Bài 8: Có lí có tình (trang 104) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 8: Có lí có tình trang 104 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

1 1,406 24/04/2024


Bài 8: Có lí có tình – Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ và đọc: Mồ Côi xử kiện (trang 104, 105, 106)

Chia sẻ

Bạn nên làm gì

Câu 1 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, ở mỗi tình huống sau, chúng ta nên giải quyết như thế nào?

Mồ Côi xử kiện lớp 5 (trang 104, 105, 106) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

Hình 1: Mẹ nên can ngăn, phân tích với hai anh em vì sao không nên tranh nhau đồ chơi, và yêu cầu hai anh em làm lành giải quyết sự việc với nhau.

Hình 2: Nên can ngăn và xem xét ai là người bị phạm lỗi để đưa ra mức phạt.

Hình 3: Nên khuyên bạn rằng đó là một hành động xấu, ai cũng muốn chơi nhưng họ đều xếp hàng chờ đợi.

Câu 2 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm thêm những tình huống tương tự tình huống ở bài tập 1 và nêu ý kiến của em về cách giải quyết:

a) Những người liên quan tự hoà giải với nhau.

b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai.

Trả lời

a) Những người liên quan tự hoà giải với nhau

VD: Bạn Nam mượn thước của em nhưng bạn lỡ làm gãy

Ở tình huống này hai bạn có thể tự giải quyết với nhau bằng việc bạn Nam sẽ xin lỗi vì đã làm gãy thước và có thể mua đền cho bạn chiếc thước khác

b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai

VD: Bác A đi xe gây tai nạn trên đường

Ở tình huống này cần có cảnh sát giao thông tham gia và phân xử xem ai là người đã vi phạm luật an toàn giao thông và ở mức độ nào

Bài đọc 1: Mồ côi xử kiện

* Nội dung của bài Mồ côi xử kiện: Câu chuyện kể về một chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn công tâm và có tài xử án rất thông minh

Mồ côi xử kiện

Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm. nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.

Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:

– Bác này vào quán của tôi hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tôi kiện bác ấy. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:

– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả.

Mồ Côi bảo:

– Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không?

Bác nông dân đáp:

– Thưa có.

Mồ Côi nói.

– Nếu bác đã hít mùi thức ăn thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

– Hai mươi đồng.

– Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo.

Bác nông dân giãy nảy

– Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đầu mà phải trả tiền ?

– Bác cứ đưa tiền đây.

Bác nông dân ấm ức

– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

– Cũng được.

Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

– Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy nghe nhé! Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phản:

– Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.

Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhõm, còn ông chủ quán đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.

Truyện dân gian dân tộc Nùng

Mồ Côi xử kiện lớp 5 (trang 104, 105, 106) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu hỏi 1 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao mồ côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?

Trả lời

Vì mồ côi nhanh nhẹn, công tâm nên người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.

Câu hỏi 2 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đòi hỏi của người chủ quán vô lí như thế nào?

Trả lời

Đòi hỏi của người chủ quán vô lí vì đòi tiền bác nông dân vì bác nông dân đã hít mùi thơm thức ăn của quán.

Câu hỏi 3 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi?

Trả lời

Em thấy cách phân xử của chàng Mồ Côi là hợp tình hợp lí, vì bác nông dân không ăn mà chỉ hít hương thơm của các món ăn nên người chủ quán cũng chỉ được nghe tiếng bạc chứ không được nhận

Câu hỏi 4 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học gì?

Trả lời

Theo em qua vụ kiện này người chủ quán học được bài học về việc không được đòi hỏi vô lí

Câu hỏi 5 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện:

Trả lời

Ý a: Gậy ông đạp lưng ông

Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về phán xử, hoà giải (trang 106)

Câu 1 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về việc hoà giải, phân xử.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

Trả lời

– Chuyện “Truyện cổ tích Cậu bé thông minh”

– Chuyện “Truyện cổ tích Phân xử tài tình”

– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên

* Truyện Cậu bé thông minh

Một ông vua muốn tìm người tài giúp nước nên sai viên quan đi dò la khắp nơi. Đi đến vùng nào, viên quan cũng ra những câu đố oái oăm nhưng vẫn chưa tìm được người tài. Một hôm, viên quan đến một làng kia, thấy hai cha con đang cày ruộng. Viên quan lại gần rồi hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con liền hỏi lại rằng nếu cho biết ngựa của ông một ngày đi được mấy bước thì sẽ trả lời một ngày cày được bao nhiêu đường. Quan nghe vậy mừng rỡ, bẩm báo với nhà vua. Nghe xong, vua thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé. Vua truyền ban cho dân làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực và phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Khi đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua rằng trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Bấy giờ, nước láng giềng lăm le xâm lược nước ta. Để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Sau đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên. Vua còn cho xây một dinh thự ở cạnh hoàng cung cho em bé ở, tiện hỏi han.

*Truyện Phân xử tài tình

Chuyện kể về một ông vị quan rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất tài tình, công bằng, ông thường đưa ra những tình huống và quan sát biểu hiện của những người trong vụ kiện đó để đưa ra lý lẽ công bằng và phán xử

Câu 2 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tĩnh cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).

Trả lời

+ Tên bài đọc: Cậu bé thông minh

+ Tên tác giả: Chuyện dân gian Việt Nam

+ Cảm xúc của em về bài đọc:

Truyện cổ tích cậu bé thông minh cho em thấy rằng nhân vật cậu bé trong câu chuyện là một cậu bé vô cùng thông minh và hoạt bát, không những thế cậu còn không thấy sợ mà rất dũng cảm để đối đáp với vua, dám thịt trâu vua đưa xuống để đãi dân làng mà không sợ bị xử tội, nhờ những lần đối đáp đó của cậu mà đã được nhà vua trọng dụng, giúp nhà vua ngăn chặn ý định của quân xâm lược và được phong trạng nguyên.

Câu 3 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Trả lời:

Em tự chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài với các trong lớp của mình.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn) (trang 107)

Viết câu mở đoạn và câu kết đoạn cho các đoạn văn sau:

Đoạn văn 1 trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

Mở đoạn:……

Thân đoạn:

Việc đeo khăn quàng đỏ là vinh dự và cũng là trách nhiệm của người đội viên, nhưng tại sao một số bạn lại ngại ngùng khi đeo khăn quàng đỏ? Có bạn nhất khăn quàng đỏ vào cặp hoặc túi quần, khi đến lớp mới vội vàng lôi cái khăn nhàu nhĩ từ trong cặp, trong túi ra. Như thế không hay chút nào.

Kết đoạn:………

Đoạn văn 2 trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

Mở đoạn:……….

Thân đoạn:

Các bạn nghĩ xem, nếu ai cũng mang đồ ăn sáng vào lớp thì kết quả thế nào? Thứ nhất, lớp học sẽ bữa bãi vì đồ ăn rơi vãi ra bàn ghế, sách vở. Thứ hai, khi bạn ăn sáng trong lớp, bạn sẽ khiến các bạn khác không tập trung học tập. Chưa kể, mùi thức ăn còn gây khó chịu cho mọi người xung quanh.

Kết đoạn:………

Trả lời

- Đoạn văn 1

* Mở bài

Trong thời gian đi học, có rất nhiều các hoạt động diễn ra nhằm tạo những sân chơi cũng như những hoạt động thú vị khác giúp chúng em được học tập và trải nghiệm nhiều hơn. Nhưng hoạt động mà em thích nhất là được kết nạp vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội và được đeo lên chiếc khăn quàng đỏ quý giá đó là cả một quá trình rèn luyện của bản thân mỗi bạn học sinh, nên em rất yêu quý và trân trọng chiếc khăn quàng đỏ đó.

* Kết bài

Em mong rằng những bạn học sinh đã may mắn được lựa chọn để được đứng trong hàng ngũ của Đội, hãy luôn trân trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ đeo khăn quàng đỏ của mình. Giữ gìn tốt chiếc khăn quàng đỏ cũng là một hành động để chứng minh rằng bạn là một người đội viên tốt và xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đội

- Đoạn văn 2

* Mở bài

Mình rất thích đến lớp vào mỗi buổi sáng sớm, không khí ở trường thật trong lành và mát mẻ. Buổi sáng, hầu như sân trường và các lớp học đều được cô lao công dọn dẹp rất sạch sẽ, khi bước vào lớp sẽ cảm nhận được sự trong lành của những ánh nắng ngày mới, giúp mình có tinh thần học tập hơn vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây lớp mình thường có một vài bạn ăn sáng ở trong lớp, việc các bạn ăn sáng ở trong lớp khiến lớp có rất nhiều mùi đồ ăn khó chịu, không những thế nó còn ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.

* Kết bài

Mình mong rằng các bạn có thể dậy sớm hơn, có thời gian chuẩn bị và ăn sáng trước khi vào lớp, để giảm thiểu tốt nhất việc mùi đồ ăn có trong lớp và gây mất vệ sinh lớp học.

Nói và nghe: Trao đổi: Ý kiến của em (trang 108)

Câu 1 trang 108 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện.

Gợi ý về nội dung trao đổi

– Vì sao người chủ quán kiện bác nông dân?

– Việc kiện đó có hợp lí hay không? Vì sao?

– Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi?

Trả lời

Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện

- Người chủ quán kiện bác nông dân vì cho rằng bác nông dân đã vào quán hít mùi thơm của đồ ăn mà không trả tiền.

- Việc đó là không hợp lý. Vì người nông dân không ăn các món ăn trong quán, không làm mất đi số lượng đồ ăn mà người bán hàng có nên người nông dân không phải trả tiền.

- Em nhận thấy cách phân xử của chàng Mồ Côi là hợp lí vì bác nông dân chỉ hít mùi thơm không được ăn thì người bán hàng cũng chỉ được nghe tiếng bạc kêu trong đĩa chứ không được nhận tiền.

Câu 2 trang 108 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống.

Gợi ý về nội dung trao đổi

Giới thiệu một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống

(M)

– Một số bạn cho rằng, các trò chơi dân gian truyền thống không còn phù hợp với học sinh ngày nay nữa. Một số bạn khác không đồng ý.

– Một số bạn cho rằng đã có cô bác lao công quét dọn trường lớp, học sinh không cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Một số bạn khác không đồng ý.

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Trả lời

VD: Một số bạn cho rằng sử dụng điện thoại xem bài tham khảo trên mạng là cần tiết, một số bạn lại không cho như vậy là tốt

Đọc: Người chăn đê và hàng xóm (trang 108, 109)

* Nội dung bài Người chăn dê và hàng xóm: Câu chuyện kể về 2 người hàng xóm sống gần nhau. Một người nuôi rất nhiều dê và một nguồi lại nuôi chó săn, những con chó săn luôn làm hại đến đàn dê nên người chăn dê đã kiện ra toà. Ở toà người chăn dê đã nghe được lời khuyên của thẩm phán và có cách xử lí rất thông minh

Người chăn dê và hàng xóm

Có một người nuôi rất nhiều dê. Hàng xóm của ông ta lại nuôi chó dữ. Mấy con chó thường nhảy qua hàng rào, tấn công những con dê đáng thương. Mấy lần, người chăn dê bảo người hàng xóm trông coi đàn chó của mình, nhưng người hàng xóm cứ mặc kệ, chỉ nhận lời miệng. Vài ngày sau, chó của ông ta lại nhảy qua hàng rào, cắn bị thương mấy con dê. Người chăn dê không thể chịu đựng hơn nữa, liền kiện lên quan toà.

Nghe lời buộc tội của người chăn dê, vị quan toà anh minh nói:

– Ta có thể trừng phạt người nuôi chó, cũng có thể ra lệnh nhốt chó của anh ta lại. Nhưng làm như vậy, anh sẽ mất một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn hàng xóm của mình là kẻ thù hay muốn họ là bạn mình?

– Đương nhiên tôi muốn hàng xóm là bạn rồi.

– Vậy anh hãy nghĩ xem, làm thế nào để có một người hàng xóm tốt và đàn dê của anh được an toàn?

Người chăn dê suy nghĩ hồi lâu, rồi vui vẻ ra về. Hôm sau, người chăn dê chọn ba con dê con đem tặng cho ba cậu con trai người hàng xóm. Nhìn thấy những con dê xinh xắn, hiền lãnh, ba cậu con trai vui sướng như bắt được vãng, hằng ngày tan học về đều ra sân chơi với ba con dê. Vì sợ ba con dê của con bị tấn công, người nuôi chỗ làm một chiếc lồng sắt to, nhốt lũ chó vào trong. Từ đó về sau, đàn dẽ của người chăn dê không bị tấn công nữa. Để cảm tạ ý tốt của người chăn dê, mỗi khi có món ăn ngon, người hàng xóm thường đem biểu ông. Dẫn dẫn, hai nhà trở thành hàng xóm tốt của nhau.

Người chăn đê và hàng xóm lớp 5 (trang 108, 109) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu hỏi 1 trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Người chăn dê kiện hàng xóm về việc gì?

Trả lời

Người chăn dê kiện hàng xóm về việc chó nhà hàng xóm nhảy qua rào và cắn bị thương mấy con dê nhà ông.

Câu hỏi 2 trang109 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vị quan toà khuyên người chăn dê thế nào? Nêu ý kiến của em về lời khuyên đó.

Trả lời

Vị quan toàn khuyên người chăn dê nên suy nghĩ xem muốn có một người bạn hay muốn thêm một kẻ thù. Em cảm thấy lời khuyên này của vị quan toà rất thú vị. Ông để cho người chăn dê tự suy nghĩ và đưa ra lựa chọn của mình.

Câu hỏi 3 trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Người chăn dê đã làm gì để người hàng xóm thay đổi cách ứng xử?

Trả lời

Người chăn dê đã chọn ra ba con dê con mang tặng cho ba người con nhà hàng xóm, và bọn trẻ rất thích ba con dê đó.

Câu hỏi 4 trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu chuyện này muốn nói lên điều gì?

Trả lời

Câu chuyện này nói lên rằng mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó, và bằng cách khôn khéo khác nhau chúng ta sẽ giải quyết được mọi chuyện theo chiều hướng tốt đẹp.

Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (tiếp theo) (trang 110)

Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các từ in đậm dưới đây có tác dụng gì? Xếp chúng vào nhóm phù hợp:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”. Quý thì bảo quý nhất là vàng. Còn Nam cho rằng thì giờ mới là thứ quý nhất. Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai.

Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ.

Theo TRỊNH MẠNH

a) Dùng để hỏi (đại từ nghi vấn)

b) Dùng để chỉ một người bất kì (đại từ thay thế)

Trả lời

a) Dùng để hỏi (đại từ nghi vấn): “Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” “ Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?”

b) Dùng để chỉ một người bất kì (đại từ thay thế): Không ai chịu ai

Câu 2 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm các đại từ thay thế chỉ sự vật, số lượng, địa điểm trong những câu sau:

a) Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

Ca dao

b) Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người, sống để yêu nhau.

TỐ HỮU

c) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

NGUYỄN PHAN HÁCH

Trả lời

a) Đại từ thay thế: Ai, bao nhiêu, bấy nhiêu

b) Đại từ thay thế: Gì, thế

c) Đại từ thay thế: Đâu, đấy

Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong câu có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). Chỉ ra từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô) đó.

Trả lời

- Lan học cùng lớp với em, bạn ấy là lớp trưởng (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ Lan)

- Bạn Minh học rất giỏi Toán, Tiếng Việt, và Tiếng Anh cũng thế (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ Tiếng Anh)

- Bạn Hoa mới mua bộ váy mới, rất đẹp (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ bộ váy)

Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn) (trang 111)

Hai đoạn văn sau đã có sẵn mở đoạn và kết đoạn. Em hãy viết tiếp thân đoạn để hoàn chỉnh đoạn văn:

Đoạn văn 1 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Mở đoạn: Theo bạn, học sinh đến trường có nên mặc đồng phục không?

Thân đoạn:…….

Kết đoạn: Với những lí do nêu trên, các bạn đã thấy việc mặc đồng phục có rất nhiều ý nghĩa. Các bạn hãy trân trọng bộ đồng phục của mình nhé

Đoạn văn 2 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Mở đoạn: Có bạn cho rằng học sinh không nên tổ chức sinh nhật tại lớp vì không cần thiết. Tổ chức sinh nhật ở nhà là đủ rồi.

Thân đoạn:…….

Kết đoạn: Như vậy, lớp có thể tổ chức sinh nhật chung cho các bạn sinh cùng tháng vào buổi sinh hoạt cuối tuần, vừa vui vừa không ảnh hưởng đến giờ học. Các bạn có đồng ý không

Trả lời

* Đoạn văn 1

Trước tiên chúng ta cần hiểu đồng phục là gì. Đồng phục là những trang phục như quần áo, giày dép, mũ nón… giống nhau về thiết kế, mẫu mã, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng… giữa các thành viên trong cùng một tập thể. Ở mỗi trường học chúng ta cũng có những loại đồng phục khác nhau để nhận diện và là đặc điểm riêng của mỗi trường. Vậy tại sao phải mặc đồng phục? Mặc đồng phục giúp học sinh góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết và đồng đội trong trường học, Điều này tạo ra môi trường thân thiện, giúp học sinh dễ dàng hòa nhập và hợp tác với nhau, hỗ trợ sự phát triển xã hội và tinh thần đồng đội. Đồng phục học sinh còn là biểu tượng đại diện cho trường học. Khi học sinh mặc đồng phục đến lớp học, họ mang theo thông điệp về sự tự hào và tôn trọng đối với trường học mình đang theo học

* Đoạn 2

Tại sao khi tổ chức sinh nhật tại lớp lại không nên? Trong một tập thể lớp ắt hẳn sẽ có những bạn sinh cùng tháng, thậm chí là cùng ngày trong tháng đó, việc tổ chức sinh nhật tại lớp là một cách để thể hiện tinh thần đoàn kết và sự quan tâm lẫn nhau của các bạn trong lớp. Để tổ chức sinh nhật tại lớp sao cho không ảnh hưởng đến các tiết học cũng như các lớp học khác chúng ta có thể gộp sinh nhật của các bạn sinh cùng tháng lại và tổ chức và một buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Tổ chức vào cuối tuần vừa có những khoảng thời gian vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau, vừa là một cơ hội để các bạn thư giãn sau một tuần học tập căng thẳng

Đọc: Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112, 113)

* Nội dung bài Chuyện nhỏ trong lớp học: Câu chuyện kể về việc bạn San – đrô đã trêu khóc bạn I-li-cô vì bạn I-li-cô mới cắt tóc, và cách xử lý thông minh khéo léo của thầy giáo để giải hoà cho hai bạn

Chuyện nhỏ trong lớp học

Trước giờ lên lớp, tôi đang ghi bài tập lên bảng thì một nhóm học sinh chạy đến mách: "Thưa thầy, bạn I-li-cô khóc ạ.". Quả thật, tôi nhìn thấy I-li-cô đang đứng cạnh phòng gửi áo, quay mặt vào tưởng.

– Vì sao bạn ấy khóc? – Vì bạn San-đrô trêu ạ

– Bạn I-li-cô mới cắt tóc, thế là San-đrô gắnn tên xấu cho bạn ấy.

Tôi tiếp tục ghi bài tập lên bảng rồi gọi:

– I-li-cô, mang lại đây cho thấy cái thước to!

I-li-cô lau nước mắt, mang thước tới.

San-đrô đúng ở đằng xa. Em biết các bạn đã mách tôi và em quan sát xem điều gì sẽ xảy ra.

– Thế nào? Em mới cắt tóc à? – Tôi ngạc nhiên, thích thú. – Nào, cho thầy xem người ta cắt thế nào!

I-li-cô chần chừ, rồi nhấc mũ ra.

- Cắt đẹp lắm! Hồi còn bé, thầy cũng thích cắt tóc ngắn như thế này, nhưng người ta cắt không đẹp như bây giờ. Trong em đúng là một chàng trai thực sự Có phải thế không, các em?

Lập tức, các em trai và gái đều ủng hộ tôi: "Em thích bạn I-li-cô như thế này!", “Đẹp lắm!”..

– Các em, hãy xem thầy đã chuẩn bị cho các em những bài tập gì nào! – Tôi cố ý thu hút tất cả các em ra khỏi chuyện I-li-cô cắt tóc.

Trong giờ học, khi đi vòng quanh lớp theo dõi các em làm bài, tôi đến chỗ San-đrõ và nói thầm với em: "Em làm bài đúng rồi, nhưng em cư xử với I-li cô chưa đẹp. Nếu em là một chàng trai chân chính thì đến giờ nghỉ em nên xin lỗi bạn ấy.".

Một lát sau, tôi lại đến chỗ I-li-cô và cũng nói thầm với em. "Nếu San-đrô xin lỗi thì em hãy bỏ qua cho bạn ấy nhé! Hãy nói rằng em đã quên điều đó. Được chứ?".

Các em đã làm như thế.

THEO A-MÔ- NA-SVI-LI (Vũ Nho dịch)

Chuyện nhỏ trong lớp học lớp 5 (trang 112, 113) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu hỏi 1 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuyện gì xảy ra trước giờ lên lớp?

Trả lời

Trước giờ lên lớp thì nhận được tin học sinh mách là I-li-cô khóc.

Câu hỏi 2 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thầy giáo đã làm gì để giúp I- li-cô bình tĩnh lại?

Trả lời

Thầy giáo đã khen tóc I-li-cô đẹp và kể về chuyện ngày xưa người ta cắt tóc không đẹp như bây giờ.

Câu hỏi 3 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em I-li-cô sẽ nghĩ gì khi nghe thầy và các bạn trong lớp khen kiểu tóc của mình?

Trả lời

Theo em I-li-cô sẽ không còn cảm thấy buồn và nghĩ là tóc của mình xấu nữa.

Câu hỏi 4 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thầy giáo giúp I-li-cô và San-đrô làm hoà như thế nào?

Trả lời

Thầy giáo đã đến chỗ của San-đrô để khuyên San-đrô xin lỗi I-li-cô và đến chỗ I-li-cô để nhắc I-li-cô chấp nhận lời xin lỗi của San-đrô.

Câu hỏi 5 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em thích điều gì ở cách giải quyết của thầy giáo?

Trả lời

Em thấy cách giải quyết của thầy giáo rất khéo léo, không khiến bạn nào bị xấu hổ mà vẫn giảng hoà được cả hai bạn

Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) (trang 113)

Đề bài trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Dựa vào dàn ý mà em đã lập ở Bài 7 (trang 95 – 96), hãy viết đoạn văn nêu ý kiến của em về một hiện tượng xã hội theo đề bài mà em đã chọn.

– Em viết theo các ý đã nêu ở bài học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.

– Cần nêu rõ lí do tán thành hoặc không tán thành.

– Nội dung phần thân đoạn cần có sự liên kết với câu mở đoạn và câu kết đoạn.

– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Trả lời

* Đề 1: Nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại đến trường?

Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Vì thế cũng có một số gia đình cho con em mình lạm dụng về điện thoại gây nên hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ. Vậy học sinh tiểu học có nên mang điện thoại đến trường hay không? Và việc mang điện thoại đến trường có thật sự cần thiết? Theo em việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến trường là không cần thiết vì một số lí do như: Thứ nhất khi học sinh mang điện thoại đến trường việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập rất khó khăn đối với giáo viên. Thứ hai khi mang điện thoại đến trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học học sinh lén lút sử dụng điện thoại để làm các hoạt động khác, quan trọng hơn hết nếu học sinh được phép mang điện thoại đến lớp sẽ khiến các em ít giao tiếp qua lại với nhau hơn mà thay vào đó là cầm điện thoại mỗi giờ ra chơi. Học sinh tiểu học là lứa tuổi còn nhỏ, việc tiếp xúc với điện thoại quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho các bạn và sẽ tạo cho các bạn một thói quen xấu. Khi đến lớp nếu xảy ra vấn đề gì cần liên lạc với phụ huynh các bạn có thể thông qua các thầy cô giáo chủ nhiệm để liên lạc.Vậy qua những lí do đã nêu ở trên bản thân em cảm thấy việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến lớp là không cần thiết, các bạn học sinh lứa tuổi tiểu học nên dành nhiều thời gian cho việc vui chơi với bạn bè ở trường hơn là những giờ phút chỉ tập trung vào màn hình điện thoại .

* Đề 2: Nêu ý kiến của em về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông suối hoặc ao hồ

Trong những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều các vụ tai nạn đuối nước thương tâm. Vậy việc vào mùa hè có hiện tượng một số học sinh tiểu học thường xuyên rủ nhau bợi lội ở các vị trí sông suối, ao hồ có an toàn hay không? Đối với bản thân em, việc một số bạn học sinh tiểu học thường rủ nhau bơi lội tại các khu vực sông suối là không nên và vô cùng nguy hiểm. Việc các bạn rủ nhau bơi lội tại các khu vực sông suối có thể gây ra những gậu quả như sau, thứ nhất về độ tuổi của các bạn còn quá nhỏ để có thể có những kỹ năng cần thiết về phòng chống đuối nước. Thứ hai, bản thân các bạn cũng không được trang bị những kỹ năng cần thiết về bơi lội, thứ ba ở lứa tuổi này các bạn thường hiếu động, nên việc đùa nghịch ở dưới nước là vô cùng nguy hiểm và gây mất an toàn. Các bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi dưới nước khi có sự giám sát của người lớn, hoặc những người có kỹ năng về xử lý các tình huống nguy hiểm. Tuyệt đối không được rủ nhau đến các nơi như sông suối, ao hồ đùa nghịch, không được tự ý tắm khi chưa có sự đồng ý và giám sát của người lớn để tránh xảy ra những sự việc không mong muốn

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 114)

Câu 1 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống.

Nói và nghe lớp 5 trang 114 (Em đọc sách báo) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

* Phân xử tài tình

Chuyện kể về một vị quan rất tài giỏi, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất tài tình, công bằng, ông thường đưa ra những tình huống và quan sát biểu hiện của những người trong vụ kiện đó để đưa ra lý lẽ công bằng và phán xử

Câu 2 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu:

a) Tác phẩm đó nói lên điều gì?

b) Theo em, chúng ta nên lựa chọn thái độ ứng xử như thế nào trước những tình huống bất đồng trong cuộc sống?

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Trả lời

a) Tác phẩm nói lên về sự tài giỏi, công tâm, xử lý mọi việc có lý có tình của vị quan.

b) Theo em, trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp rất nhiều các tình huống gây tranh cãi, khi đó chúng ta cần phải bình tĩnh, phân tích đúng sai trước khi đưa ra kết luận.

Đọc: Tấm bìa các tông (trang 114, 115, 116)

* Nội dung bài Tấm bìa các tông: Câu chuyện kể về sự hiểu lầm giữa hai lớp 5A và 5B khi các lớp này không cho lớp kia cùng xem hoa. Và cách xử lí khéo léo vô cùng thông minh của Thảo Vy để hai lớp vẫn giữ được tình đoàn kết

Tấm bìa các tông

Dọc hành lang phía trước hai lớp 5A và 5B có một dãy chậu hoa. Sáng nay, chẳng biết ai đó đã cãi vào giữa dãy chậu một miếng bia các lông viết dòng chữ khả to: "Cấm lớp 5A sang xem cây". Thảo Vy đọc dòng chữ trên tấm bìa mà giật mình: “Đúng là chữ của Tiến Hưng rồi!". Em liền gọi Tiến Hưng ra, hỏi:

– Có phải cậu viết không?

Tiến Hưng lúng túng:

– Tại lớp 5A cấm lớp mình trước chứ. Chỉ mỗi cậu mới được sang đó xem cây thôi.

– Có chuyện đó sao? – Thảo Vy ngạc nhiên.

– Nhưng dù vậy, cậu cũng không nền làm thế này. Chúng mình mang hoa đến cho đẹp trường, sao lại phân biệt hoa của lớp nọ, lớp kia? Thôi, cậu gỡ tấm bìa xuống đi.

Tiến Hưng ngượng nghịu xé mảnh bìa, bỏ vào thùng rác rồi vào lớp.

Suy nghĩ một lát, Thảo Vy bước sang lớp 5A. Em là học sinh lớp 5B, nhưng lại là liên đội trưởng, được các bạn học sinh trong trường yêu mến, nể phục.

– Các bạn 5A ơi, mình có ý kiến này, mong mọi người ủng hộ....

– Thảo Vy nói đi...

Cả lớp nhao nhao cổ vũ.

– Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không? Chúng mình không cần phân biệt hoa của lớp A hay lớp B mà cũng chăm sóc hoa, các bạn đồng ý không?

– Ý kiến hay quá! Nhất trí! – Cả lớp đồng thanh.

Ngay giờ ra chơi, các bạn hai lớp cũng sắp xếp lại vị trí các chậu hoa. Những bông hoa nhiều sắc màu rực rỡ, tràn ngập nắng vàng ấm áp, rung rinh trong gió xuân, trông thật đẹp mắt. Bạn nào cũng vui, không ai còn nhớ đến tấm bìa các tông ngăn giữa dãy chậu hoa nữa.

ĐẢO QUỐC VỊNH

Tấm bìa các tông lớp 5 (trang 114, 115, 116) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu hỏi 1 trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tiến Hưng giải thích vì sao bạn ấy không đồng ý cho lớp 5A sang xem cây của lớp 5B?

Trả lời

Tiến Hưng giải thích vì lớp 5A đã cấm lớp 5B sang xem cây của lớp 5A trước.

Câu hỏi 2 trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thảo Vy đã nghĩ ra cách gì để hai lớp 5A và 5B đoàn kết hơn?

Trả lời

Thảo Vy đã sang lớp 5B và nói với các bạn lớp 5B là hoa của cả hai lớp mang đến đều rất đẹp và đã sắp xếp lại vị trí xen lẫn nau, không phân biệt hoa lớp A hay hoa lớp B để cùng nhau chăm sóc.

Câu hỏi 3 trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cách giải quyết của Thảo Vy đã đêm lại kết quả thế nào?

Trả lời

Cách giải quyết của Thảo Vy đã được cả 2 lớp đồng ý và bạn nào cũng vui vẻ ngắm nhìn các chậu hoa.

Câu hỏi 4 trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu chuyện nói lên điều gì?

Trả lời

Câu chuyện nói lên rằng chúng ta không cần phải phân biệt rạch ròi, phải cùng nhau đoàn kết và cùng nhau gióp sức.

Luyện từ và câu: Kết từ (trang 116)

I. Nhận xét

Đề bài trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Các từ in đậm dưới đây được dùng để nối những từ ngữ hoặc những câu nào với nhau?

a) Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên trăng sáng lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì.

Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỜNG

b) Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?

Theo ĐÀO QUỐC VỊNH

Trả lời:

a) vì: nối “cụ Tạo rất ngạc nhiên” với “trăng sáng”

mà: nối “trăng sáng” với “lũ trẻ không nô đùa”

như: nối “lũ trẻ không nô đùa” với “mọi khi”

b) nhưng: nối “Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp.” với “các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?”

II. Bài học

Kết từ là từ dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy. Những kết từ thường gặp là: và, nhưng, để , của, vì, rằng…

III. Luyện tập

Câu 1 trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hãy thay mỗi kí hiệu… dưới đây bằng một kết từ phù hợp trong các thẻ từ màu vàng:

a) Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi… rải vội lên đồng lúa.

Theo HOÀNG HỮU BỘI

b) Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ … từ hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi … mến yêu Thanh.

Theo THẠCH LAM

c) Tôi không trả lời mẹ … tôi muốn khóc quá.

Theo TẠ DUY ANH

rồi

để

Trả lời

a) Rồi

b) Và / Để

c) Vì

Câu 2 trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết một đoạn văn ngắn nêu nhận xét của em về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông, trong đó có sử dụng một số kết từ. Chỉ ra kết từ trong đoạn văn của em.

Trả lời

Theo em, bạn Thảo Vy là một bạn nhỏ thông minh khéo kéo. Bạn có cách xử lý tình huống rất hay khi đưa ra yêu cầu xắp xếp lại vị trí của các chậu hoa mà hai lớp mang đến để các bạn cùng nhau chăm sóc. Như vậy giữa hai lớp sẽ không còn phân biệt hoa của lớp A lớp B thay vào đó sẽ cùng nhau chăm sóc hoa.

Góc sáng tạo: Diễn kịch: Có lí có tình (trang 117)

Câu 1 trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Mỗi nhóm (hoặc tổ) chuẩn bị diễn kịch theo các gợi ý sau:

a) Lựa chọn tình huống ở một trong hai bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 – 113) và Tấm bìa các tông (trang 114 – 115) để diễn kịch.

b) Phân vai:

Diễn kịch: Có lí có tình trang 117 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

c) Tập thoại theo lời nhân vật:

– Các vai diễn nhớ lời thoại.

– Người nhắc vở nhắc khẽ lời thoại nếu các vai diễn quên lời.

d) Đạo diễn hướng dẫn các vai thể hiện nét mặt, cử chỉ, giọng nói phù hợp.

Câu 2 trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các nhóm biểu diễn.

Trả lời:

Các nhóm thực hiện biểu diễn trong lớp.

Câu 3 trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bình chọn đội kịch và vai diễn có diễn xuất tốt.

Trả lời:

Cả lớp tiến hành bình chọn đội kịch và vai diễn tốt.

Tự đánh giá: Ai có lỗi (trang 117, 118, 119)

A. Đọc và làm bài tập

Ai có lỗi?

Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: “Mình không cố ý đâu!".

Ai có lỗi trang 117, 118, 119 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Lẽ ra tôi phải tin cậu, nhưng cái cười của cậu làm tôi bực mình. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

Lát sau, vì vẫn còn tức, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay doạ tôi, nói: “Cậu cố ý đấy nhé!".

Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: “Lát nữa ta gặp nhau ở cổng.".

Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhớ lại hôm đến nhà cậu, thấy cậu vừa học vừa chăm sóc mẹ ốm. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng cái câu “Mình xin lỗi cậu!" cứ tắc nghẹn trong cổ.

Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ, cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

– Ấy đừng! – Cô-rét-ti cười hiền hậu. – Ta lại thân nhau như trước đi! Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói:

– Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô?

– Không bao giờ! Không bao giờ! – Tôi trả lời.

Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.”.

(Theo A-mi-xi, Hoàng Thiếu Sơn dịch)

Ai có lỗi trang 117, 118, 119 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi và bài tập

Câu hỏi 1 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao En-ri-cô nổi giận với Cô-rét-ti? Tìm ý đúng:

a) Vì En-ri-cô cho rằng Cô-rét-ti vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

b) Vì Cô-rét-ti giơ tay dọa En-ri-cô và bảo: "Cậu cố ý đấy nhé!".

c) Vì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào En-ri-cô, làm hỏng bài viết.

d) Vì Cô-rét-ti đã làm hỏng bài viết của En-ri-cô mà vẫn cười.

Trả lời

Ý đúng: c

Câu hỏi 2 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao En-ri-cô không chủ động xin lỗi bạn? Tìm ý đúng:

a) Vi En-ri-cô vẫn còn tức Cô-rét-ti.

b) Vì En-ri-cô thiếu dũng cảm nhận lỗi.

c) Vì En-ri-cô muốn bạn xin lỗi mình trước.

d) Vì En-ri-cô nghĩ rằng bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình.

Trả lời

Ý đúng: a

Câu hỏi 3 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao bố En-ri-cô mắng bạn ấy? Tìm ý đúng:

a) Vì En-ri-cõ hiểu nhầm là Cô-rét-ti kiêu căng và giận bạn.

b) Vì En-ri-cô cố ý đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng bài viết của bạn.

c) Vì En-ri-cô không xin lỗi Cô-rét-ti trước, còn giơ thước doạ bạn.

d) Vì En-ri-cô hiểu lầm câu nói của bạn: "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng".

Trả lời

Ý đúng: c

Câu hỏi 4 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Qua câu chuyện, em học được ở Cô-rét-ti điều gì?

Trả lời

Qua câu chuyện em học được ở Cô-rét-ti sự bình tĩnh không nóng giận và sự rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn.

Câu hỏi 5 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô. Gạch chân các kết từ trong đoạn văn của em.

Trả lời

Cô-rét-ti và En-ri-cô là hai người bạn thân nhưng tính cách của họ lại trái ngược nhau. En-ri-cô thì nóng tính còn Cô-rét-ti thì điềm đạm. Qua sự việc xảy ra tại lớp học mặc dù Cô-rét-ti không cố ý chạm vào tay của En-ri-cô nhưng En-ri-cô lại cho đó là một hành động cố tình vừa được khen thưởng nên Cô-rét-ti mới làm thế, sau đó En-ri-cô đã cố tình đẩy lại Cô-rét-ti khi ra về còn cầm thước doạ bạn. Ngược lại Cô-rét-ti mặc dù bị bạn cố tình đẩy tay nhưng chỉ tức giận một chút sau đó khi ra về đã chủ động làm hoà với bạn. Em thấy rằng En-ri-cô cần phải bình tĩnh hơn trong mọi việc không nên nhất quyết cho rằng bạn cố tình như vậy với mình.

B. Tự nhận xét

Câu 1 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời:

Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu trong bài làm của mình.

Câu 2 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời:

Em tự đưa ra ý kiến nhận xét về những điều em cần cố gắng.

1 1,406 24/04/2024