Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Có học mới hay trang 36 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 8.

1 1,520 10/04/2024


Bài 3: Có học mới hay – Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ và đọc: Trái cam trang 36, 37

Chia sẻ

Câu hỏi 1 trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trò chơi ô chữ: Chọn chữ cái H hoặc C thay vào vị trí mỗi bông hoa trong bảng dưới đây để tìm một từ bí ẩn xuất hiện ở tất cả các hàng ngang, dọc, chéo theo chiều mũi tên.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

H

C

H

À

N

H

N

C

C

À

C

H

H

H

À

C

À

À

N

N

N

H

C

H

À

N

H

Câu hỏi 2 trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “học” trong tên bài “Có học mới hay”?

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Từ “học” trong tên bài “Có học mới có hay” là nói về việc học chữ, học văn hóa

Bài đọc 1

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 1 trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “sà ngay vào luống đất” thể hiện điều gì?

Lời giải:

Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “sà ngay vào luống đất” thể hiện niềm yêu thích công việc trồng cây của mình.

Câu hỏi 2 trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bạn nhỏ yêu thích công việc và làm việc rất khéo léo

Lời giải:

Từ ngữ, hình ảnh cho thấy bạn nhỏ yêu thích công việc và làm việc rất khéo léo: sà ngay vào, cuốc, cào, xáo, vun ủ, tưới nước, nhẹ nhàng, bứt.

Câu hỏi 3 trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Khi bố đi công tác xa, mỗi lần nhận được thư của bạn nhỏ, bố cảm thấy thế nào? Vì sao?

Lời giải:

Khi bố đi công tác xa, mỗi lần nhận được thư của bạn nhỏ, bố cảm thấy bạn nhỏ trưởng thành hơn, chữ viết ngay ngắn hơn.

Câu hỏi 4 trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu “điều bí mật” của bạn nhỏ là gì? “Điều bí mật” đó có kết quả tốt đẹp như thế nào?

Lời giải:

Điều bí mật của bạn nhỏ là quả cam do chính tay bạn trồng. Điều bí mật đó là thành quả sau thời gian dài bạn nhỏ chăm sóc, cây cam đã ra hoa và kết trái quả ngọt.

Câu hỏi 5 trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bạn nhỏ trong bài thơ có những điểm gì đáng khen?

Lời giải:

Bạn nhỏ trong bài thơ là một người tình cảm với gia đình, có trách nhiệm với công việc.

Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về học và hành trang 38

Câu hỏi 1 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- Hai câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học và hành (học bài, làm bài, vận dụng bài học vào cuộc sống; gương thiếu nhi chăm học,…)

- 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về học và hành).

Lời giải:

Ông trạng Nồi

Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hàng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học.

Năm ấy nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách, nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang mượn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.

Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Đến ngày yết bảng, tên chàng được xếp đầu bảng vàng, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trọng và các vị đỗ đạt. Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:

– Nay nhà ngươi đã đỗ trạng nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước. Trước khi nhà ngươi lĩnh việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên, thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi những vật báu và cho phép nhà ngươi tự chọn.

Nhà vua và các quan rất đỗi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:

– Tâu bệ hạ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ.

Hôm sau, quan trạng lên đường thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng của nhà vua ban cho.

Tin người học trò nghèo nọ đỗ trạng nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống, đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.

Khi về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi, cảm ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi nhỏ bằng vàng đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia đã cho chàng mượn nồi trong dịp ôn thi. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón vào nhà. Quan trạng nói:

– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. VÌ nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới đỗ đạt và được như ngày nay.

Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng rỡ vừa bối rối, nghĩ thầm: “Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mỉm cười thong thả nói:

– Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì!

Chủ nhà và dân làng nghe nói rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

Vị trạng nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người nổi tiếng thời trước của nước ta, dân gian yêu mến vẫn quen gọi là Ông Trạng Nồi là lẽ như vậy.

Câu hỏi 2 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhận vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).

Lời giải:

Tên bài đọc: Ông trạng Nồi

Tác giả: truyện cổ tích

Em thấy ông trạng Nồi là một tấm gương hiếu học và cũng là người biết ơn những người từng giúp đỡ mình.

Viết: Luyện tập tả người (Tìm ý, lập dàn ý) trang 38

Đề bài: Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

1, Sơ đồ tư duy

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

2, Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về người bạn mà em quý mến

Thân bài: Miêu tả bạn của em thông qua ngoại hình, hoạt động và tính cách

- Ngoại hình: Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe trông rất đáng yêu. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng.

- Hoạt động, tính cách: Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị.

Kết bài: Nêu tình cảm của em với người bạn

Em luôn cảm thấy may mắn khi có một người bạn thân tốt như Diệp Anh, chúng em đã cùng lớn lên và học tập bên nhau từ thời ấu. Sau này dù có đi đến phương trời xa xôi, tình bạn của chúng em vẫn luôn gắn bó và chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống.

Nói và nghe: Trao đổi: Học và hành trang 39

Câu hỏi trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

1, Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây:

a, Có cày có thóc, có học có chữ.

b, Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

c, Chậm đến đâu, học lâu cũng biết.

d, Học thầy không tày học bạn.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

2, Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Gợi ý: Chọn đề 1

a, Em thích câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn.”

b, Câu tục ngữ có ý nghĩa là học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. Học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau.

c, Em thích câu tục ngữ vì câu tục ngữ cho em thấy nhiều bài học kinh nghiệm và tầm quan trọng của việc chọn bạn bè.

d, Qua câu tục ngữ em rút ra được nhiều bài học:

- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: Học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Đọc: Làm thủ công trang 40, 41

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 1 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao Diệp muốn giúp Lý cắt chữ U?

Lời giải:

Diệp muốn giúp Lý cắt chữ U vì Lý cắt mãi mà chữ U vẫn bị méo

Câu hỏi 2 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao lúc đầu Lý định nhờ Diệp cắt chữ U nhưng sau đó lại không nhờ nữa?

Lời giải:

Lúc đầu Lý định nhờ Diệp cắt chữ U nhưng sau đó lại không nhờ nữa vì Lý nhận ra phải tự cắt thì mình mới khéo tay được

Câu hỏi 3 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Lý đã cố gắng như thế nào để cắt được chữ U ưng ý?

Lời giải:

Lý chăm chút cắt 1 chữ, 2 chữ…đến chữ thứ 12 thì Lý ưng ý

Câu hỏi 4 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Từ câu chuyện của Diệp và Lý, em rút ra bài học gì cho bản thân:

a, Về tình bạn và cách giúp đỡ nhau trong học tập?

b, Về quyết tâm rèn luyện trong học tập?

Lời giải:

Từ câu chuyện của Diệp và Lý, em rút ra bài học cho bản thân:

a, Về tình bạn và cách giúp đỡ nhau trong học tập: tình bạn là trân quý và khi giúp đỡ nhau trong học tập chúng ta nên động viên, chỉ ra lỗi sai để bạn sửa đổi chứ không bao che, làm giúp bạn

b, Về quyết tâm rèn luyện trong học tập: chúng ta phải kiên trì rèn luyện, không nhụt chí để đạt được mục tiêu

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Học hành trang 41, 42

Câu hỏi 1 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm nghĩa ở bên B phù hợp với mỗi tiếng học ở bên A:

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xếp các từ dưới đây thành 2 nhóm, dựa theo nghĩa của tiếng hành:

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

a, Đồng hành, hành quân, xuất hành, hành khúc

b, Thực hành, tiến hành, hành động, hành nghề

Câu hỏi 3 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hãy đóng vai Lý hoặc Diệp trong bài đọc Làm thủ công, viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U, trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ nói về việc học hành.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Gợi ý: Đóng vai Lý

Hôm nay lớp em học tiết công nghệ thực hành cắt chữ U. Cô vào lớp giảng cho chúng em từng bước cách cắt chữ U. Sau khi nghe giảng, chúng em bắt tay vào thực hành. Em học làm theo từng bước của cô giảng nhưng mãi vẫn méo không tròn vành. Nhìn sang bạn Diệp, tay bạn thoăn thoắt cắt cắt đã ra hình chữ U tròn đẹp. Học thầy không tày học bạn, em sang học hỏi bạn cách cắt chữ U và sau hơn 10 lần cắt em đã hoàn thành chữ U xinh đẹp.

Viết: Luyện tập tả người (Viết mở bài) trang 42, 43

Câu hỏi 1 trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cách mở bài dưới đây có gì khác với cách mở bài của các bài văn Hạng A Cháng (trang 22) và Chị Hà (trang 23)

Bác Tâm

Cái Thư bạn tôi lạ lắm! Hễ cứ ngồi với nhau là Thu lại kể về mẹ nó cho tôi nghe. Chẳng lần nào nó không mở đầu bằng câu: "Mẹ tớ là công nhân sửa đường đấy. Nếu được xem mẹ tớ làm việc, cậu phải thích mê đi...”.

Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm - mẹ của Thu – làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàng chú không phải là công việc và đường vất vả kia. Chỉ có mảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.

Mảnh đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái “ổ gà" quái ác lúc trước. Thu say sưa ngắm miếng và hình chữ nhật thơm mùi nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mẹ:

– Đẹp quá! Mẹ vá đường cũng khéo như vá áo ấy!

Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn mặt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác. Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường. Những miếng và kể cho ta nỗi vất vả và niềm vui của những người sửa đường, trong đó có bác Tâm – mẹ của bạn tôi.

Theo Nguyễn Thị Xuyến

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Cách mở bài ở bài Bác Tâm là mở bài gián tiếp

Cách mở bài ở bài văn Hạng A Cháng và Chị Hà là mở bài trực tiếp

Câu hỏi 2 trang 43 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết mở bài cho bài văn tả người mà em đã lập dàn ý:

a, Một đoạn mở bài trực tiếp.

b, Một đoạn mở bài gián tiếp.

Lời giải:

a, Lớp trưởng lớp em là Diệp Anh - một cô gái thông minh và hài hước. Cậu ấy cũng chính là người bạn thân thiết nhất của em.

b, Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.

Đọc: Hạt nảy mầm trang 43, 44

Câu hỏi 1 trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

Hạt nảy mầm

Một hạt muồng hoàng yến bé nhỏ đã ngủ quên từ lâu lắm trong vỏ cứng. Rồi một ngày, nó trương nở, vỏ mềm dần. Bum! Hạt đã nảy mầm. Nó cắm rễ xuống nền đất ẩm mềm, vươn dậy trong chiếc lọ thuỷ tinh. Quanh nó là ba lọ mầm đậu đen đã cao, lá xanh nõn.

– Nó chậm nảy mầm hơn hạt đậu đen hả ông? – Thuỵ thắc mắc.

Ông nội nói, giọng trầm trầm:

– Thế nên mới cần ngâm nó vào nước trước khi gieo. Những loài cây ngủ muộn thường khoẻ, có vòng đời dài và cao lớn hơn loài cây mọc nhanh. – Vừa nói, ông vừa cẩn thận xếp những lọ cây vào giỏ.

Thụy mang giỏ cây đến lớp. Giờ thực hành, cô giáo bảo học sinh đặt lọ cây lên bàn, cô sẽ kiểm tra. Đến bàn của Loan, cô cầm lọ lên xem. Trong lọ chẳng có cái mầm nào.

- Ươm cây gì đây, em?

– Dạ, cây gấc ạ.

Cô giáo thận trọng gạt lớp đất phía trên. Cái hạt gấc rắn cấc màu đen sừng hiện ra. Nó còn chưa nứt nanh.

Loan gia tay:

- Hạt gấc này em lấy trong chõ xôi ạ.

Xung quanh rộ lên tiếng bàn tán. Một cái hạt nấu chín còn mọc mầm thì một con gà luộc vẫn có thể đẻ trứng!

– Nó chỉ chưa nảy mầm thôi. – Loan cãi.

Cô giáo ra hiệu cho cả lớp im lặng, từ tốn nói:

– Mỗi cái hạt là một cơ thể sống thực thụ, nó chỉ đang ngủ thôi. Để đánh thức và kích thích các hạt có vỏ cứng nảy mầm, người ta thường ngâm chúng vào nước nóng. Thay vì ngâm, hạt gấc này được đồ trong chõ xôi. Với loại hạt ngủ lâu như hạt xoan, người ta còn đốt vài phút trước khi gieo cho chóng nảy mầm... Bây giờ, các em theo cô, mang những cây này ra vườn trồng.

Tụi học trò hí hửng mang cây của mình đi theo cô giáo.

Theo Trung Sỹ

Thụy và các bạn ươm mầm để làm gì?

Lời giải:

Thụy và các bạn ươm mầm để chuẩn bị cho giờ thực hành và cô giáo kiểm tra

Câu hỏi 2 trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chi tiết nào cho thấy Thụy quan sát rất kĩ quá trình nảy mầm của hạt đậu đen và hạt muồng hoàng yến?

Lời giải:

Chi tiết cho thấy Thụy quan sát rất kĩ quá trình nảy mầm của hạt đậu đen và hạt muồng hoàng yến là chi tiết Thụy thấy thời gian hạt muồng yến nảy mầm chậm hơn hạt đậu đen.

Câu hỏi 3 trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hãy giúp Loan giải thích cho các bạn về sự nảy mầm của hạt gấc.

Lời giải:

Sự nảy mầm của hạt gấc

Khi đã có hạt gấc đạt đúng tiêu chuẩn, tiếp theo bạn nên làm là xử lý trước khi gieo chúng. Bạn bóc hết lớp vỏ đen bên ngoài và giữ lại nhân trắng bên trong để trồng. Như thế cây sẽ nhanh nảy mầm hơn. Khi đã có nhân trắng bạn tiến hành ngâm chúng vào nước ấm trong vài tiếng rồi sau đó đem gieo xuống những khay gieo hạt chuyên dụng. Cho vào khay gieo hạt loại đất thịt nhẹ có pha lẫn mùn sẽ giúp hạt giống nảy mầm tốt hơn. Sau khi gieo đem tưới nước giữ ẩm ngay và đặt chúng dưới ánh sáng đèn. Chỉ khoảng 6 đến 7 ngày là hạt sẽ nảy mầm.

Câu hỏi 4 trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, Thụy, Loan và các bạn đã học được những gì từ tiết thực hành?

Lời giải:

Theo em, Thụy, Loan và các bạn đã học được nhiều điều từ tiết thực hành: mỗi cây có một thời gian nảy mầm khác nhau, cách thức làm nảy mầm cũng khác nhau.

Câu hỏi 5 trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu chuyện gọi cho em suy nghĩ gì về vai trò của thực hành trong học tập?

Lời giải:

Câu chuyện cho em thấy thực hành có vai trò quan trọng trong học tập. Thực hành giúp hình thành cho học sinh thói quen ghi nhớ, phân tích cũng như đánh giá vấn đề từ môn học chính xác nhất. Lý thuyết và thực hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, là 2 mặt của một vấn đề. Lý thuyết được đúc rút từ thực hành, giúp thực hành thuận lợi, nhanh chóng, tiến bộ. Ngược lại, thực hành là đích cuối của lý thuyết, bổ khuyết cho lý thuyết ngày càng phát triển hơn.

Viết: Luyện tập tả người (Viết kết bài) trang 45

Câu hỏi 1 trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc lại các bài văn Hạng A Cháng (trang 22), Chị Hà (trang 23) và Bác Tâm (trang 42-43); xếp đoạn kết bài của những bài văn đó vào nhóm thích hợp dưới đây:

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

1, Kết bài mở rộng: Bác Tâm

2, Kết bài không mở rộng: Hạng A Cháng, Chị Hà

Câu hỏi 2 trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết kết bài cho bài văn tả người mà em đã lập dàn ý:

a, Một đoạn kết bài mở rộng.

b, Một đoạn kết bài không mở rộng.

Lời giải:

a, Em luôn cảm thấy may mắn khi có một người bạn thân tốt như Diệp Anh, chúng em đã cùng lớn lên và học tập bên nhau từ thời ấu. Sau này dù có đi đến phương trời xa xôi, tình bạn của chúng em vẫn luôn gắn bó và chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống.

b, Em rất yêu quý Diệp Anh. Mong rằng, chúng em sẽ mãi là đôi bạn thân thiết nhất của nhau.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 45

Câu hỏi 1 trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về học và hành

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Sách “Kể chuyện Bác Hồ”

Câu hỏi 2 trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.

a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

b, Tác phẩm đó nói lên điều gì?

Lời giải:

a, Em thích nhất là Bác Hồ trong tác phẩm đó vì Bác Hồ là một tấm gương sáng trong việc vừa học vừa hành

b, Cuốn sách kể lại ngắn gọn cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, từ thuở ấu thơ ở Làng Sen, khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành bước chân xuống tàu Đô đốc Latouche-Tréville, những dấu mốc quan trọng trong hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng ở hải ngoại và cho đến khi Người đứng trên quảng trường Ba Đình đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Đọc: Bầu trời mùa thu trang 46, 47

Câu hỏi 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:

Bầu trời mùa thu

Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng Chín mát mẻ và dễ chịu. Tôi nói với các em:

- Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giờ, bầu trời thế nào? Hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó.

Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Tôi hỏi lại.

– Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi!

Những em khác tiếp tục nói:

– Bầu trời được rửa mặt sau con mưa.

– Bầu trời xanh biếc.

Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn đứng trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi:

- Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế?

– Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.

- Em đã tìm được câu nào chưa?

– Bầu trời dịu dàng. - Va-li-a khẽ nói và mỉm cười.

Sau đó, mỗi em đều nói về bầu trời bằng từ ngữ của riêng mình:

– Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

– Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

– Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

Theo Xu-Khôm-Lin-Xki (Mạnh Hưởng dịch)

Cuộc trò chuyện của thầy giáo và các bạn học sinh diễn ra ở đâu?

Lời giải:

Cuộc trò chuyện của thầy giáo và các bạn học sinh diễn ra ở cánh đồng

Câu hỏi 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, lời thầy giáo miêu tả bầu trời mùa hè có tác dụng như thế nào đối với học sinh?

Lời giải:

Theo em, lời thầy giáo miêu tả bầu trời mùa hè có tác dụng là gợi ý cách miêu tả bầu trời cho với học sinh

Câu hỏi 3 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Việc mỗi bạn học sinh miêu tả bầu trời mùa thu bằng những hình ảnh khác nhau nói lên điều gì? Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Lời giải:

Việc mỗi bạn học sinh miêu tả bầu trời mùa thu bằng những hình ảnh khác nhau cho ta thấy các bạn học sinh đã vận dụng được kiến thức mình đã học vào thực tế

Em thích hình ảnh bầu trời xanh biếc vì bầu trời xanh biếc trông rất đẹp và mang lại cảm giác thoải mái khi nhìn ngắm bầu trời

Câu hỏi 4 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, giờ học được kể trong bài đọc có gì đặc biệt và thú vị?

Lời giải:

Theo em, giờ học trong bài đọc có điểm đặc biệt và thú vị vì được diễn ra ở ngoài trời và vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chỗ.

Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên riêng nước ngoài trang 47, 48

Câu hỏi 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây và nhận xét về cách viết mỗi tên riêng đó:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trận nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Tên người: Giô-dép, Lu-i Pa-xtơ

Tên địa lí nước ngoài: Ác-boa, Quy-dăng-xơ

Nhận xét: Tên riêng trong đoạn văn có 2 bộ phận

Câu hỏi 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các tên người, tên địa lí nước ngoài dưới đây được viết khác tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 1 như thế nào?

- Tên người: Ngô Thừa Ân, Đỗ Phủ, Lý Bạch.

- Tên địa lí: Luân Đôn, Nhật Bản, Biển Đen, (châu) Đại Dương.

Lời giải:

Các tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 2 được phiên âm theo âm Hán Việt hoặc được dịch sang tiếng Việt có cách viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Luyện tập 1 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:

- Tên người: Mari Quy-ri, Yecsxanh, Iu-ri ga-ga-rin, An-phét Nôben, Alếchxây tônxtôi.

- Tên địa lý: Ba lan, PhiLípPin, Kyôtô, Xanh pêtécbua.

Lời giải:

- Tên người: Ma-ri Quy-ri, Yéc-xanh, Iu-ri Ga-ga-rin, An-phét Nô-ben, A-lếch-xây Tôn-xtôi.

- Tên địa lý: Ba Lan, Phi-líp-pin, Ky-ô-tô, Xanh Pê-téc-bua.

Luyện tập 2 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trò chơi “Du lịch”:

Đố vui giữa các cá nhân (hoặc các nhóm). Lần lượt hai học sinh (hoặc hai nhóm) hỏi đáp: Bên hỏi viết và nói tên nước, bên đáp viết và nói tên thủ đô của nước ấy. Sau đó, hai bên đổi nhiệm vụ cho nhau.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Gợi ý

Tên nước

Tên thủ đô

Singapore

Singapore

Thái Lan

Bangkok

Anh

Luân Đôn

Góc sáng tạo: Những bài học hay trang 48, 49

Câu hỏi 1 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh (trong tác phẩm đã học ở Bài 3) chăm chỉ thực hành. Trang trí hoặc vẽ minh họa cho bài viết.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

b, Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế. Trang trí hoặc vẽ minh họa cho bài viết.

Bài 3: Có học mới hay (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Tuần trước, trong tiết học văn, cô giáo đã dạy bọn em rằng sống ở đời nên lá lành đùm lá rách. Hôm qua, em đã cùng các anh chị trong đội tình nguyện của thôn đến dọn nhà cho một bà cụ neo đơn để bà có thể đón một cái Tết đầm ấm. Đúng 7 giờ sáng, mọi người có mặt đầy đủ với các túi dụng cụ để đến nhà bà cụ. Đến nơi, chúng em chào hỏi và dẫn bà sang nhà hàng xóm ngồi nghỉ để tránh bụi bẩn rồi mới bắt tay vào dọn dẹp. Em là thành viên nhỏ tuổi nhất, nên chưa làm được gì nhiều. Tuy nhiên, em vẫn cố gắng hết sức mình. Em đã giặt khăn lau bàn ghế và cánh cửa nhà bà. Em còn rửa lại những bộ ấm chén, xoong nồi trong bếp của bà nữa. Còn các anh chị thì giúp bà giặt, hong khô chăn đệm, lau nhà, thay bóng đèn và gia cố các chiếc tủ. Ba anh trai khỏe nhất, thì ra vườn dọn cỏ, chặt bớt cành cây cho vườn nhà sáng sủa rồi trồng một luống hoa trước cửa nhà. Xong xuôi, chúng em còn trích quỹ do bà con ủng hộ, mua bánh mứt, gạo nếp tặng bà để chúc bà đón Tết vui vẻ. Tuy đã vất vả cả một ngày, nhưng em vẫn rất vui và tự hào về bản thân khi đã cùng các anh chị giúp được bà cụ. Nhìn nụ cười móm mém hạnh phúc của bà, em cảm thấy mình cũng vui lấy. Chắc chắn, trải nghiệm này sẽ là trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất của em.

Câu hỏi 2 trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu bài viết với các bạn

Lời giải:

Học sinh tự thực hành trên lớp

Câu hỏi 3 trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bình chọn bài viết hay, trình bày đẹp

Lời giải:

Học sinh tự thực hành trên lớp

Tự đánh giá: Buổi sớm ở Mường Động trang 50, 51

A, Đọc và làm bài tập

Buổi sớm ở Mường Động

Đầu tiên là tiếng gà

Cất bài kèn lanh lảnh

Rồi tiếng trâu bì bõm

Lội vũng nước đêm mưa.

Rồi tiếng chày gọi thưa

Xóm trên truyền xóm dưới

Bầy vịt ào xuống suối

Chân bơi và mỏ khua.

Tiếng chim rừng chao chất

Vén màn sương đục mờ

Vạn vật đều náo động

Sau giấc ngủ say sua.

Em dậy tự bao giờ

Đang xăm xăm vác nước

Con chim rừng vừa mách

Em dậy từ tinh mơ.

Em đã đi tập kiếm

Chuẩn bị hội đồng diễn

Em đã ôn lại bài

Thi học kì nay mai.

Gà trống chẳng biết gì

Cứ gân cổ mà gáy

“Mình-dậy-sớm-nhất-mường"

Gà cũng thua em đấy!

Vân Long

Câu hỏi 1 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Âm thanh nào vào buổi sáng cho biết người trong mường đã dậy làm việc? Tìm ý đúng:

a) Tiếng gà cất bài kèn lanh lảnh.

b) Tiếng trâu lội vũng nước mưa đêm bì bõm.

c) Tiếng chày giã gạo khắp xóm trên xóm dưới.

d) Tiếng chim rừng vén màn sương đục mờ.

Lời giải:

c) Tiếng chày giã gạo khắp xóm trên xóm dưới.

Câu hỏi 2 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao bạn nhỏ chứng kiến được tất cả quang cảnh buổi sớm ở Mường Động? Tìm ý đúng:

a) Vì bạn nhỏ dậy từ rất sớm.

b) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng gà gáy.

c) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng chim rừng hót.

d) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng mọi người gọi nhau.

Lời giải:

a) Vì bạn nhỏ dậy từ rất sớm.

Câu hỏi 3 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất chăm chỉ? Tìm các ý đúng:

a) Bạn nhỏ giúp gia đình vác nước.

b) Bạn nhỏ giúp gia đình giã gạo nấu cơm.

c) Bạn nhỏ ôn lại bài chuẩn bị cho kì thi.

d) Bạn nhỏ tập kiếm chuẩn bị cho hội đồng diễn.

Lời giải:

a) Bạn nhỏ giúp gia đình vác nước.

c) Bạn nhỏ ôn lại bài chuẩn bị cho kì thi.

d) Bạn nhỏ tập kiếm chuẩn bị cho hội đồng diễn.

Câu hỏi 4 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu dưới đây:

Bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sớm ở Mường Động là một học sinh (chăm chỉ, chăm học). Mỗi buổi sáng, bạn đều dậy sớm giúp cha mẹ (thực hành, làm) một số công việc vừa sức và (ôn tập, ôn luyện) lại những (bài, bài tập) đã học trước khi tới trường.

Lời giải:

Bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sớm ở Mường Động là một học sinh chăm chỉ. Mỗi buổi sáng, bạn đều dậy sớm giúp cha mẹ làm một số công việc vừa sức và ôn tập lại những bài đã học trước khi tới trường.

Câu hỏi 5 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 để sau:

a) Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em.

b) Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3.

Lời giải:

Giờ học em thấy thú vị đó chính là giờ học Hoạt động trải nghiệm với chủ đề An toàn giao thông. Trong tiết học đó em được tham gia nhận biết một số tín hiệu đèn giao thông thường gặp, nhận biết các hoạt động nên và không nên làm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, em còn được tham gia thực hành hoạt động “Nhà giao thông tài ba” đóng vai là những người tham gia giao thông trên đường.

B, Tự đánh giá

Học sinh tự thực hiện

1 1,520 10/04/2024