Bài 6: Nghề nào cũng quý (trang 76) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Nghề nào cũng quý trang 76 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

1 40 lượt xem


Bài 6: Nghề nào cũng quý – Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ và đọc: Câu chuyện chiếc đồng hồ (trang 76, 77, 78)

* Nội dung chính Câu chuyện chiếc đồng hồ: Câu chuyện kể về việc Bác Hồ đã sử dụng câu chuyện về những bộ phận của chiếc đồng hồ để giúp các cán bộ hiểu ra được tầm quan trọng của mỗi ngành nghề.

Chia sẻ

Câu 1 trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đố vui Họ làm nghề gì: Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?

a) Dùng ảnh làm câu đó

M:

Câu chuyện chiếc đồng hồ lớp 5 (trang 76, 77, 78) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

b) Nêu một câu đố (hoặc dùng ca dao, thơ, văn làm câu đố)

M:

Ai mặc áo trắng

Có chữ thập xinh

Chăm sóc chúng mình

Để mau khỏi bệnh?

c) Dùng động tác làm câu đố

M:

Câu chuyện chiếc đồng hồ lớp 5 (trang 76, 77, 78) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a) Dùng hình ảnh làm câu đố:

Ảnh 1: Nông dân

Ảnh 2: Thợ may

Ảnh 3: Bán hàng

Ảnh 4: Ngư dân

- Một số hình ảnh nghề nghiệp khác:

Câu chuyện chiếc đồng hồ lớp 5 (trang 76, 77, 78) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đáp án:

Ảnh 1: Giáo viên

Ảnh 2: Bác sĩ

b) Nêu một câu đố (hoặc dùng ca dao, thơ, văn làm câu đố)

Đáp án: Bác sĩ

Một số câu đố khác:

- Nghề gì bạn với vữa vôi

Xây nhà cao đẹp bạn tôi đều cần?

(Thợ xây)

- Nghề gì vẽ vẽ, tô tô

Non xanh nước biếc nhấp nhô lượn lờ

Chân dung phác học tỏ tường

Ai xem cũng thích, ai nhìn cũng mê?

(Họa sĩ)

c) Dùng động tác làm câu đố

Ảnh 1: Ca sĩ

Ảnh 2: Cảnh sát giao thông

Ảnh 3: Tài xế

Câu 2 trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các tổ hoặc nhóm lần lượt cử người tham gia thi đố vui.

Trả lời:

Các tổ hoặc nhóm tích cực tham gia cuộc thi đố vui theo sự phân công.

Bài đọc 1: Câu chuyện chiếc đồng hồ

Câu chuyện chiếc đồng hồ

Câu chuyện chiếc đồng hồ lớp 5 (trang 76, 77, 78) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác, nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện.

Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Khi tiếng vỗ tay đã ngót, Bác hiển từ nhìn khắp hội trưởng và nói chuyện về tinh hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi: – Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?

Mọi người đồng thanh:

– Cái đồng hồ ạ.

– Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?

– Có những chữ số ạ.

– Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?

– Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.

– Cái máy bên trong dùng để làm gì?

– Để điều khiển cái kim chạy ạ.

Bác mỉm cười, hỏi tiếp:

– Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

– Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?

– Thưa Bác, không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

– Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ thì đều quan trọng. Các cô chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,... thì còn là cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

Theo sách Bác Hồ kính yêu

Đọc hiểu

Câu 1 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Câu chuyện diễn ra vào cuối năm 1954, lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi, Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc chuẩn bị về Thủ đô.

Câu 2 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao nhiều cán bộ đang dự hội nghị muốn chuyển sang lớp học tiếp quản Thủ đô?

Trả lời:

Nhiều cán bộ đang dự hội nghị muốn chuyển sang lớp học tiếp quản Thủ đô vì trong số học có những người quê ở Hả Nội, bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác tại quê nhà nên ai nấy đều háo hức muốn đi.

Câu 3 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bác Hồ đã làm cách nào để giúp mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư”?

Trả lời:

Bác Hồ đã đưa ra một chiếc đồng hồ, chỉ rõ từng công dụng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ đó. Mỗi bộ phận của chiếc đồng hồ đều có nhiệm vụ quan trọng của riêng mình, không thể bỏ đi, thay thế hay đổi chỗ cho nhau. Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ nào cũng quan trọng.

Câu 4 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em thích nhất câu nói nào cảu Bác Hồ trong bài đọc?

Trả lời:

Câu nói: Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đô là nhiệm vụ thì đều quan trọng. Các cô chủ thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,... thì còn là cái đồng hồ được không?

Câu 5 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về giá trị của các nghề nghiệp trong xã hội?

Trả lời:

Mỗi nghề nghiệp trong xã hội đều có giá trị quan trọng trong lĩnh vực của riêng nó, chúng không thể thay thế hay hoán đổi vị trí cho nhau. Vì vậy mỗi chúng ta đều phải hiểu và tôn trọng mọi nghề nghiệp trong xã hội.

Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về nghề nghiệp (trang 78)

Câu 1 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp

- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp.

Trả lời:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp:

+ Bài thơ Em làm thợ xây của Hoàng Dân.

+ Câu chuyện Ba anh em.

- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

Câu chuyện Ba anh em

Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình. Ông bố thì con nào cũng quí, thành ra rất phân vân, không biết tính sao cho các con vừa lòng. Bán nhà đi thì có tiền chia cho chúng, nhưng là của hương hỏa nên ông không muốn bán. Sau ông nghĩ được một kế, bảo các con:

– Chúng mày hãy đi chu du thiên hạ, thử gan thử sức một phen. Mỗi đứa học lấy một nghề. Đứa nào giỏi nhất, bố cho cái nhà.

Ba người con lấy làm thích lắm. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn làm thợ cạo, còn người em út muốn làm thầy dạy võ. Ba anh em hẹn nhau ngay về, rồi chia tay ra đi.

Cả ba người đều gặp được thầy giỏi truyền cho biết hết bí quyết nhà nghề. Người đóng móng ngựa được làm việc cho nhà vua và nghĩ bụng: “Phen này, chắc nhà không thoát khỏi tay mình”. Người thợ cạo được sửa tóc cho những nhà quyền quí nên chắc mẩm là được nhà. Anh học võ bị đấm nhiều miếng nhưng vẫn cắn răng chịu, nghĩ bụng: “Nếu sợ bị đấm thì bao giờ được nhà?”.

Đến hẹn, ba anh em trở về nhà. Nhưng chẳng ai biết làm thế nào để thi thố tài nghệ của mình, bèn ngồi bàn với nhau. Đương lúc ấy chợt có một chú thỏ băng qua cánh đồng. Anh thợ cạo reo lên: “May quá, thật là vừa đúng dịp”. Anh liền cầm đĩa xà phòng, đánh bọt, đợi thỏ ta đến gần, anh vừa chạy theo vừa quét xà phòng, cạo râu thỏ mà không hề làm thỏ xầy da chút nào. Người bố khen: “Khá lắm! Nếu hai thằng kia không làm được trò gì hay hơn thế thì cho mày cái nhà”.

Một lát sau có một cỗ xe ngựa chạy qua như bay. Anh đóng móng ngựa nói: “Bố xem tài con nhé!”. Anh liền chạy đuổi theo cỗ xe, tháo bốn móng sắt của một con ngựa và thay luôn bốn móng mới trong khi ngựa vẫn phi đều. Người bố lại khen: “Mày giỏi lắm! Mày chẳng kém gì em mày. Không biết cho đứa nào cái nhà đây!”.

Lúc bấy giờ người con út mới nói:

– Thưa bố, bây giờ đến lượt con, bố cho con thử tài.

Vừa lúc ấy trời bắt đầu mưa. Anh ta rút ngay gươm múa kín trên đầu, người không dính một giọt nước nào. Trời mưa ngày càng to, anh ta múa càng hăng, áo quần vẫn khô như đứng nơi kín đáo. Người bố ngạc nhiên quá reo lên:

– Con thật là tài nhất! Thôi con được cái nhà rồi.

Hai anh cũng phục người em út lắm và đồng ý với cha. Ba anh em rất mực thương nhau nên ở cùng một nhà, mỗi người làm nghề của mình. Họ tài khéo nên kiếm được nhiều tiền. Họ sống sung sướng như vậy mãi cho đến lúc tuổi già, một người ốm chết, hai người kia buồn rầu cũng chết theo. Cả ba anh em vừa khéo vừa giỏi, lại vừa quý mến lẫn nhau, đều được chôn chung một mộ.

Câu 2 trang trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc).

Trả lời:

- Tên bài đọc: Câu chuyện Ba anh em.

- Tác giả: Phỏng theo truyện cổ Grim

+ Sự việc: Người cha khuyên bảo các con học nghề, ai tài giỏi nhất sẽ cho ngôi nhà. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn làm thợ cạo, còn người em út muốn làm thầy dạy võ. Cả ba người đều tài năng, khéo léo, kiên trì nên được trọng dụng. Đến ngày trở về, cả ba người con đều trổ tài và ai nất đều trầm trồ tán thưởng. Cuối cùng, khi người em út đứng múa kiếm dưới mưa, ai cũng phục tài và đồng ý trao thưởng ngôi nhà cho anh. Nhưng ba anh em họ rất yêu thương nhau, chung sống với nhau trong ngồi nhà hòa thuận vui vẻ suốt đời.

+ Nhân vật: người cha, ba anh em.

+ Hình ảnh, câu văn em thích: Hai anh cũng phục người em út lắm và đồng ý với cha. Ba anh em rất mực thương nhau nên ở cùng một nhà, mỗi người làm nghề của mình. Họ tài khéo nên kiếm được nhiều tiền. Họ sống sung sướng như vậy mãi cho đến lúc tuổi già, một người ốm chết, hai người kia buồn rầu cũng chết theo. Cả ba anh em vừa khéo vừa giỏi, lại vừa quý mến lẫn nhau, đều được chôn chung một mộ..

- Cảm nghĩ: Câu chuyện đã thể hiện giá trị của mỗi nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống và tình cảm đoàn kết, gắn bó của ba anh em.

Câu 3 trang trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Trả lời:

Em chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài đọc của mình cho các bạn trong tổ và trước lớp.

Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) (trang 78, 79 )

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.

LÊ MINH THẢO

Câu hỏi 1 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?

Trả lời:

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về những chi tiết hình ảnh trong bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.

Câu hỏi 2 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những câu văn nào thể hiện các nội dung sau:

a) Giới thiệu bài thơ.

b) Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.

c) Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế

Trả lời:

a) Giới thiệu bài thơ: Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

b) Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ: Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến

c) Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế: Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con

II. Bài học

- Cấu tạo của đoạn văn thể hiện cảm xúc:

+ Mở đoạn: Nêu sự việc, câu chuyện, bài thơ hoặc nêu ấn tượng chung của em.

+ Thân đoạn: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, chi tiết, hình ảnh,…

+ Kết đoạn: Khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu.

III. Luyện tập

Đề bài trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với bạn về tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ), chuẩn bị cho Bài viết 2.

Gợi ý:

– Có thể sự việc đó em đã được đọc trên báo, được nghe kể hoặc được chứng kiến, tham gia.

– Có thể bài thơ (câu chuyện) đó em đã được học, được đọc trong sách báo hoặc được nghe.

– Em cần cho biết sự việc (hoặc bài thơ, câu chuyện) đó đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì và những chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) nào đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc ấy.

Trả lời:

- Trao đổi về câu chuyện Chiếc đồng hồ đã được học.

- Cảm xúc: Chi tiết Bác Hồ đưa ra chiếc đồng hồ và nêu ra công dụng của từng bộ phận đã khiến em nhận ra được giá trị quan trọng của từng ngành nghề trong xã hội. Từ đó em cảm thấy trân trọng hơn mọi nghề trong xã hội, trân quý những người luôn kiên trì, hết mình với công việc của chính mình.

Nói và nghe: Trao đổi: Câu chuyện nghề nghiệp (trang 80)

Trình bày ý kiến của em về 1 trong 2 nội dung sau:

Câu 1 trang 80 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nói về một nghề mà em biết.

Nói và nghe lớp 5 trang 80 (Câu chuyện nghề nghiệp) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a) Giới thiệu một nghề mà em biết

- Thợ xây là một nghề rất quan trọng xã hội.

- Công việc của thợ xây giúp tạo ra những ngôi nhà và những công trình tuyệt vời cho cộng đồng và bảo trì chúng luôn vững chắc, an toàn.

b) Nghề đó là lợi gì cho gia đình, xã hội và bản thân người lao động?

- Nghề thợ xây không chỉ là một nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, mà còn là giúp cộng dồng phát triển hơn.

- Những người làm công việc này không chỉ đóng góp vào việc xây dựng những ngôi nhà và công trình, mà còn tạo ra những không gian sống và làm việc tốt đẹp hơn cho cộng đồng.

- Từ việc xây dựng những căn nhà ấm áp cho người dân đến việc đóng góp vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết.

- Nghề thợ xây là bậc thầy của sự kiên trì, tinh thần hợp tác và sự tự hào trong mỗi công trình đã hoàn thành.

Câu 2 trang 80 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em thích nghề nào? Vì sao?

Nói và nghe lớp 5 trang 80 (Câu chuyện nghề nghiệp) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a) Giới thiệu nghề mà em thích

- Nghề bác sĩ là một nghề em rất ngưỡng mộ và mong muốn theo đuổi trong tương lai.

- Bác sĩ là những người anh hùng trong cuộc sống hằng ngày vì họ chăm sóc và cứu chữa những người bệnh.

b) Vì sao em thích nghề đó?

- Em yêu thích nghề bác sĩ vì nó đem lại cho em cơ hội phục vụ và giúp đỡ những người khác trong cộng đồng.

- Từ khi còn nhỏ, em luôn cảm thấy hạnh phúc khi có thể chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh mình.

- Ngoài ra, em yêu thích sự học hỏi không ngừng trong nghề bác sĩ. Em tin rằng học hỏi là chìa khóa để phát triển và trở thành một bác sĩ tốt.

- Đặc biệt, em cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy bệnh nhân của mình phục hồi và cảm thấy tốt hơn nhờ vào sự chăm sóc của em.

- Đó là niềm vinh dự và sự tự hào mà em không thể tìm thấy ở bất kỳ nghề nghiệp nào khác.

Đọc: Tiếng chổi tre (trang 80, 81)

Nội dung chính Tiếng chổi tre: Bài thơ Tiếng chổi tre viết về sự cần cù, chăm chỉ của những người lao công không quản những ngày hè oi bức hay những đêm đông giá rét để có thể giữ cho đường phố luôn sạch đẹp.

Tiếng chổi tre

Những đêm hè

Khi ve ve

Đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác

Hàng me

Tiếng chổi tre

Đêm hè

Quét rác....

Những đêm đông

Khi con dông

Vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác...

Sáng mai ra

Gánh hàng hoa

Xuống chợ

Hoa Ngọc Hà

Trên đường rực nở

Hương bay xa

Thơm ngát

Đường ta

Nhớ nghe hoa

Người quét rác

Đêm qua.

Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông gió rét

Tiếng chổi tre

Sớm tối

Đi về

Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe!

TỐ HỮU

Tiếng chổi tre lớp 5 (trang 80, 81) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu 1 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự cần cù của chị lao công.

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự cần cù của chị lao công:

+ Vào những đêm hè, khi ve đã đi ngủ thì chị lao công quét rác trên đường Trần Phú.

+ Vào những đêm đông gió rét, sau cơn dông, con đường lặng ngắt, chị lao công như sắt như đồng vẫn quét rác.

+ Vào những đêm xuân, chị lao công cần cù quét rác để sáng hôm sau con đường rực rỡ, thơm ngát những gánh hoa.

Câu 2 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “Chị lao công / Như sắt / Như đồng”.

Trả lời:

Hình ảnh “Chị lao công / Như sắt / Như đồng” thể hiện sức mạnh và sự kiên cường của những người lao công trong cuộc sống hàng ngày. So với sắt và đồng, hai loại kim loại mạnh mẽ và bền bỉ, hình ảnh này tôn vinh khả năng chịu đựng và kiên nhẫn của người lao công khi họ làm việc vất vả, cần cù, chịu khó.

Câu 3 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tác giả muốn nói gì qua lời dặn dò: "Nhớ nghe hoa / Người quét rác / Đêm qua"

Trả lời:

Qua lời dặn dò: "Nhớ nghe hoa / Người quét rác / Đêm qua" tác giả muốn nhắc nhở chúng ta phải luôn tôn trọng, biết ơn những người lao động, kể cả những người làm công việc đơn giản như người lao công. Đây giống như một lời nhắc nhở về giá trị của sự công bằng và nhân đạo đối với moi ngành nghề trong cuộc sống.

Câu 4 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu khổ thơ cuối như thế nào?

Trả lời:

Khổ thơ cuối thể hiện hình ảnh của một người phụ nữ làm việc vất vả với chiếc chổi tre vào những đêm hè và đêm đông gió rét. Bằng cách nhắc nhở "Nhớ em nghe", tác giả muốn gửi thông điệp đến mọi người, khuyến khích họ phải lắng nghe và tôn trọng những người lao động. Tiếng chổi tre được nhấn mạnh để tôn vinh công việc của người phụ nữ này, và việc "Giữ sạch lề / Đẹp lối" thể hiện sự quan trọng của việc duy trì vệ sinh và môi trường xung quanh. Cuối cùng, lời dặn dò "Em nghe!" là một lời kêu gọi, một lời nhắc nhở để mọi người đều phải chú ý và đánh giá cao công lao của những người lao động..

Luyện từ và câu: Luyện tập tra từ điển (trang 82)

Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, các từ điển duới đây cho biết những thông tin gì?

Luyện từ và câu lớp 5 trang 82 (Luyện tập tra từ điển) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Các từ điển cho biết thông tin về từ đồng nghĩa Tiếng Việt, về thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, về nhân vật lịch sử và về tranh các loài hoa

Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn từ điển thích hợp để thực hiện một trong các yêu cầu dưới đây:

a) Tìm các từ đồng nghĩa với thơm ngát.

b) Tìm và giải thích nghĩa của câu tục ngữ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

c) Tìm hiểu và giới thiệu về nhân vật mà một trường học hoặc đường phố ở địa phương em mang tên.

Trả lời:

a) Tìm các từ đồng nghĩa với thơm ngát: Từ điển Từ đồng nghĩa Tiếng Việt

b) Tìm và giải thích nghĩa của câu tục ngữ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam.

c) Tìm hiểu và giới thiệu về nhân vật mà một trường học hoặc đường phố ở địa phương em mang tên: Từ điển nhân vật lịch sử.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Tìm ý, sắp xếp ý) (trang 82, 83)

Tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau:

Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6 (Câu chuyện chiếc đồng hồ, trang 77; Tiếng chổi tre, trang 80 – 81).

– Nêu tên câu chuyện (hoặc bài thơ) và ấn tượng chung của em về câu chuyện (bài thơ) đó.

– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết, hình ảnh nổi bật.

– Nêu ý nghĩa của câu chuyện (bài thơ), liên hệ thực tế.

Trả lời:

Bài thơ "Tiếng Chổi Tre" đã làm cho em cảm thấy như đang được đắm chìm trong một không gian tĩnh lặng, nơi mà những hình ảnh và từ ngữ được sắp xếp một cách tinh tế để gợi lên trong lòng em những cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa. Hình ảnh của người phụ nữ làm việc cần cù với chiếc chổi tre vào những đêm hè và đêm đông gió rét đã khắc sâu trong trí não và lòng tự hào của em. Điều đó đã gợi lên trong em sự khâm phục và tôn trọng sâu sắc đối với những người lao động bền bỉ, những người không ngừng hy sinh và đóng góp cho cộng đồng. Mỗi câu thơ trong bài thơ đều là một cảm xúc thăng trầm, từ hình ảnh của những đêm dài vắng bóng dưới ánh trăng sáng tỏ, đến tiếng chổi tre vang vọng như một nhịp điệu của cuộc sống. Em không chỉ cảm nhận được sự bền bỉ và sức mạnh của người phụ nữ trong bài thơ, mà còn cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc đối với môi trường và cộng đồng. Mỗi từ, mỗi hình ảnh trong bài thơ đều khiến em cảm thấy sâu lắng và biết ơn, và nó đã thôi thúc em suy ngẫm về giá trị của lao động và sự đồng cảm với những người xung quanh.

Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) ở trường em.

Gợi ý:

– Nêu sự việc và ấn tượng chung của em về sự việc.

– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết nổi bật.

– Nêu ý nghĩa của sự việc, tình cảm của em đối với nhân vật.

Trả lời:

Bác bảo vệ ở trường em là người mang lại cho chúng em nhiều niềm vui và an tâm hơn mỗi ngày. Bác không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn cho tất cả mọi người trong trường, mà còn là những người bạn đồng hành đáng tin cậy. Mỗi buổi sáng khi bước vào trường, em luôn nhìn thấy nụ cười thân thiện và sự nhiệt tình của bác, đem lại cho em một tâm trạng vui vẻ và sảng khoái để bắt đầu ngày mới. Bác bảo vệ không ngừng làm việc chăm chỉ và tận tâm, từ việc kiểm tra an ninh, tuần tra đến việc giải quyet các vấn đề nhỏ nhặt trong trường. Bác luôn sẵn lòng lắng nghe và giúp đỡ khi chúng em cần. Điều đó khiến cho môi trường học tập trở nên ấm áp và gần gũi hơn và giúp cho em cảm thấy tự tin và yên tâm khi đi học. Sự hiện diện của bác bảo vệ không chỉ đem lại sự an toàn mà còn làm cho mỗi ngày của em trở nên đầy ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Em rất biết ơn và trân trọng công việc của bác bảo vệ, và luôn nhớ mãi tình cảm và sự quan tâm mà bác dành cho mọi người.

Đọc: Hoàng tử học nghề (trang 83, 84)

* Nội dung chính Hoàng tử học nghề: Câu chuyện kể về một chàng hoàng tử muốn lấy một cô gái chăn cừu nhưng cô đề nghị chàng phải làm một nghề nào đó thì cô mới lấy chàng. Chàng hoàng tử quyết tâm học nghề dệt thảm rơm trở nên thành thạo và cưới được cô gái chăn cừu. Khi bị cướp bắt và nhốt, hoàng tử đã sử dụng trí thông minh và kỹ năng dệt thảm rơm của mình để gửi tín hiệu cầu cứu tới vợ và cha. Cuối cùng nhờ vợ nhận ra bức thư dệt trong tấm thảm nên hoàng tử đã được giải cứu kịp thời.

Hoàng tử học nghề

Hoàng tử học nghề lớp 5 (trang 83, 84) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Vua nước Ba Tư kén vợ cho hoàng tử. Thật kì lạ, hoàng tử chỉ muốn lấy con gái một người chăn cừu. Nhà vua khuyên mãi không được, đành cử sứ giả đến tìm cô gái.

Cô gái hỏi:

– Hoàng tử làm nghề gì?

Sứ giả ngạc nhiên:

– Hoàng tử là con vua, chàng không phải làm gì cả.

Cô gái bảo:

– Chàng phải học một nghề gì đó mới được!

Nghe sứ giả trở về tâu lại, nhà vua hỏi hoàng tử:

– Cô gái ấy muốn con học một nghề nào đó. Con còn muốn lấy cô ta nữa hay thôi?

Hoàng tử thưa:

– Con sẽ học nghề dệt thảm rơm.

Nhà vua đành mời một thợ giỏi đến dạy chàng. Chỉ sau vài ba ngày, hoàng tử đã dệt được những tấm thảm rơm rất đẹp. Sứ giả bên trở lại nhà cô gái, đưa cho cô xem những tấm thảm ấy. Thế là cô gái đồng ý. Nàng trở thành vợ hoàng tử.

Một hôm, hoàng tử đi chơi xa. Chàng rẽ vào một quán ăn, không ngờ đầy là sào huyệt của bọn cướp. Chúng nhốt hoàng tử vào một phòng giam, đòi tiền chuộc. Hoàng tử bảo:

– Tôi là thợ dệt thảm rơm. Tôi sống một mình nên không ai đem tiền chuộc đến được đâu. Nhưng hôm qua, nhà vua vừa cho người đến đặt tôi làm một tấm thảm lớn. Nếu mang thảm đến đó bán thì sẽ được một món tiền to.

Thế là bọn cướp mang rơm cho chàng dệt, rồi đem thảm đến cung vua. Nhà vua đua tấm thảm cho vợ hoàng tử. Nàng chăm chú ngắm nhìn từng nét hoa văn trên thảm. Hoá ra, đó là một bức một thư, chỉ chỗ bọn cướp giam giữ hoàng tử. Nhà vua liền cho quân đến cứu chàng. Gặp lại vợ, hoàng tử cảm động cầm tay nàng, bảo:

– Cảm ơn nàng. Nhờ có nàng mà ta thoát chết.

Truyện dân gian Ba Tư

Đọc hiểu

Câu 1 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu chuyện trên gồm mấy đoạn? Tóm tắt nội dung mỗi đoạn.

Trả lời:

Câu chuyện trên gồm 3 đoạn.

Đoạn 1: Từ đầu đến “tìm cô gái”: Hoàng tử muốn lấy vợ là một cô gái làm nghề chăn cừu, điều này khiến nhà vua quan ngại và cử sứ giải đến tìm cô gái đó.

Đoạn 2: Tiếp theo đến “vợ hoàng tử”: Cô gái đề xuất hoàng tử cần học một nghề trước khi kết hôn, hoàng tử quyết định học nghề dệt thảm rơm và trở nên thành thạo rồi kết hôn với cô gái.

Đoạn 3: Còn lại: Hoàng tử bị cướp bắt và nhốt trong sào huyệt. Nhưng nhờ vào kỹ năng dệt thảm rơm, hoàng tử đã lừa được bọn cướp và gửi được thông điệp cứu nguy tới vợ. Nhà vua và quân đội đến cứu hoàng tử, và cuối cùng hoàng tử được giải thoát và trở về an toàn.

Câu 2 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao sứ giả ngạc nhiên khi cô gái hỏi hoàng tử làm nghề gì?

Trả lời:

Vì hoàng tử là con của vua, sống sung sướng từ nhỏ nên chàng không cần phải làm gì cả.

Câu 3 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Khi sa vào ổ cướp, hoàng tử đã làm cách nào để thoát nạn?

Trả lời:

Khi sa vào ổ cướp hoàng tử đã lừa bọn cướp đem thảm chàng dệt đến bán cho nhà vua sẽ được một món tiền lớn. Bọn cướp tin và đem rơm đến để chàng dệt thảm, hoàng tử đã dệt một bức thư chỉ chỗ của bọn cướp lên hoa văn của tấm thảm rơm đó.

Câu 4 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao hoàng tử nói với vợ : “Nhờ có nàng mà ta thoát chết.”?

Trả lời:

Hoàng tử nói như vậy với vợ vì vợ đã nhận ra nét hoa văn trên tấm thảm rơm là bức thư cầu cứu của hoàng tử.

Câu 5 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu chuyện trên đem lại bài học gì cho mỗi người?

Trả lời:

Bài học từ câu chuyện là về sự quan trọng của tự chủ và trách nhiệm cá nhân. Hoàng tử đã học được rằng việc phát triển kỹ năng và độc lập cá nhân là rất quan trọng. Thay vì chỉ phụ thuộc vào vị thế hoàng tộc, anh ta đã quyết định học một nghề và trở nên tự chủ hơn. Khả năng ứng phó với khó khăn cũng được nhấn mạnh khi chàng sử dụng kỹ năng nghề nghiệp của mình để giải quyết tình huống nguy hiểm một cách sáng tạo. Bên cạnh đó, bài học còn nói về tinh thần quan tâm và sẵn lòng học hỏi từ người khác, như cô gái đã khuyến khích hoàng tử phát triển bản thân. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tôn trọng và khuyến khích người khác trong việc xây dựng một môi trường tích cực.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết) (trang 84)

Đề bài trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết học trước, viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ.

Gợi ý:

- Dựa vào các ý đã nêu ở tiết học trước để viết nhưng có thể bổ sung một số ý hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.

- Câu mở đoạn cần nêu được ý khái quát, các câu tiếp theo phát triển ý của câu mở đoạn. Chú ý sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của em về sự việc hoặc câu chuyện, bài thơ.

- Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Trả lời:

Câu chuyện Chiếc đồng hồ đã khiến cho tâm trí em lắng đọng và sâu sắc. Trong những câu hỏi của Bác Hồ và những câu trả lời của mọi người, em nhận ra được sự ẩn dụ sâu sắc về tinh thần cách mạng và vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc. Từ chiếc đồng hồ đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa đến việc Bác Hồ áp dụng nó vào bài học cách mạng, em cảm nhận được sự thông thái và tầm nhìn xa rộng của người lãnh đạo vĩ đại. Bác Hồ đã dùng những hình ảnh sinh động để giảng dạy về sự đoàn kết, tính toàn diện và quan trọng của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nhìn lại, câu chuyện về chiếc đồng hồ đã làm cho em nhận ra rằng, dù mỗi người có vai trò nhỏ bé trong cuộc sống và cách mạng, nhưng nếu mỗi người đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn và trách nhiệm, thì sức mạnh tập thể sẽ được củng cố và phát triển. Đồng thời, câu chuyện cũng làm cho em nhớ về tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, điều mà Bác Hồ luôn khuyến khích và truyền đạt.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 85)

Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc.

Gợi ý

– Lớn lên em làm gì? (Giơ-gin-na Xi-ga-ra, Bơ-na-đét Kiu-xét)

– Em muốn trở thành bác sĩ (Pe-gơ-sót)

– Bạn hợp với nghề gì nhỉ? (Oang Xi-ao-xi-ao)

Trả lời:

Câu chuyện Ba anh em (Truyện cổ Grim)

Bài thơ: Chiếc cầu mới (Thái Hoàng Linh)

Kịch vui: Chọn nghề cho con

Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.

a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

b) Nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm đó.

Trả lời:

Bài thơ: Chiếc cầu mới

a) Em thích chi tiết đoàn người đi bộ cùng nhau cười hớn hở ngắm nhìn chiếc cầu dài và tấm tắc khen các chú công nhân xây dựng tài năng bởi vì trong khoảnh khắc ấy, họ cảm nhận sự tài năng và cống hiến của những người xây dựng, cảm thấy hạnh phúc và kết nối.

b) Cảm nghĩ về tác phẩm:

Bài thơ này diễn tả một hình ảnh đẹp và hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là qua việc xây dựng cầu mới. Câu chuyện diễn ra trên dòng sông trắng, tạo nên một không gian yên bình và thanh tịnh. Hình ảnh về tàu xe chạy qua cầu và xe lửa đi qua tạo ra một bức tranh sôi động của cuộc sống đô thị. Sự mạnh mẽ và đa dạng của phương tiện giao thông tạo nên một cảm giác hối hả và sôi động. Tuy nhiên, giữa cuộc sống bận rộn, đoàn người đi bộ vẫn tìm thấy thời gian để dừng lại và ngắm nhìn chiếc cầu mới với lòng tôn trọng và hạnh phúc. Việc họ khen ngợi tài năng của các công nhân xây dựng thể hiện sự biết ơn và đánh giá cao đối với công lao của họ. Từ bài thơ này, chúng ta có thể cảm nhận được sự gắn kết và sự đồng lòng của cộng đồng, cũng như giá trị của công việc cống hiến và xây dựng một tương lai tốt đẹp cho tất cả mọi người.

Đọc: Tìm việc (trang 85, 86)

* Nội dung chính Tìm việc: Câu chuyện kể về một người đàn ông đứng tuổi đi xin việc ở một công ti nhưng bị từ chối vì không sử dụng máy vi tính và thư điện từ. Nhưng khi ông lang thang trong thành phố đã tình cờ tìm được một cơ hội kinh doanh cho chính mình. Vì giá cà chua ở thành phố đắt gấp đôi ở ngoại thành nên ông đã bắt đầu kinh doanh cà chua, công việc kinh doanh ngày càng thành công. Gia đình ông đều cùng ông thực hiện công việc này. Sau nhiều năm, ông đã có một công ti nhỏ và tạo được việc làm cho hàng chục người.

Tìm việc

Tìm việc lớp 5 (trang 85, 86) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Một người đàn ông đúng tuổi đến xin việc ở công ti nọ. Sau khi phỏng vấn, vị giám đốc bảo ông:

– Hãy cho tôi địa chỉ thư điện tử của anh để công ti gửi cho anh các thông tin cần thiết.

Người đàn ông thú thật là ông không có máy vi tính và cũng không dùng thư điện tử.

– Rất tiếc, một công ti lớn như chúng tôi chỉ giao dịch với nhân viên qua thư điện tử, nên không thể tuyển dụng anh được. Rất tiếc...

Người đàn ông đi lang thang trong thành phố, rồi tình cờ đến một của hàng rau quả. Khi nhìn lên bảng giá, ông bất ngờ thấy giá cà chua ở đây cao gần gấp đôi giá ở ngoại thành, nơi ông đang sống. Hôm sau, ông đem toàn bộ số tiền mình có mua cà chua và mang vào trung tâm thành phố bày bán. Chưa đầy hai tiếng, ông đã bán hết tất cả cả chua và kiếm được gần gấp đôi số vốn bỏ ra.

Từ hôm đó, ông bắt đầu kinh doanh cà chua. Ngày ngày, ông dậy từ lúc trời chưa sáng để đi lấy hàng rồi chở đến bán tại một khu trung tâm đông đúc nào đó. Sang tuần lễ thứ hai, ông mua được chiếc xe kéo để vận chuyển hàng. Một thời gian sau, ông mua được chiếc xe tải nhỏ. Hai người con trai phụ ông buôn bán, vợ ông phụ mua cà chua, còn cô con gái đi học thêm lớp kế toán để làm sổ sách giúp ông.

Thời gian dần trôi qua. Cuối năm thứ năm, ông đã có một công ti nhỏ chuyên chế biến và kinh doanh cà chua. Công ti của ông đã tạo việc làm cho hàng chục người.

Theo THANH GIANG

Đọc hiểu

Câu 1 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao người đàn ông không được nhận vào làm việc ở công ti nọ?

Trả lời:

Người đàn ông không được nhận vào làm việc ở công ti đó vì anh ta không có máy vi tính và không sử dụng thư điện tử. Công ty yêu cầu giao tiếp và giao dịch thông qua email, và vì vậy họ chỉ tuyển dụng những nhân viên có khả năng sử dụng công nghệ này.

Câu 2 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Người đàn ông đã chủ động tìm công việc phù hợp với mình như thế nào?

Trả lời:

Người đàn ông sau khi bị từ chối việc vì không sử dụng thư điện tử, đã quyết định tìm cơ hội mới. Anh ta nhận ra giá cà chua ở trung tâm thành phố cao hơn, và bắt đầu kinh doanh bằng việc bán cà chua tại đó. Thành công ban đầu đã khích lệ anh ta phát triển kinh doanh và xây dựng một công ty riêng.

Câu 3 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Sáng kiến của ông đem lại lợi ích gì cho gia đình và những người khác?

Trả lời:

Sáng kiến của ông không những giúp cho gia đình có một nguồn thu nhập ổn định, mọi thành viên trong gia đình đều có việc làm trong công ti ông mà còn tạo cơ hội việc làm cho nhiều người trong cộng đồng, cải thiện đời sống, tăng cường phát triển cộng đồng.

Câu 4 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, "xin việc" và "tìm việc" khác nhau như thế nào?

Trả lời:

“Xin việc” là việc mình đến phỏng vấn, xin vào làm ở một công ti và phải được sự chấp thuận của họ thì mới được đi làm.

“Tìm việc” là quá trình tổng hợp thông tin , tìm hiểu về các cơ hội việc làm có sẵn trên thị trường lao động hoặc nhận biết các cơ hội kinh doanh trong môi trường xung quanh.

Luyện từ và câu: Luyện tập tra từ điển (tiếp theo) (trang 86, 87)

I. Nhận xét

Câu hỏi 1 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Từ điển có thể xuất bản dưới dạng sách in và tài liệu trên mạng in-tơ-nét. Hãy tìm hiểu trên mạng in-tơ-nét về một kiến thức em cần biết.

M: Gõ từ khóa Vàm Cỏ Đông

Luyện từ và câu lớp 5 trang 86, 87 (Luyện tập tra từ điển (tiếp theo)) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Ví dụ em muốn biết thông tin về sông Hồng, chúng ta gõ từ khóa “sông Hồng”:

Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam….

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Câu hỏi 2 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tra cứu nhanh một trong những kiến thức sau trong từ điển (sách in hoặc tài liệu trên mạng in-tơ-nét):

a) Một nhân vật nổi tiếng (có thể là nhân vật mà trường em mang tên).

b) Một cảnh đẹp nổi tiếng (ở nước ta hoặc một nước khác).

Trả lời

a) Một số nhân vật nổi tiếng như Bác Hồ, Trần Quốc Toản, Lê Quý Đôn, Marie Curie…

b) Một số cảnh đẹp nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Động Phong Nha – Kẻ Bàng…

Góc sáng tạo: Bức tranh nghề nghiệp (trang 87)

Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Mỗi tổ thực hiện một trong những nội dung sau:

a) Tổ chức bàn trưng bày (hoặc góc trưng bày) tranh, ảnh đã sưu tầm hoặc tự vẽ về các nghề nghiệp (ở tiết Trao đổi - Câu chuyện nghề nghiệp, trang 80).

b) Giới thiệu về một số nghề nghiệp thông qua các trò chơi, đố vui, đọc thơ, diễn kịch,...

Trả lời:

a) Tham khảo một số tranh ảnh về các nghề nghiệp.

Bức tranh nghề nghiệp trang 87 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

b) Học sinh giới thiệu về một số nghề nghiệp thông qua các trò chơi, đố vui, đọc thơ, diễn kịch.

Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bình chọn những sản phẩm, hoạt động hay.

Trả lời:

Học sinh trao đổi bài với các bạn và bình chọn sản phẩm hay và đẹp nhất.

Tự đánh giá: Cô giáo em (trang 87, 88)

A. Đọc và làm bài tập

Cô giáo em

Cô giáo em trang 87, 88 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng.

Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng. Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng. Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn. Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.

Cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.

Giờ Tiếng Việt, cô dạy chúng em biết bao bài thơ, bài văn hay. Cô luyện cho chúng em thói quen lập dàn ý, gọi cho chúng em tìm những từ đồng nghĩa để diễn đạt được sinh động. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em bao cách giải hay, sáng tạo. Khi chấm bài, cô sửa cho chúng em từng lỗi nhỏ. Cứ thế, cô kiến trì dìu dắt chúng em từng bước cho đến hết năm học.

Suốt hai năm học, em chưa thấy cô nặng lời với một học sinh nào mà lớp em vẫn trật tự, kỉ luật tốt. Thỉnh thoảng, cô còn kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện lí thú, gợi cho mọi người ý thức đoàn kết, cùng nhau làm việc tốt, tránh điều xấu.

Đối với em, cô Hằng là người mẹ thứ hai. Mai đây khôn lớn, dù đi bất cứ nơi đâu, làm việc gì, em vẫn nhớ mái trường quen thuộc của thời thơ ấu. Ở đó có cô giáo Hằng thân yêu và bao thầy cô khác đã dìu dắt em nên người.

Theo TRẦN LƯU PHƯƠNG

* Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặc điểm ngoại hình nào nói lên tính cách của cô giáo Hằng? Tìm ý đúng.

a) Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng.

b) Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng.

c) Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn.

d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.

Trả lời:

Chọn đáp án: d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.

Câu 2 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tác giả muốn nói lên điều gì về cô giáo qua các hoạt động của cô được tả trong bài văn? Tìm các ý đúng.

a) Cô có cách dạy, cách giáo dục rất hay.

b) Cô thường kể chuyện cho học sinh.

c) Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.

d) Cô rất thương yêu học sinh.

Trả lời:

Chọn đáp án: d) Cô rất thương yêu học sinh.

Câu 3 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bài văn áp dụng cách mở bài và kết bài nào? Tìm ý đúng nhất:

a) Mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng.

b) Mở bài gián tiếp, kết bài không mở rộng.

c) Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.

d) Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng.

Trả lời:

Chọn đáp án c) Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.

Câu 4 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm và chép lại 4 từ ngữ trong bài đọc chỉ hoạt động của các thầy, cô trên lớp.

Trả lời:

4 từ ngữ: giảng bài, dạy, luyện, chấm bài.

Câu 5 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em

Trả lời:

Khi đọc bài văn "Cô giáo em", những cảm xúc của em dường như được hòa quyện trong một dòng chảy ấm áp và ý nghĩa. Mỗi từ, mỗi câu chữ đều đượm đà tình cảm và sự biết ơn. Bức tranh về cô được mô tả một cách tỉ mỉ và sống động, từ dáng vẻ thanh thoát đến gương mặt rạng ngời của cô. Ánh mắt của cô luôn tràn đầy tình thương và sự hiểu biết, mỗi lần nhìn học trò, nó đã mang lại cho đám học trò sự an ủi và khích lệ. Cô giáo không chỉ là người thầy truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn, người đồng hành trên con đường học tập và trưởng thành.. Từ việc giảng bài đến sự quan tâm và hỗ trợ trong việc rèn luyện kỹ năng và đạo đức cho học sinh, cô luôn tỏ ra như một người mẹ thực sự. Khi đọc xong bài văn này, từng dòng chữ đều đánh thức trong em những ký ức ngọt ngào về cô giáo của mình những năm học trước đầy vui vẻ và ý nghĩa. Mỗi khi nhớ đến cô giáo của mình, em luôn cảm thấy biết ơn vả tự hào vì đã có cơ hội được gặp gỡ và học tập dưới sự ấm áp, dịu dàng của cô.

B. Tự nhận xét

Câu 1 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời:

HS tự đánh giá bài làm của mình.

Câu 2 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời:

HS dựa vào bài đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân.

1 40 lượt xem