gọi số 115

Câu 2 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em sẽ nói gì với người nghe điện thoại trong mỗi tình huống trên?

Trả lời

Ở tình huống a sau khi gọi điện tới số 114 em sẽ báo cáo về tình hình cháy và địa điểm của vụ cháy để các chú lính cứu hoả sẽ đến dập lửa.

Ở tình huống b sau khi gọi điện tới số 113 em sẽ báo cáo về việc phát hiện một chiếc cặp của ai đó bỏ trên hè phố và cung cấp địa chỉ để các chú công an đến làm việc, hoặc em có thể mang đến cơ quan công an gần nhất để trình báo với các chú công an và tìm lại người mất.

Ở tình huống c sau khi gọi điện tới số 115 em sẽ báo cáo về tình hình của cụ già bị ngất và cung cấp địa chỉ để các bác sĩ bệnh viện đến.

Bài đọc 1: 32 phút giành sự sống

* Nội dung bài 32 phút giành sự sống: Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hoả khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường

32 phút giành sự sống

17 giờ ngày 20-7, điện thoại của đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy réo vang: “Ngõ 581 có cháu bé bị kẹt ở khe tường.". Lập tức, hai xe chuyên dụng màu đỏ nối đuôi nhau lên đường.

17 giờ 31 phút, xe đến nơi. Các chiến sĩ hối hả đi vào con ngõ nhỏ. Một bé trai hơn 10 tuổi đang bị kẹt ở một khe tưởng rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà. Cháu bé kẹt ở đó đã hơn một ngày, dẫm đủ ba trận mưa, lúc đó người nhà mới tìm thấy.

Các chiến sĩ xem xét hai căn nhà rồi quyết định phương án đục tường. Trong tiếng giật chồi tại của máy khoan cắt, người nhà cháu bé không giấu nổi vẻ lo lắng, bồn chồn. Mỗi mảng vữa, gạch rơi ra đều được các chiến sĩ đỡ gọn trong lòng bàn tay để không làm tổn thương cháu bé.

17 giờ 49 phút, một mảng tường được mở, cảnh tay cháu bé lộ ra. Hai người lĩnh cẩn trọng lựa vị trí mũi khoan như bác sĩ làm phẫu thuật, mồ hôi ướt đẫm lưng áo.

32 phút giành sự sống lớp 5 (trang 120, 121, 122) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đúng 18 giờ 3 phút, viên gạch cuối cùng rơi xuống. Một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp, đỡ lấy đầu cháu bé. Ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu, nhích từng chút một. Cháu bé được cứu thoát trong tiếng khóc oà của người thân. Một chiến sĩ xốc cháu lên lưng, chạy ra xe cứu thương. Người lĩnh áo xanh nghe thấy câu nói đầu tiên của châu: “Châu khất! Châu đối!".

Sau 32 phút nghẹt thở, các chiến sĩ đã cứu được bé trai, trả lại cho bé nụ cười ấm áp, đem niềm vui, niềm tin yêu đến cho mọi người.

Theo THANH LAM

Đọc hiểu

Câu hỏi 1 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy phải khẩn cấp lên đường?

Trả lời

Vì đội phòng cháy chữa cháy nhận được thông báo tại ngõ 581 có một cháu bé bị kẹt ở khe tường.

Câu hỏi 2 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em nhỏ bị nạn trong tình huống như thế nào?

Trả lời

Em nhỏ bị kẹt ở một khe tường rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà, em nhỏ bị kẹt ở đó đã hơn 1 ngày và dầm đủ 3 trận mưa mới có người nhà tìm thấy.

Câu hỏi 3 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các chiến sĩ đã hành động khẩn trương và cẩn trọng như thế nào để cứu em nhỏ?

Trả lời

Các chiến sĩ đã xem xét hai căn nhà và quyết định đục tường cẩn trọng khoan từng mảnh tường, đến 18 giờ 3 phút một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp đỡ đầu cháu bé, ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu.

Câu hỏi 4 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Điều gì trong cách tường thuật của tác giả khiến em hồi hộp theo dõi sự việc?

Trả lời

Trong cách tường thuật của tác giả, có các chi tiết hình ảnh miêu tả khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng và gấp rút hơn, điều đó đã khiến em hồi hộp theo dõi

Câu hỏi 5 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bài đọc gợi cho em suy nghĩ gì về các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy?

Trả lời

Bài học gợi cho em thấy rằng các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy rất dũng cảm và có trình độ nghiệp vụ cao để có thể xử lý các tình huống xảy ra.

Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về trật tự, an ninh (trang 122)

Câu 1 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Trả lời

- Chuyện “Chú bé có tài mở khoá”

- Chuyện “Chú công an đường phố”

* Chuyện “Chú bé có tài mở khoá”

Tác phẩm Chú bé có tài mở khóa là một truyện phiêu lưu, kể về chú bé Hùng bị ném ra ngoài xã hội, phải đối mặt với cái xấu, cái ác, phải vật lộn nhọc nhằn, gặp đủ loại người tốt có, xấu có, có khi được cưu mang, có lúc bị vùi dập. Ở Hùng, người đọc thấy được sự táo bạo, tự tin và tháo vát. Sự lạc quan, yêu đời và lòng cảm thông với những bất hạnh của người khác trong Hùng khiến ta thêm yêu mến cậu bé.

Câu 2 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tĩnh cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).

Trả lời

+ Tên bài đọc: Chú bé có tài mở khóa

+ Tác giả: Nguyễn Quang Thân

+ Cảm xúc của em:

Chuyện “Chú bé có tài mở khoá” của tác giả Nguyễn Quang Thân kể về cậu bé Hùng phải đối mặt với những tệ nạn ngoài xã hội, có những điều tốt, điều xấu, có lúc phải vất vả vật lộn để kiếm sống, gặp được người tốt cũng có người xấu có lúc được cưu mang nhưng có lúc lại bị vùi dập. Nhưng lại là một cậu bé lạc quan, táo bạo, tháo vát và chăm chỉ, bên cạnh đó cậu còn có lòng cảm thông và biết chia sẻ với những bất hạnh của những người xung quanh

Câu 3 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Trả lời:

Em chia sẻ nội dung đã chuẩn bị để giới thiệu trước lớp.

Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập) (trang 122)

Câu 1 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 để sau:

a) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108 – 109).

b) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 – 113).

Gợi ý

– Em sẽ giới thiệu sự việc như thế nào ở câu mở đoạn?

– Ở phần thân đoạn, em sẽ bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về những chi tiết, hình ảnh nổi bật nào?

– Câu kết đoạn sẽ khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em hay sẽ liên hệ với thực tế?

Trả lời

a) Người chăn dê và hàng xóm

Trong câu chuyện “Người chăn dê và hàng xóm” chi tiết mà em thích nhất cũng như gây ấn tượng nhất đối với em đó là việc người nông dân mang ba con dê con sang nhà tặng cho ba người con của người hàng xóm. Việc làm đó vừa giống như một lời làm lành, cũng là một cách để nhắc nhở người hàng xóm phải trông chừng những con chó của ông ấy hơn khi những đứa con của người hàng xóm rất thích những chú dê nhỏ. Và hành động đó của người chăn dê vừa khôn khéo để nhắc nhở người hàng xóm lại vẫn giữ được hoà khí của cả hai bên. Thông qua sự việc trong bài đọc em nhận thấy rằng cách xử lý giải quyết tình huống xảy ra trong câu chuyện là vô cùng hợp lý. Sau khi có sự việc đó xảy ra thì tình cảm giữa hai người hàng xóm lại càng trở nên thân thiết hơn. Em rất thích cách xử lí của người chăn dê trong câu chuyện trên, một cách xử lí khôn khéo và đầy thông minh.

b) Chuyện nhỏ trong lớp

Trong câu chuyện “Chuyện nhỏ trong lớp” đã xảy ra việc bạn San-đrô trêu I-li-cô về bộ tóc mới của cậu ấy và khiến I-li-cô bật khóc. Em cảm thấy rất thích thú về cách xử lý của thầy giáo trong bài đọc, trước khi thầy phân xử đúng sai thì thầy đã an ủi I-li-cô bằng những câu hỏi thăm và khen ngợi giúp cho cậu bé trở nên mình tĩnh hơn và bớt tự ti hơn về kiểu tóc mới của mình. Sau đó trong giờ học, thầy giáo đã nhẹ nhàng đến bên San-đrô khen ngợi cậu bé về bài làm đúng, và nhẹ nhàng nhắc nhở San-đrô về việc làm của cậu khi sáng với I-li-cô và khuyên cậu nên xin lỗi bạn. Đồng thời, thầy giáo cũng đến bên I-li-cô và nói với cậu bé về việc nên tha thứ cho bạn khi nhận được lời xin lỗi. Cách xử lý mâu thuẫn của thầy giáo rất tinh ý và hợp lí, thay vì trách phạt San-đrô trước mặt I-li-cô cùng các bạn học sinh khác thì thầy chỉ nhắc nhở San-đrô một cách nhẹ nhàng như vậy sẽ không khiến cậu bé cảm thấy xấu hổ khi nhận ra mình đã làm sai.

Câu 2 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bình chọn những đoạn văn hay.

Trả lời

Em và các bạn trong lớp cùng nhau bình chọn những đoạn văn hay.

Nói và nghe: Trao đổi: Vì cuộc sống yên bình (trang 123)

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Câu 1 trang 123 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về một câu chuyện (hoặc bài thơ) đã học, đã đọc hoặc được nghe kể về các cô chú công an (cảnh sát).

(M) câu chuyện trong bài đọc 32 phút giành sự sống.

Trả lời

VD Trao đổi:

Trong câu chuyện “32 phút giành sự sống” các chiến sĩ trong đội cứu hộ cứu nạn đã cứu sống thành công một bé trai 10 tuổi bị kẹt trong khe tường hẹp giữa hai căn nhà. Sau khi nghiên cứu thì các chiến sĩ trong đội cứu hộ đã quyết định sẽ khoan tường để cứu cậu bé ra ngoài, trong suốt quá trình giải cứu các chiến sĩ đội cứu hộ đã làm việc rất thận trọng và đoàn kết, từng bước phá bức tường để có thể cứu sống cậu bé ra ngoài. Qua câu chuyện có thể thấy rằng các chiến sĩ trong đội cứu hộ rất dũng cảm và luôn đặt an toàn của người dân lên đầu, dù có khó khăn vất vả thì họ vẫn sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ

Câu 2 trang 123 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về một việc mà em (hoặc bạn em) đã làm nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân hoặc những người xung quanh.

(M) Gặp một em bé bị lạc trong siêu thị, bạn em dẫn em bé đến gặp bác bảo vệ để nhờ giúp đỡ.

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Trả lời

VD Trao đổi:

- Khi em cùng mẹ đi mua đồ tại siêu thị đã nhặt được một chiếc ví và tớ đã mang lại khu vực lễ tân để nhờ họ tìm người đánh mất.

- Vào cuối tuần em đã cùng ông bà tham gia dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm sau khi cơn bão đi qua.

- …

Đọc: Chú công an (trang 123, 124)

* Nội dung bài Chú công an: Bài thơ kể về lực lượng công an nhân dân, những công việc hàng ngày mà các chú vẫn đang làm để bảo vệ an ninh trật tự xã hội

Chú công an

Vầng trăng trên trời vằng vặc

Soi đường tuần tra đêm nay

Những vì sao lấp lánh bay

Tinh nghịch đậu vai các chú.

Nhà nhà chìm vào giấc ngủ

Hoa cau dịu toả hương lãnh

Các chú thức cùng đom đóm

Qua đêm dài tới bình minh.

Ai vắng nhà quên khoá cửa

Chú nhắc giữ gìn an ninh

Xóm nào xảy ra tranh cãi

Chú đến hoà giải phân minh.

Những hộ neo đơn, nghèo khó

Chú luôn thăm hỏi ân cần

Thanh niên có anh ngỗ ngược

Chú gặp, khuyên răn tận tình.

Cảnh phục tươi như sắc nắng

Quân hàm thắm đỏ màu hoa

Ai cũng cảm ơn các chú

Giữ bình yên cho mọi nhà.

PHẠM VĂN ANH

Chú công an lớp 5 (trang 123, 124) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hình ảnh các chú công an tuần tra ban đêm đẹp và cảm động như thế nào?

Trả lời

Hình ảnh các chú công an tuần tra trong đêm đẹp và sáng như những ánh sao đêm, khi mọi người đang say giấc ngủ thì các chú công an vẫn còn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra để giữ trật tự cho khu phố.

Câu 2 trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những việc làm của chú công an ở khổ thơ 3 và 4 thể hiện điều gì?

Trả lời

Những việc làm của chú công an ở khổ 3 và 4 thể hiện các công việc hàng ngày mà các chú vẫn làm, chú đi tuần tra và nhắc nhở các gia đình, chú đến giảng hoà khi trong xóm có xảy ra tranh cãi, chú còn luôn quan tâm đến đời sống của những gia đình nghèo khó khăn và khuyên dăn những anh thanh niên ngỗ ngược

Câu 3 trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các hình ảnh so sánh trong khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của người dân đối với chú công an?

Trả lời

Những hình ảnh ở khổ thơ cuối cho thấy người dân rất yêu quý và tôn trọng và biết ơn các chú công an đã canh giữ bình yên cho mọi nhà

Câu 4 trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ

Trả lời

Qua bài thơ em cảm thấy rất yêu quý và biết ơn các cô chú công an, không ngại khó khăn gian khổ luôn chăm lo canh gác giữ gìn bình yên cuộc sống cho mọi người

Luyện từ và câu: Kết từ (tiếp theo) (trang 124, 125)

I. Nhận xét

Đề bài trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Các từ in đậm trong những câu sau có tác dụng gì? Các từ này có gì khác với những kết từ mà em đã học ở bài trước?

a) Nếu chúng ta chịu khó để ý thì sẽ nhận ra mùa nào cũng có hoa nở chứ không chỉ mùa xuân.

TÔ HOÀI

b) Tuy bốn mùa đều phủ lên mình một màu xanh nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.

Theo THI SẢNH

c Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho con người còn là một liều thuốc trường sinh.

MINH KHÔI

d) muốn có cuộc sống yên tĩnh, gần với thiên nhiên hơn, nên ông bà tôi đã rồi thành phố về quê.

HẠNH NHI

Trả lời

Các từ in đậm trong câu dùng để nối các từ ngữ trong câu với nhau. Các từ này khác với các kết từ ở bài trước em đã học vì đây là một cặp kết từ chứ không phải một từ riêng

II. Bài học

Các từ ngữ trong câu có thể được nối với nhau bằng một cặp kết từ. Các cặp kết từ thường gặp là:

- Vì... nên...; do... nên..., nhờ... mà ...

- Nếu...thì... hễ... thì (là)...

- Tuy... nhưng... mặc dù... nhưng...

- Không những... mà còn... không chỉ... mà còn...

III. Luyện tập

Câu 1 trang 125 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Tìm kết từ phù hợp để thay kí hiệu âu trong mỗi câu sau:

hễ... là...

không chỉ... mà còn...

nhờ…. mà…

a) Cao Bá Quát … viết chữ đẹp … nổi tiếng về tài văn thơ.

Theo TRƯỜNG CHÍNH – ĐỖ LÊ CHÂN

b) … phục hồi rừng ngập mặn …ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.

PHAN NGUYÊN HỒNG

c) … có con bọ xít nào… chú cháu bé Trang lại bắt cho gà ăn, kẻo bọ xít cần đau cây.

PHONG THU

Trả lời

a) Không chỉ / mà còn

b) Nhờ / mà

c) Hễ / là

Câu 2 trang 125 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc em đã học; trong đoạn văn có ít nhất một câu sử dụng cặp kết từ. Chỉ ra cặp kết từ ấy.

Trả lời

Các chiến sĩ công an không chỉ dũng cảm còn luôn sẵn sàng với mọi tình huống có thể xảy ra, giống như những chiến sĩ trong bài đọc “32 phút giành sự sống” Mặc dù tình huống em bé bị mắc kẹt rất khó khăn, không gian rất nhỏ nhưng các chiến sĩ vẫn có thể cứu em bé ra ngoài một cách an toàn. những phẩm chất đó và sự không ngại gian khổ của những người chiến sĩ công an nên em luôn cảm thấy rất quý trọng và biết ơn họ, nhờ có những chiến sĩ công an người dân có cuộc sống bình yên.

* Các cặp kết từ

- Không chỉ / mà

- Mặc dù / nhưng

- Vì / nên

- Nhờ / mà

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Ôn tập) (trang 126)

Câu 1 trang 126 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh.

b) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Gợi ý

– Ý kiến của em như thế nào (đồng tình hay không đồng tình).

– Lí do đồng tình (hay không đồng tình) của em là gì?

– Em sẽ khẳng định lại điều gì ở câu kết đoạn?

Trả lời

a)

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra của nó quá lớn. Nhất là ở lứa tuổi học sinh khi nhận thức của các bạn về tầm nguy hại của tai nạn giao thông chưa lớn vì vậy đã có rất nhiều bạn vi phạm luật an toàn giao thông, có nhiều các tình huống vi phạm luật an toàn giao thông, nhưng phổ biến nhất ở các bạn học sinh là tình trạng qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh. Vấn đề các bạn học sinh chạy qua đường khi đèn đường chưa chuyển màu xanh là hoàn toàn sai, Vì khi đèn tín hiệu giao thông chưa chuyển màu như vậy là các bạn đã vi phạm về luật an toàn giao thông giành cho người đi bộ, không những vậy khi đèn báo hiệu dành cho người đi bộ chưa chuyển màu xanh thì trên đường vẫn còn rất nhiều các phương tiện giao thông đang di chuyển. Việc các bạn chạy qua đường là cực kì nguy hiểm, tốc độ xe chạy nhanh có thể gây ra va chạm và xảy ra tai nạn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các bạn. Việc chấp hành đúng luật an toàn giao thông là vô cùng cần thiết để bảo vệ an toàn cho bạn và cả những người tham gia giao thông xung quanh

b)

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, những việc làm thiện nguyện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với toàn xã hội. Những việc làm ấy không chỉ mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho bản thân mà còn mang lại ý nghĩa cho cả những người cho đi. Việc các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động tình nguyện là một việc làm nên có và là một cách giáo dục các bạn hiệu quả. Đầu tiên, hoạt động tình nguyện nó mang đến những ý nghĩa tích cực cho những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Những việc làm ấy sẽ phần nào giúp họ có khả năng tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, có khả năng đến trường, lao động. Ngày nay, hoạt động từ thiện được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau của cả các tổ chức, cá nhân hay tập thể. Đó có thể là quyên góp tiền của cho những hoàn cảnh khó khăn, quyên góp quần áo, sách vở cho những bạn học sinh tại những vùng núi thiếu thốn, là những đợt cứu trợ nhân đạo do thiên tai bão lũ, là những đợt xóa đói giảm nghèo... Những hoạt động từ thiện đầy tính nhân văn này đang ngày càng được xã hội quan tâm và phát triển, các bạn học sinh khi tham gia vào các hoạt động này sẽ có được cho mình một tấm lòng bao dung và biết yêu thương đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Không những thế đây còn là một cơ hội tốt để giáo dục cho các em về lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Các bạn học sinh khi có cơ hội nên tham gia vào các hoạt động tình nguyện để nhận thấy rằng ở ngoài xã hội còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được chúng ta giúp đỡ.

Câu 2 trang 126 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bình chọn những đoạn văn hay.

Trả lời

Em và các bạn trong lớp cùng nhau bình chọn những đoạn văn hay.

Đọc: 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình (trang 126, 127)

* Nội dung bài 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình: Bài đọc đưa ra một số quy tắc nên làm và không nên làm hoặc cần là gì khi ở nhà một mình

10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình

1. Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.

2. Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.

3. Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.

4. Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).

5. Không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).

6. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những vật sắc nhọn (dao, kéo,...).

7. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).

8. Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.

9. Cần hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ (nếu có em ở nhà cùng).

10. Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.

Theo THU HÀ

10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình lớp 5 (trang 126, 127) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 127 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc gì?

Trả lời

Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình em không được làm những việc như:

- Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiêm

- Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà

- Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện

- Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà

- Không tự ý ra khỏi nhà

Câu 2 trang 127 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những việc gì em cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình?

Trả lời

- Cần cẩn thận khi phải sử dụng các vật sắc nhọn.

- Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ.

- Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da

- Cần hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ.

- Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.

Câu 3 trang 127 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em đã thực hiện được những điều nào trong 10 quy tắc trên?

Trả lời

- Em ghi ra những điều mình đã thực hiện được. Ví dụ:

+ Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.

+ Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.

+ Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.

+ Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).

+ Cần cẩn thận khi phải sử dụng những vật sắc nhọn (dao, kéo,...).

+ Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.

Câu 4 trang 127 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Có những điều nào em chưa thực hiện được? Vì sao?

Trả lời

- Điều em chưa thực hiện được:

+ Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).

+ Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.

- Lí do: Do sơ suất, quên nên nhiều khi quên chưa rút phích cắm nồi cơm điện,…

Câu 5 trang 127 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các bức tranh minh hoạ trong bài có tác dụng gì?

Trả lời

Bức tranh minh hoạ trong bài có tác dụng giúp em hình dung dễ hơn về các việc không được làm và cần làm để bảo đảm an toàn

Viết: Trả bài viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (trang 128)

Nội dung trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài viết, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội:

a) Lỗi về cấu tạo

– Đoạn văn chưa có đủ các phần (mở đoạn hoặc thân đoạn, kết đoạn).

– Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

b) Lỗi về nội dung

– Câu chủ đề không nêu hiện tượng cần trao đổi, ý kiến tán thành hoặc không tán thành của em.

– Không giải thích vì sao em tán thành hoặc không tán thành mà chỉ kể lại hiện tượng.

– Nội dung một số câu trong đoạn văn không phù hợp với chủ đề.

– Có những lí do không thuyết phục.

3. Tự sửa đoạn văn của mình.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 128, 129)

Câu 1 trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống.

Gợi ý

- Chú bé có tài mở khoá (Nguyễn Quang Thân)

- Chú công an đường phố (Nguyễn Thị Bích Nga)

- Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng (Nguyễn Thị Vi Khanh)

- Cẩm nang phòng tránh tai nạn, thương tích (Nguyễn Hương Linh, Dương Thuỷ Ly)

Trả lời

Câu chuyện Chú bé có tài mở khoá của tác giả Nguyễn Quang Thân kể về cậu bé Hùng phải đối mặt với những tệ nạn ngoài xã hội, có những điều tốt, điều xấu, có lúc phải vất vả vật lộn để kiếm sống, gặp được người tốt cũng có người xấu có lúc được cưu mang nhưng có lúc lại bị vùi dập. Nhưng lại là một cậu bé lạc quan, táo bạo, tháo vát và chăm chỉ, bên cạnh đó cậu còn có lòng cảm thông và biết chia sẻ với những bất hạnh của mọi người xung quanh

Câu 2 trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu:

a) Tác phẩm đó nói lên điều gì?

b) Theo em, mỗi người phải làm gì để cuộc sống được an toàn, bình yên?

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Trả lời

a) Tác phẩm đó nói về các vấn đề còn tồn tại trong xã hội ngày nay như các tệ nạn,… và nói về một cậu bé tuổi còn nhỏ nhưng đã phải đối mặt và vật lộn với một xã hội nhiều tệ nạn như vậy để tiếp tục sống, nhưng cậu vẫn giữ được sự lạc quan, tháo vát và chăm chỉ của mình. Không những thế cậu còn có lòng cảm thông và biết chia sẻ với những bất hạnh của mọi người xung quanh.

b) Theo em, mỗi người cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội.

Đọc: Cao Bằng (trang 129, 130)

Cao bằng

(Trích)

Cao Bằng, rõ thật cao!

Rồi dần bằng bằng xuống

Đầu tiên là mận ngọt

Đón mỗi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông lành như hạt gạo

Bà hiển như suối trong.

Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước.

Sâu sắc người Cao Bằng.

Đã dâng đến tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào.

Bạn ơi có thấy đâu

Cao Bằng xa xa ấy

Vì ta mà giữ lấy

Một dải dài biên cương.

TRÚC THÔNG

Cao Bằng lớp 5 (trang 129, 130) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp hiền hậu, chất phác của người dân Cao Bằng?

Trả lời

Những hình ảnh nói lên vẻ đẹp hiền hậu chất phác của người dân Cao Bằng như:

Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong

Câu hỏi 2 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tác giả mượn hình ảnh núi suối để thể hiện cảm nhận gì về lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?

Trả lời

Tác giả mượn hình ảnh núi và suối để thể hiện lòng người yêu nước của người dân Cao Bằng vô cùng lớn hùng vĩ vững chắc như núi và trải dài qua các thế hệ như dòng suối

Câu hỏi 3 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời

Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên rằng Cao Bằng là một tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và ở nơi đây bộ đội Biên phòng cùng với nhân dân Cao Bằng vẫn luôn ra sức bảo vệ bình yên cho khu vực biên giới của nước ta.

Câu hỏi 4 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em có cảm nghĩ gì về ý nghĩa của những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ?

Trả lời

Những hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong bài thơ cho thấy Cao Bằng là một mảnh đất với thiên nhiên hùng vĩ, nơi con người thân thiện hiền lành và mến khách.

* Học thuộc lòng bài thơ

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: An ninh, an toàn (trang 130)

Câu 1 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm nghĩa ở bên B phù hợp với mỗi từ ở bên A:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 130 (Mở rộng vốn từ: An ninh, an toàn) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

Nối: a – 2, b – 3, c – 1

Câu 2 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xếp các từ có chứa tiếng an thành hai nhóm:

an nhàn, bình an, an toàn, an bài, an tâm, an ủi, an dưỡng, an ninh

a) an có nghĩa là yên ổn, ổn định.

(M) an nhàn

b) an có nghĩa là làm cho yên ổn, ổn định.

(M) an ủi

Trả lời

a) Bình an, an toàn, an tâm, an bài

b) An ninh, an dưỡng

Câu 3 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm từ thích hợp ghép vào trước hoặc sau các từ an ninh, an toàn

(M) – giữ vững an ninh

– An toàn giao thông

Trả lời

An ninh: An ninh thủ đô, an ninh quốc gia, quốc phòng an ninh,…

An toàn: An toàn lao động, an toàn thông tin, …

Câu 4 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết một đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông.

Trả lời

Việc các bạn tham gia chơi bóng đá hoặc các môn thể thao khác trên đường giao thông là vô cùng nguy hiểm. Không chỉ nguy hiểm đến an toàn của bản thân các bạn mà còn ảnh hưởng đến an toàn của những người tham gia giao thông xung quanh. Vì đường giao thông bình thường sẽ luôn có rất nhiều xe cộ qua lại, việc các bạn đá bóng trên đường, mải chơi không quan sát xung quanh kịp thời rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn giao thông trên đường. Vì vậy việc chơi bóng đá, chơi thể thao trên đường giao thông là hoàn toàn không nên. Tai nạn giao thông vẫn luôn là vấn đề nóng thường được nhắc đến, bản thân cá nhân mỗi người cần phải tự có ý thức và trách nhiệm bảo vệ an toàn cho mình và cả những người xung quanh khi tham gia giao thông.

Góc sáng tạo: Chung tay vì cuộc sống yên bình (trang 131)

Chọn 1 trong 2 để sau:

Đề 1 trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết đoạn văn kể lại một việc em (hoặc các bạn) đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở. Minh hoạ bằng tranh em về (hoặc tranh ảnh sưu tầm).

Gợi ý

Chung tay vì cuộc sống yên bình trang 131 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

Vào chủ nhật tuần vừa rồi, ở khu phố chúng em có lịch tổng vệ sinh cả khu phố để chuẩn bị đón Tết nguyên đán. Sáng ấy, mọi người trong khu phố không hiểu sao tụi nhỏ chúng em lại ra đường sớm thế. Trên tay đứa nào đứa nấy đều cầm một cái chổi và que gắp tập trung ở đầu ngõ. Bác Hải, trưởng khu phố đi ngang qua hỏi: "Các cháu làm gì mà đứng ở đây?" Em nhanh nhẹn trả lời bác: "Tối qua, chúng cháu hẹn nhau sáng nay ở đây để làm vệ sinh khu phố bác ạ!" "Ồ, các cháu giỏi quá! Bác có lời khen. Nhớ cẩn thận đừng để xảy ra tai nạn nhé!" Trên con đường vào khu phố của chúng em dài chừng l00m, đứa dùng que nhặt các túi đựng, đứa cầm chổi quét vun rác lại từng đống một, bỏ vào các thùng rác, vừa làm vừa nói chuyện thật rôm rả. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, con đường đã sạch bóng. Các cô các chú đi ngang qua, ai cũng buông một lời khen: "Tụi nhỏ ngoan thật!" Đứa nào, đứa nấy nhìn nhau mỉm cười sung sướng.

Đề 2 trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân (hoặc bảo vệ an ninh, trật tự) mà em được chứng kiến (hoặc nghe kể). Minh hoạ bằng tranh em về (hoặc tranh ảnh sưu tầm).

Gợi ý

Chung tay vì cuộc sống yên bình trang 131 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

Sáng nào mẹ đưa em đi học qua khu vực ngã tư đường gần trường, em đều thấy chú cảnh sát giao thông đã đứng đó từ rất sớm. Công việc hằng ngày của chú cảnh sát giao thông là điều khiển các phương tiện giao thông trên đường, bảo vệ an toàn cho mọi người. Chú luôn đứng quan sát mọi người, ai mắc lỗi thì chú thổi còi, dừng lại hỏi và xử phạt đúng mức với những hành vi vi phạm. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, cứ có lỗi là phạt. Hình ảnh chú công an miệng ngậm còi, hai cánh tay đưa lên đưa xuống để ra hiệu thật đẹp biết bao. Dù dáng vẻ oai nghiêm nhưng chú rất tình cảm và thân thiện. Chú giúp đỡ bà cụ qua đường, đuổi theo bắt cướp rất dũng cảm. Sau giờ học, thỉnh thoảng em lại đến gác trực trò chuyện cùng chú. Nhờ vậy mà em biết thêm về ý nghĩa công việc, tự nhận thức được ý thức tham gia giao thông

Tự đánh giá: Sang đường (trang 132, 133)

A. Đọc và làm bài tập

Sang đường

Tan học, Thắng đón em Quỳnh ở của lớp 1C. Hai anh em đi bộ dọc vỉa hè, đến ngã tư thì dừng lại. Thắng nhìn thấy một bà cụ tóc bạc phơ, một tay chống gậy, một tay bám chặt cô cảnh sát giao thông, chậm rãi bước từng bước sang đường.

Mải nhìn cô công an dắt bà cụ, Thắng không để ý tín hiệu đèn giao thông đã chuyển màu vàng, nên cứ thế nắm tay Quỳnh qua đường. Đến giữa ngã tư, thấy đèn vàng nhấp nháy, đèn đỏ bật lên, Thắng hốt hoảng kéo tay em chạy ù sang bên kia đường. Quỳnh tuột tay anh, sợ quá, khóc toáng lên. Nhưng lúc ấy, dòng xe đã tấp nập nối đuôi nhau đến giữa ngã tư rồi. Thắng không thể chạy lại đồn Quỳnh. Em toát hết cả mỗ hãi vì vừa sợ vừa ăn hận khi bỏ lại em gái một mình. Em đang lo lắng không biết làm cách nào thì cô công an đã rảo bước, vượt qua dòng xe cộ nườm nượp, tiến đến chỗ Quỳnh. Cô khế củi xuống nói nhỏ điều gì, rồi dắt Quỳnh sang đường. Quỳnh chạy lại, ôm chầm lấy anh, mếu máo:

– Em bắt đền anh!

– Anh xin lỗi Quỳnh nhé! Tại anh, lỗi tại anh...

Cô công an có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt hiền như mắt của mẹ tiền lại bên Thắng và Quỳnh, nhẹ nhàng bảo:

– Các con nhớ là khi đi qua ngã tư, không được vượt đèn vàng, không được vượt đèn đỏ nhé! Nguy hiểm lắm! Nhớ lời cô dặn chưa nào?

Cô xoa đầu Thắng, âu yếm nói:

– Từ nay, dù vội đến đâu, con cũng không được buông tay em khi sang đường nhé!

Thắng lí nhí cảm ơn cô. Hai anh em nhìn theo cô công an trong nắng đỏ chiều hè, đang trở lại ngã tư đường để điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn.

THUẬN KHANG

Sang đường trang 132, 133 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cô công an trong câu chuyện trên đã làm những gì để giúp đỡ người dân và đảm bảo an toàn giao thông? Tìm các ý đúng:

a) Cô đón em Quỳnh ở cửa lớp 1C.

b) Cô giúp đỡ cụ già và em nhỏ sang đường.

c) Cô dặn dò hai anh em Thắng về cách sang đường an toàn.

d) Cô điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn.

Trả lời

Chọn ý đúng: d

Câu 2 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Sau sự việc xảy ra với hai anh em, Thắng nên rút ra bài học gì? Tìm các ý đúng:

a) Khi sang đường, nên tập trung chú ý tín hiệu đên giao thông.

b) Khi sang đường, không được vượt đèn đỏ, đèn vàng.

c) Khi dắt em, không được buông tay em giữa đường.

d) Khi sang đường, cần chậm rãi bước từng bước.

Trả lời

Chọn ý đúng: a, b, c

Câu 3 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu cuối bài đọc nói lên điều gì? Tìm các ý đúng:

a) Thể hiện tình cảm quý mến của hai anh em Thắng với cô công an.

b) Nói lên sự tận tuy, luôn hết lòng với công việc của cô công an.

c) Thể hiện tình cảm của cô công an với hai anh em Thắng.

d) Khắc hoa hình ảnh đẹp của cô công an giao thông.

Trả lời

Chọn các ý đúng: a, b, d

Câu 4 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm kết từ trong các câu sau:

a) Cô công an có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt hiền như mắt của mẹ tiến lại bên Thắng và Quỳnh.

b) Cô xoa đầu Thắng, âu yếm nói: “Từ nay, dù vội đến đâu, con cũng không được buông tay em khi sang đường nhé!”.

Trả lời

a) Và

b) Dù / cũng

Câu 5 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện trên.

Trả lời

Cô ấy là một người cảnh sát giao thông còn trẻ. Cô ấy có dáng người cao, có khi phải cao hơn cả cô giáo của em. Cô mặc bộ đồng phục công an giao thông màu vàng, đầu đội mũ, chân đi giày da. Một tay của cô cầm cây gậy điều khiển, một tay thì cầm còi. Chắc hẳn, cô có một vóc dáng cao rắn rỏi, bởi cô phải rèn luyện rất vất vả mà. Cô công an giao thông có nước da hơi ngăm, vì thường phải làm việc ngoài trời. Cô có đôi mắt đen láy và một nụ cười sáng rực. Hằng ngày, cô vẫn thực hiện nhiệm vụ ở ngã tư đường. Một mình cô dùng các động tác tay và thổi còi để điều khiển mọi người di chuyển cho đúng làn. Cô ấy thực hiện động tác thẳng tắp và đều như là một chú rô-bôt đang được ai đó bí mật lập trình. Khi đi đến gần, em nhìn thấy rõ lưng áo ướt đẫm và những giọt mồ hôi. Điều đó khiến em lại càng nể phục và biết ơn cô ấy hơn.

B. Tự nhận xét

Câu 1 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời

Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu trong bài làm của mình.

Câu 2 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời

Em tự nhận xét về những điều mình cần cố gắng.

1 1,341 24/04/2024