Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Trẻ em như búp trên cành trang 5 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 1.

1 4,146 10/04/2024


Bài 1: Trẻ em như búp trên cành – Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ và đọc: Thư gửi các học sinh trang 5, 6

Chia sẻ

Câu hỏi 1 trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Hồ Chí Minh

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình ảnh so sánh trong câu thơ: Trẻ em với búp trên cành

- Hình ảnh so sánh gợi cho em:

+ Trẻ em được ví như mầm non, tương lai của đất nước

+ Để trẻ em được phát triển thì cần có một môi trường giáo dục tốt đẹp như búp trên cành thì cần nơi đất tốt để có chất dinh dưỡng, để quang hợp

Câu hỏi 2 trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu câu thơ trên muốn nói điều gì:

a, Với trẻ em?

b, Với mọi người?

Trả lời:

Câu thơ trên muốn nói

a, Với trẻ em: trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, các em cần chăm lo sức khỏe, chăm chỉ học hành để thành tài, phụng sự Tổ quốc

b, Với mọi người: trẻ em còn tinh khiết, người lớn phải biết nâng niu, quý trọng, tạo cho trẻ em một môi trường giáo dục tốt đẹp để trẻ em phát triển đúng hướng.

Bài đọc 1

Câu hỏi 1 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Trả lời:

Ngày khai trường năm 1945 đặc biệt hơn so với những ngày khai trường khác vì đây là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu hỏi 2 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?

Trả lời:

Tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó vì

- Được gặp lại thầy, gặp bạn sau mấy tháng nghỉ học, sau nhiều cuộc chuyển biến khác thường

- Được tiếp nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam

Câu hỏi 3 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5: Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?

Trả lời:

Những câu trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ

- “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.”

- “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em,…”

Câu hỏi 4 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5: Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?

Trả lời:

Trong bức thư này, bằng tình cảm ruột thịt, coi mình như người anh lớn, Bác Hồ ân cần khuyên bảo, căn dặn và khích lệ học sinh phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học hành với mục đích sau này đưa đất nước phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu. Đặc biệt, Bác đã đặt niềm tin và hy vọng rất lớn vào khả năng và vai trò to lớn của các em học sinh trong công cuộc kiến thiết nước nhà.

Câu hỏi 5 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 5: Học sinh cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?

Trả lời:

Để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ học sinh cần:

- Luôn làm những điều tốt đẹp

- Không ngừng trau dồi kiến thức bản thân

- Rèn luyện toàn diện: đức, trí, thể, mỹ

- Tham gia các hoạt động tình nguyện

Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về trẻ em, quyền của trẻ em trang 7

Câu hỏi 1 trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 5: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em.

- 1 bài văn (1 bài báo) nói về quyền hoặc bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

Bài thơ: Trẻ em như búp trên cành

Trẻ sinh ra ở trên đời

Em thì sung sướng, em thời khổ đau

Như chồi mới nhú trên cây

Búp non dựa gốc biết đâu kén tìm

Trên đường phát triển lớn khôn

Cành, lá biết dồn dinh dưỡng bón chăm

Biết ngăn, bảo vệ cho mầm

Ăn đầy đủ chất, tinh thần an yên

Ngủ say, giấc ngủ thần tiên

Biết nghe sai, đúng ít phiền mẹ cha

Học từ gần đến nơi xa

Hành trang tri thức đơm hoa mỗi ngày

Là niềm mong ước xưa nay

Ngoan, tài như Bác nhắc ta đồng hành:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Nguyễn Đình Hưng)

Câu hỏi 2 trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 5: Viết vào phiếu sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).

Trả lời:

- Tên bài thơ: Trẻ em như búp trên cành

- Tác giả: Nguyễn Đình Hưng

- Tình cảm của em: đọc xong bài thơ em thấy mình có trách nhiệm hơn đối với chính bản thân mình, gia đình và to lớn hơn là đất nước.

Câu hỏi 3 trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 5: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện trên lớp

Viết: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học trang 7, 8

Câu hỏi 1 trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nhân vật chính trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay là một chú mèo có tên Giô-ba. Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú, sống ở khu bến cảng cùng với cậu chủ nhỏ, người đã cứu thoát nó từ miệng một con bồ nông tham ăn, khi nó còn là một chú mèo con bé tẹo. Giô-ba là con mèo biết giữ lời hứa nhất mà mình từng biết. Khi nhận lời giúp đỡ cô hải âu bị nạn, nó đã chăm lo cho quả trúng mà cô hải âu để lại, nuôi dạy cô bé hải âu con trưởng thành và tìm mọi cách để dạy cô bé bay, đua cô bé về với thế giới hải âu. Giô-ba cũng là con mèo thông minh và có trái tim nhân hậu nhất. Nó đã dạy cho mình biết: Yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt và không đòi hỏi người khác phải giống mình. Mình yêu quý Giô-ba, con mèo đen to đùng, mập ú, và mong muốn tìm cho riêng mình một chú mèo như Giô-ba.

Minh An

a) Qua câu mở đoạn, em hiểu đoạn văn giới thiệu nhân vật nào, trong cuốn sách nào?

b) Những câu nào cho biết chi tiết về ngoại hình và hoạt động, tính cách của nhân vật đó?

c) Câu kết đoạn thể hiện điều gì?

Trả lời:

a, Qua câu mở đoạn, em hiểu đoạn văn giới thiệu nhân vật chú mèo có tên Giô-ba, trong cuốn sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay

b, Những câu thể hiện chi tiết về ngoại hình và hoạt động, tính cách của nhân vật:

- Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú, sống ở khu bến cảng cùng với cậu chủ nhỏ, người đã cứu thoát nó từ miệng một con bồ nông tham ăn, khi nó còn là một chú mèo con bé tẹo.

- Giô-ba là con mèo biết giữ lời hứa nhất mà mình từng biết.

- Giô-ba cũng là con mèo thông minh và có trái tim nhân hậu nhất.

c, Câu kết đoạn thể hiện tình cảm của tác giả đối với chú mèo Giô-ba

Câu hỏi 2 trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 5: Trao đổi với bạn về dự định giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem):

a) Em muốn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong tác phẩm nào?

b) Nhân vật đó có những đặc điểm gì?

c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.

Trả lời:

a) Em muốn giới thiệu nhân vật chú dế mèn. Đó là nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí

b) Nhân vật đó có những đặc điểm:

- Ngoại hình: Dế Mèn có ngoại hình khỏe khoắn với đôi càng mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Đôi cánh dài kín xuống tận chấm đuôi.

- Tính cách: Dế Mèn thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

c) Cảm nghĩ của em về nhân vật đó.

Em thấy Dế Mèn có vẻ đẹp ngoại hình và những nét chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người.

Nói và nghe: Trao đổi: Quyền của trẻ em trang 8, 9

Câu hỏi 1 trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc thông tin dưới đây về quyền của trẻ em:

Một số quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em:

- Quyền được chăm sóc sức khỏe

- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

- Quyền vui chơi, giải trí

- Quyền bí mật đời sống riêng tư

- Quyền được sống chung với cha, mẹ

- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Trả lời:

Học sinh tự đọc thông tin

Câu hỏi 2 trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Trao đổi với bạn cách hiểu của em về một trong các quyền nêu trên.

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

b, Trao đổi với bạn về việc em mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ em thực hiện nguyện vọng của mình.

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Gợi ý

Học sinh lựa chọn đề 1

Em lựa chọn quyền được chăm sóc sức khỏe

- Em hiểu quyền được chăm sóc sức khỏe là trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

- Quyền đó có ý nghĩa là trẻ em luôn được quan tâm, ưu tiên chăm sóc về sức khỏe.

Đọc: Chuyện một người thầy trang 9, 10

Câu hỏi 1 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Năm 1962, lần đầu tiên có một nhà giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đó là thầy Nguyễn Văn Bôn, năm ấy vừa tròn 25 tuổi.

Thầy Bôn xung phong lên dạy học ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ những ngày cả xã không một ai biết tiếng phổ thông. Thầy tự tay đẵn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi, dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương, bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Dần dần, trường mua được ra đi ô, máy nghe đĩa, đèn chiếu, rồi mua cả trâu bò làm nương. Đội văn nghệ của trường được mời đi diễn ở nhiều nơi.

Để giúp dân xoá nạn mù chữ, thầy Bôn đề nghị mỗi bản chọn ra một, hai thanh niên đến học rồi về dạy cho những người khác. Người dân bận đi chăn trâu, không đến lớp được, thầy Bôn tổ chức viết chữ lên lưng trâu cho họ học. Chính nhờ những nỗ lực đó, năm 1963, Mù Cả là xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xoá xong nạn mù chữ. Học trò của thầy Bôn sau này có nhiều người thành đạt, có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?

Trả lời:

- Cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng

- Lớp chưa có giấy bút

- Không có đồ chơi, đồ dùng

Câu hỏi 2 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học?

Trả lời:

Để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học thầy đã làm:

- Thầy tự tay đẵn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

- Thiếu giấy bút, thầy cho viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo

- Thiếu đồ chơi, thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng

- Thiếu đồ dùng, thầy bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng

Câu hỏi 3 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa góp phần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất cũng như tinh thần nơi điểm trường vùng cao

Câu hỏi 4 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em?

Trả lời:

Câu chuyện trên nói lên sự quan tâm, chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em. Thầy cô luôn hết mình vì sự nghiệp trồng người, không quản ngại khó khăn, gian khổ để giúp cho các em được biết chữ, được học hành thành tài. Các thầy, cô giáo luôn ân cần trong việc hướng dẫn, làm quen với bạn mới, rồi đánh vần, tập viết, làm toán... đã giúp các em chăm ngoan, học tập.

Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa trang 11

Nhận xét 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xếp các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Nhóm 1: xinh xắn, đẹp, xinh

Nhóm 2: xe lửa, tàu hỏa

Nhóm 3: nhà nước, non sông, giang sơn, tổ quốc, đất nước

Nhóm 4: cho, biếu

Nhận xét 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó

Trả lời:

- Nay mẹ mua quà sinh nhật cho em

- Bố mẹ đã biếu bà ngoại ít bánh chưng và mứt Tết.

- Nhận xét: Các từ biếu, cho đều là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Tuy nhiên lại khác nhau về sắc thái biểu cảm và đối tượng nói đến khi sử dụng.

+ Từ “cho” thường dùng trong trường hợp người trên/lớn tuổi hơn trao cho người dưới/nhỏ tuổi hơn biểu thị sắc thái bình thường, thân mật.

+ Từ “biếu” thường dùng trong trường hợp người dưới/ nhỏ tuổi hơn trao cho người trên/lớn tuổi hơn biểu thị sợ tôn trọng, thành kính.

Luyện tập 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi.

Trả lời:

- Học trò: Học sinh, học viên, đệ tử…

- Siêng năng: cần cù, chăm chỉ, kiên trì…

- Giỏi: thông minh, xuất sắc, tài giỏi…

Luyện tập 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, haia tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thưu điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khỏe hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

Theo sách Tiếng việt 5 (2006)

Trả lời:

- Trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang là: đeo, xách, vác, khiêng

- Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp vì để tránh lặp từ và để phù hợp với từng ngữ cảnh, cách thức hành động.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học trang 12

Câu hỏi trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào bài tập ở Bài viết 1, tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em đã chọn

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

1. - Nhân vật em định giới thiệu là chú Dế Mèn

- Đó là nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

2

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Đọc: Khi bé Hoa ra đời trang 12, 13

Câu hỏi 1 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

(Trích)

Từ khi bé Hoa ra đời

Con cò về đậu vành nôi dẻo mềm

À ơi…lời mẹ cất lên

Dẫu mưa gió với đêm đen kín trời

Con cò vẫn đến vành nôi

Chập chờn cánh trắng vỗ hoài trong mơ.

Từ khi mẹ sinh bé Hoa

Len đan thành áo đợi mùa đông sang

Cây bông làm gối mịn mang

Vải hoa bướm trắng, bướm vàng về bay

Trái hồng má đỏ hây hây

Trái cam chín vội rời cây vào nhà.

Từ khi mẹ sinh bé Hoa

Búp bê tết tóc, cầm quà đến chơi

Ông trăng cao tít trên trời

Cũng nghiêng mình trước vành nôi bé nằm

Mây bay cùng gió vào thăm

Cây cao dạy bé hát thầm lời ca

Nguyễn Đức Mậu

Hình ảnh nào trong lời ru của mẹ đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên?

Trả lời:

Hình ảnh trong lời ru của mẹ đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên là con cò, bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam, búp bê, ông trăng, mây…

Câu hỏi 2 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam “đến” với bé bằng cách nào?

Trả lời:

Em hiểu bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam “đến” với bé bằng cách qua đôi tay của mẹ

Câu hỏi 3 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những sự vật nào “đến chơi”, làm cho bé vui và mở mang hiểu biết của bé?

Trả lời:

Búp bê, ông trăng, mây “đến chơi” làm cho vui và mở mang hiểu biết của bé

Câu hỏi 4 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ

Trả lời:

- Các hình ảnh nhân hóa: ông trăng, rời cây, đan, má đỏ

- Các hình ảnh nhân hóa có tác dụng:

+ Làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động và có hồn hơn rất nhiều so với cách miêu tả bình thường khác.

Câu hỏi 5 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chủ đề của bài thơ là gì?

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ là trẻ em.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học trang 13

Câu hỏi trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào các ý đã tìm và sắp xếp ở bài viết 2, hãy viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích.

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Chú có thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt “chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…Chú ta là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi. Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ. Em rất thích chú Dế Mèn vì thông qua chú em rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 14

Câu hỏi 1 trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về trẻ em hoặc về một hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Trả lời:

Bài báo. Ấm áp những tấm lòng sẻ chia 'Cơm có thịt' với trẻ vùng cao

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu đang đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao. Trong đó, trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo có nguy cơ bị còi cọc cao gấp ba lần so với trẻ em từ các hộ gia đình khá giả hơn; vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc - nơi có nhiều người dân tộc thiểu số - là khu vực có tỉ lệ cao nhất.

Bên cạnh các chính sách của Chính phủ như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong nhiều năm qua, đã có những tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm, chung tay đóng góp với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Và "Một triệu bữa cơm có thịt" là một trong những chương trình thiết thực được chính thức khởi động vào tháng 9 vừa qua.

Mục tiêu của chương trình là mang tới những bữa ăn đủ dinh dưỡng, giúp các em học sinh vùng cao đi học nhiều và đều hơn, giáo viên vùng cao ít mất công sức đi vận động học sinh trở lại lớp.

Vào thời điểm hiện tại, có hơn 100 trường vùng cao, chủ yếu ở phía Bắc, với trên 10.000 em nhỏ đang nhận được hỗ trợ cải thiện bữa ăn bán trú từ chương trình, song song với các hoạt động hỗ trợ thiết thực khác.

Mới đây, chương trình "Một triệu bữa cơm có thịt" đã lan tỏa tới điểm Trường phổ thông Dân tộc tiểu học bán trú Đường Thượng (Lùng Pủng, Hà Giang) - nơi mà đường tới trường vô cùng khó khăn, trắc trở.

Trong năm học 2023 - 2024 này, Quỹ Trò nghèo vùng cao đã nhận được sự góp sức, đồng hành của thương hiệu Chin-su.

Ông Nguyễn Anh Tú - phó chủ tịch hội đồng quản lý quỹ kiêm giám đốc Quỹ Trò nghèo vùng cao - cho biết: Chương trình "Một triệu bữa cơm có thịt" cho học sinh nghèo vùng cao là một dấu ấn, một sự khởi đầu vô cùng ý nghĩa và thiết thực về sự chung tay chia sẻ của doanh nghiệp Việt vì cộng đồng.

Hôm nay "Cơm có thịt" bắt đầu lan tỏa rộng khắp tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên... với sự chung tay của nhãn hàng Chin-su.

Câu hỏi 2 trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về nội dung của tác phẩm được giới thiệu

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

a, Trong bài báo, em thích hình ảnh Chin-su tài trợ chương trình “Một triệu bữa cơm có thịt” vì đây là một hình ảnh ý nghĩa và nhân văn, qua đây nhiều trẻ em ở vùng khó khăn đã được nhận sự hỗ trợ từ mọi người.

b, Bài báo cho ta thấy Đảng và Nhà nước cùng các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến trẻ em đặc biệt là những trường hợp khó khăn. Mọi người luôn cố gắng giúp đỡ, tạo điều kiện để cho các em đến trường trong khả năng có thể.

Đọc: Tôi học chữ trang 14, 15

Câu hỏi 1 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tôi học chữ

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Qua câu chuyện, em biết được điều gì về hoàn cảnh gia đình A Phin?

Trả lời:

Qua câu chuyện, em thấy được gia đình A Phin là một gia đình ở vùng cao và còn khó khăn. Gia đình A Phin có bố đi bộ đội, nhà chỉ còn bà nội, mẹ và em gái.

Câu hỏi 2 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao bà nội từ chỗ thắc mắc, đã đồng tình với mẹ A Phin, cho cậu bé đến trường?

Trả lời:

Bà nội từ chỗ thắc mắc, đã đồng tình với mẹ A Phin, cho cậu bé đến trường vì mẹ A Phin đã giảng giải cho bà nội biết đến trường để học sẽ giúp A Phin lớn khôn hơn.

Câu hỏi 3 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Việc đi học của trẻ em ngày nay có gì khác với A Phin trong câu chuyện?

Trả lời:

Việc đi học của trẻ em ngày nay dễ dàng hơn với A Phin trong câu chuyện. A Phin ở vùng cao, đi học còn nhiều khó khăn đặc biệt là còn trong thời chiến.

Câu hỏi 4 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em thích những chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất chi tiết bố A Phin gửi thư về nhà, trong đó có đoạn “Các con ở nhà phải ngoan, chăm học chữ, giúp bà, giúp mẹ làm nương. Ngày chiến thắng đang đến gần, bố sẽ trở về…” vì qua chi tiết này em thấy được tương lai tươi sáng không chỉ của A Phin và gia đình mà còn là cả đất nước khi ngày chiến thắng đang đến gần.

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 15, 16

Câu hỏi 1 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm trong mỗi đoạn văn sau các từ đồng nghĩa với từ in đậm:

a, Chúng tôi kể cho nhau nghe về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hòa ở Hà Nam gọi mẹ bằng u. Bạn Thanh ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ bằng mạ.

b, Nghỉ hè, anh Trung về quê thăm Châu. Qùa của anh làm Châu mê tít. Đó là một bộ đồ chơi bác sĩ nhỏ xíu. Trong bộ đồ chơi đặc biệt đó, cái gì cũng . Cái ống nghe bé tí màu hồng. Cái kim tiêm tí hon đủ để không làm em búp bê sợ khi được “bác sĩ” Châu khám bệnh. Một hộp đựng thuốc nhỏ nhắn, mấy viên thuốc màu trắng tí teo rất dễ bị rơi ra. Một chiếc cắp nhiệt độ nhỏ xinh, một dụng cụ kiểm tra tai, một cây kéo và một số đồ vật be bé, xinh xắn khác mà Châu chưa kịp biết tên

Trả lời:

a, Từ đồng nghĩa với từ me: má, u, bầm, mạ

b, Từ đồng nghĩa với từ bé: bé tí, tí hon, nhỏ nhắn, tí teo, nhỏ xinh, be bé

Câu hỏi 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm từ phù hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. […] Màu lúc chín dưới đồng (vàng xuộm, vàng rực) lại. Nắng nhạt ngả màu (vàng rực, vàng hoe). […] Dưới sân, rơm và thóc (vàng khè, vàng giòn). Quanh đó, con gà, con chó cũng (vàng ối, vàng mượt).

Trả lời:

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. […] Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. […] Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt.

Câu hỏi 3 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặt câu nói về một người bạn của em, trong đó có sử dụng hai từ đồng nghĩa.

Trả lời:

Không chỉ em yêu quý bạn Mai mà thầy cô giáo cũng rất thương yêu bạn.

Góc sáng tạo: Nội quy lớp học trang 16

Câu hỏi 1 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cùng các bạn thảo luận, xây dựng Nội quy lớp học và trình bày trên khổ giấy to.

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu và bình chọn bản nội quy phù hợp nhất.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện

Tự đánh giá: Rất nhiều Mặt Trăng trang 17, 18

Rất nhiều Mặt Trăng

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 1 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao nhà vua và các đại thần, các nhà khoa học lúng túng trước nguyện vọng của cô công chúa nhỏ? Tìm ý đúng nhất

a) Vì mọi người đều nghĩ Mặt Trăng ở quá xa, không đem về được.

b) Vì mọi người đều nghĩ Mặt Trăng quá to, không thể đem về được.

c) Vì mọi người đều cho rằng mong muốn của công chúa là phi lí.

d) Vì mọi người đều không biết công chúa nghĩ về Mặt Trăng thế nào.

Trả lời:

c) Vì mọi người đều cho rằng mong muốn của công chúa là phi lí.

Câu hỏi 2 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chú hề làm cách nào để đáp ứng được nguyện vọng của công chúa? Tìm ý đúng:

a) Hỏi ý kiến các quan đại thần, các nhà khoa học.

b) Hỏi công chúa để biết ý nghĩ của cô về Mặt Trăng.

c) Hứa làm cho công chúa một Mặt Trăng bằng vàng.

d) Đem cho công chúa một sợi dây chuyền có rất nhiều Mặt Trăng.

Trả lời:

b) Hỏi công chúa để biết ý nghĩ của cô về Mặt Trăng.

Câu hỏi 3 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Sau khi công chúa khỏi bệnh nhà vua lại lo lắng về điều gì?

Trả lời:

Sau khi công chúa khỏi bệnh nhà vua lại lo lắng đêm đến trăng lên, công chúa thấy sẽ thất vọng và bị ốm trở lại

Câu hỏi 4 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tại sao công chúa không thất vọng về món quà của nhà vua? Tìm các ý đúng:

a) Vì công chúa không muốn làm vua cha buồn.

b) Vì công chúa có cách nghĩ về Mặt Trăng khác với người lớn.

c) Vì công chúa cho rằng có nhiều Mặt Trăng, cái này mất thì cái khác lại mọc lên.

d) Vì công chúa thích sợi dây chuyền nên không cần lấy Mặt Trăng thật xuống nữa.

Trả lời:

c) Vì công chúa cho rằng có nhiều Mặt Trăng, cái này mất thì cái khác lại mọc lên.

Câu hỏi 5 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, câu chuyện muốn nói với người lớn điều gì về trẻ em? Người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em? Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em.

Trả lời:

Theo em, câu chuyện muốn nói với người lớn rằng trẻ em có những suy nghĩ khác với người lớn. Người lớn muốn hiểu trẻ em cần phải thấu hiểu, hỏi xem trẻ em nghĩ gì về vấn đề đó. Trẻ em độc lập suy nghĩ và tự lập. Tự lập là việc xây dựng, giải quyết và chịu trách nhiệm cho mọi khía cạnh của cuộc sống một cách độc lập, không hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ người khác, không phụ thuộc vào họ.

Tự nhận xét

Câu hỏi trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện

1 4,146 10/04/2024