Bài 7: Chung sức, chung lòng (trang 89) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Chung sức, chung lòng trang 89 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

1 1,891 24/04/2024


Bài 7: Chung sức, chung lòng – Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ và đọc: Hội nghị Diên Hồng (trang 89, 90)

Chia sẻ

Câu 1 trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xếp các thành ngữ, tục ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Hội nghị Diên Hồng lớp 5 (trang 89, 90) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

Thể hiện tình đoàn kết: Chung sức, chung lòng; Chia ngọt sẻ bùi; Lá lành đùm lá rách

Ca ngợi sức mạnh của đoàn kết: Bẻ đũa không bẻ được cả nắm; Góp gió thành bão

Câu 2 trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em thích nhất thành ngữ hoặc tục ngữ nào? Hãy giải thích nội dung của thành ngữ hoặc tục ngữ đó.

Trả lời

Em thích nhất câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách

Nội dung: “Lá lành” chỉ những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. “Lá rách” chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, vất vả. Câu tục ngữ khuyên con người phải sống chan hòa, yêu thương, đùm bọc và che chở lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Bài đọc 1: Hội nghị Diên Hồng

*Nội dung bài Hội nghị Diên Hồng: Câu chuyện kể về công cuộc chống quân Nguyên- Mông của triều đình ta, Vua Trần Thánh Tông đã triệu các bô lão từ khắp nơi về để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hoà. Qua bài đọc có thể thấy rõ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược của cha ông ta

Hội nghị Diên Hồng

Cuối năm Giáp Thân (1284), nhà Nguyên đưa quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Với 50 vạn quân từ phương bắc kéo xuống và gần 10 vạn quân từ phương nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng chiếm được Đại Việt.

Cuộc chiến đã gần kề. Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu các bộ lão từ khắp mọi miền về Thăng Long vấn ý.

Đầu tháng Chạp, từng đoàn bộ lão nườm nượp tới kinh thành. Cụ nào cụ này râu tóc bạc phơ. Các cụ chống gậy trúc, vai khoác tay nải nâu. Những cụ cao tuổi hơn được lăng cử trai trăng võng đi, miệng nhai trầu bỏm bẻm.

Sáng mồng Bảy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông uy nghi trong triều phục đúng đón các bô lão trước thềm điện Diên Hồng Hai vua nắm tay từng bô lão khiến các cụ xúc động không kìm được nước mắt.

Thượng hoàng bước lên đài cao. Cả sân điện im phăng phắc. Nhà vua dụ:

- Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Lớn như nước Trung Hoa cũng đã mất về tay chúng. Sớm muộn, giặc cũng sẽ tràn sang cướp nước ta. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?

- Đánh! Đá... ảnh....! Xin Bệ hạ cho đánh! – Tiếng hô thống thiết nổi lên như sóng cồn. Điện Diên Hồng như có cơn bão tràn qua.

Sử quan Lê Văn Hưu nghiêng mình, chép vào quốc sử: "Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thêm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói "Đánh!", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một của miệng".

HOÀNG QUỐC HẢI

Hội nghị Diên Hồng lớp 5 (trang 89, 90) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi

Câu 1 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc gì?

Trả lời

Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long để vấn ý việc chống lại quân Nguyên xâm lược Đại Việt.

Câu 2 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao nhà vua muốn hỏi ý kiến các bô lão từ khắp mọi miền đất nước?

Trả lời

Nhà vua muốn hỏi ý kiến các bô lão từ khắp mọi miền đất nước vì đó là những người góp phần xây dựng đất nước, là người có kinh nghiệm trong việc chống lại quân xâm lược.

Câu 3 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hình ảnh các vị bô lão khắp mọi miền về dự họp nói lên điều gì?

Trả lời

Hình ảnh đó thể hiện các bô lão tuổi đã cao nhưng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm luôn hừng hực khí thế

Câu 4 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện ý chí chung của các vị bô lão trong hội nghị.

Trả lời

Chi tiết, hình ảnh thể hiện ý chí chung của các vị bô lão trong hội nghị: Các phụ lão đều nói “Đánh!”, muôn người cùng hô 1 tiếng

Câu 5 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em có cảm nghĩ gì về hội nghị Diên Hồng?

Trả lời

Hội nghị Diên Hồng rất trang trọng và có sự góp mặt của các bô lão có công dựng nước, giữ nước. Hội nghị thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm đánh giặc giữ nước của toàn thể nhân dân ta

Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về tình đoàn kết (trang 91)

Câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tinh thần đoàn kết.

- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên

Trả lời

* 2 câu chuyện về tình đoàn kết

- Câu chuyện: Cái đồng hồ

- Câu chuyện về 3 con chuột và bài học về sự đoàn kết

* 1 bài văn miêu tả cung cấp thông tin về nội dung trên

* Câu chuyện cái đồng hồ

Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đoàn kết để ổn định, để đổi mới, sáng tạo, để làm nên tất cả bởi lẽ “ đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”.

Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)

Trả lời

+ Tên bài đọc: Chiếc đồng hồ

+ Tên tác giả: (Theo sách Bác Hồ kính yêu)

+ Cảm nhận của em:

Qua bài đọc về câu chuyện chiếc đồng hồ của chủ tịch Hồ Chí Minh em thấy được về các phẩm chất tốt đẹp ở Bác và cách bác dạy cho mọi người về sự đoàn kết không chia rẽ. Mỗi người đều là một bộ phận quan trọng trong bộ máy của Đảng nên không thể bỏ đi bất cứ ai hoặc chiếu cố ai hơn ai, cũng giống như chiếc đồng hồ phải có đủ các bộ phận thì mới có thể vận hành trơn chu và chính xác.

Câu 3 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Trả lời

+ Tên bài đọc: Chiếc đồng hồ

+ Tên tác giả: (Theo sách Bác Hồ kính yêu)

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn) (trang 91, 92)

I. Nhận xét

Câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?

Theo em, nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì điều đó có nhiều lợi ích. Đầu tiên, việc này giúp cho chúng em nên tính tự lập, không phụ thuộc hoặc dựa dẫm vào cha mẹ. Việc này còn giúp tiết kiệm thời gian vì cha mẹ đều phải đi làm và rất bận rộn. Ngoài ra, đi xe đạp tới trường còn giúp chúng em rèn luyện sức khoẻ. Hiện nay, có nhiều loại xe đạp phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh nên chúng em có thể sử dụng khá dễ dàng. Việc học sinh lớp 5 được đi xe đạp tới trường chắc chắn sẽ giúp giảm bớt cảnh tắc nghẽn ở cổng trường. Vì vậy, nên cho chúng em đi xe đạp tới trường. Nhưng để cha mẹ và thầy cô yên tâm, học sinh cần chấp hành đúng luật giao thông.

THEO NGUYỄN LỆ HỒNG ÂN

a) Nhan đề đoạn văn và câu mở đoạn nêu lên điều gì?

b) Các câu tiếp theo nêu những lí do nào để giải thích ý kiến của người viết?

c) Theo em, những lí do nêu trong đoạn văn có thuyết phục không?

d) Các câu kết đoạn có tác dụng gì?

Trả lời

a, Thể hiện sự đồng ý về việc cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường vì có nhiều lợi ích.

b, Lí do để giải thích ý kiến của người viết:

- Giúp rèn luyện tính tự lập, không phụ thuộc, dựa dẫm vào cha mẹ

- Tiết kiệm thời gian vì cha mẹ rất bận rộn

- Rèn luyện sức khoẻ của học sinh

c, Theo em những lí do đó rất thuyết phục

d, Câu kết có tác dụng khẳng định lại ý kiến nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường và học sinh sẽ chấp hành đúng luật giao thông để cha mẹ và thầy cô yên tâm

Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội?

Trả lời

Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về 1 hiện tượng xã hội gồm có 3 phần:

- Phần 1: Nêu ý kiến của cá nhân (Nên hay không nên, đồng ý hay không đồng ý…) về hiện tượng nào đó

- Phần 2: Nêu các lí do để giải thích cho ý kiến của người viết

- Phần 3: Khẳng định lại ý kiến của người viết

II. Bài học

Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội:

- Mở đoạn: Nêu hiện tượng (sự việc) và ý kiến của người viết (tán thành hay không tán thành)

- Thân đoạn: Đưa ra những lí do giải thích cho ý kiến của người viết.

- Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến của người viết.

III. Luyện tập

Câu 1 trang 92 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đoạn văn sau đây có những điểm nào giống và khác đoạn văn ở phần Nhận xét về nội dung và cấu tạo?

Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?

Theo em, không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì có rất nhiều rủi ro. Một số bạn chưa có ý thức tham gia giao thông tốt. Chẳng hạn, các bạn hay đi dàn hàng ngang trên đường, gây khó khăn cho các phương tiện khác. Có bạn còn "thử tài bằng cách đánh võng, bốc đầu xe, rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi được tự đạp xe tới trường, một số bạn hay tranh thủ đi chơi, la cả khắp nơi, làm bố mẹ lo lắng do không biết con đi đâu, làm gì. Ngay cả những bạn đạp xe cẩn thận vẫn có thể gặp nguy hiểm (như bị bắt nạt, bị lừa gạt,..) nếu đi một mình trên những đoạn đường vắng. Vì vậy, chúng ta không nên tự đi xe đạp tới trường khi còn là học sinh tiểu học.

Theo HOÀNG THANH TRÚC

Trả lời

Giống:

- Cùng viết về ý kiến “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường”

- Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về 1 hiện tượng xã hội

Khác: Đoạn văn trên nêu ý kiến không đồng tình cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường. Còn đoạn văn ở phần “Nhận xét về nội dung và cấu tạo” thì nêu ý kiến đồng tình

Câu 2 trang 92 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu ý kiến của em về vấn đề “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?”.

Trả lời

Theo em, nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường vì có rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, việc này giúp chúng em chủ động hơn trong giờ giấc đi học, không phụ thuộc vào cha mẹ. Thứ hai, cha mẹ tiết kiệm được thời gian, và các bạn có thể rèn luyện sức khoẻ trong quá trình đạp xe đến trường

Nói và nghe: Trao đổi: Cùng nhau đoàn kết (trang 92, 93)

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1 trang 92 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc (hoặc được nghe kể)

Gợi ý về nội dung trao đổi

a) Giới thiệu tên câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện

(M) – Tên câu chuyện: Câu chuyện bó đũa.

- Ý nghĩa: Nhắc nhở anh, chị, em sống đoàn kết, yêu thương nhau.

b) Cảm nghĩ của em sau khi đọc (hoặc nghe) câu chuyện

(M) – Bất ngờ, thú vị trước cách dạy các con của người cha.

- Thấm thía, xúc động trước bài học đạo lí sâu sắc.

Trả lời

a) Tên câu chuyện: Chuyện về cái đồng hồ

Ý nghĩa: Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

b) Cảm thấy thú vị về cách Bác truyền đạt giá trị của sự đoàn kết đến với các cán bộ thông qua hình ảnh chiếc đồng hồ

Đề 2 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết.

Gợi ý về nội dung trao đổi

a) Giới thiệu một câu chuyện có thật

(M) Giúp đỡ nhau trong học tập, lao động; thăm bạn Ốm đau; giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn...

b) Cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.

(M) Tán thành những việc làm tốt; khâm phục bạn, tự nhủ sẽ làm nhiều việc tốt hơn,...

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Trả lời

a) Tập thể lớp 5A quyên góp ủng hộ gia đình bạn Lan có hoàn cảnh khó khăn

b) Tán thành với việc làm của các bạn, khâm phục sự cố gắng vươn lên trong học tập dù gia đình gặp nhiều khó khăn của bạn Lan

Đọc: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (trang 93, 94)

*Nội dung bài Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam: Bức thư là lời hỏi thăm, động viên, cũng như lời khẳng định của Bác Hồ về lòng đoàn kết toàn dân tộc gửi đến đồng bảo miền Nam

Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam

(Trích)

Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số,

Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui về.

Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.

Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cũng nhau, no đói giúp nhau.

Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chân để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.

Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.

Xin chúc Đại hội thành công.

Lời chào thân ái

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946

HỒ CHÍ MINH

Đọc hiểu

Câu 1 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đoạn mở đầu bức thư thể hiện tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số như thế nào?

Trả lời

Đoạn mở đầu thể hiện một tình cảm yêu quý to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc miền Nam

Câu 2 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm các đoạn văn thể hiện những ý sau:

a) Các dân tộc trên đất nước là anh em một nhà, gắn bó với nhau.

b) Các dân tộc anh em cần đoàn kết để giữ gìn độc lập, để được sống hạnh phúc.

c) Tình đoàn kết của các dân tộc anh em không bao giờ thay đổi.

Trả lời

a) Đoạn từ “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán… đến … no đói cùng nhau”

b) Đoạn từ “Giang sơn và Chính Phủ là giang sơn… đến … để ủng hộ Chính phủ ta”

c) Đoạn từ “Sông có thể cạn, núi có thể mòn … đến … độc lập của chúng ta”

Câu 3 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hình ảnh nào trong đoạn cuối bức thư thể hiện niềm tin tuyệt đối của Bác Hồ vào tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em?

Trả lời

Hình ảnh thể hiện niềm tin tuyệt đối của Bác Hồ vào tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em là hình ảnh “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”

Câu 4 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em điều mà Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư này là gì?

Trả lời

Theo em điều mà Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư này là sự đoàn kết tuyệt đối giữa tất cả các dân tộc với nhau.

Luyện từ và câu: Đại từ (trang 94, 95)

I. Nhận xét

Đề bài trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Xếp các từ in đậm ở bên A vào nhóm phù hợp ở bên B

Luyện từ và câu lớp 5 trang 94, 95 (Đại từ) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

Nối: a – 3, b – 1, c – 2

II. Bài học

Đại từ là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô: tôi, ta, nó,…) hoặc để hỏi (đại từ nghi vấn: gì, đâu, nào, bao nhiêu,…), để thay thế các từ ngữ khác (đại từ thay thế: thế, vậy, đó, này).

III. Luyện tập

Câu 1 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các đại từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

HỒ CHÍ MINH

b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.

Theo sách Quốc văn giáo khoa thư

c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rồi. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Trả lời

a) Đại từ dùng để xưng hô

b) Đại từ dùng để hỏi

c) Đại từ thay thế

Câu 2 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì.

Trả lời

Mẹ tôi rất khéo tay, và đảm đang

- Đại từ tôi được dùng để xưng hô

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng - xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý) (trang 95)

Hãy tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau:

Đề 1 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường.

Đề 2 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ.

Gợi ý

– Ý kiến của em là gì (đồng ý hay không đồng ý với hiện tượng, vấn đề đã nêu)?

– Có những lí do nào khiến em đồng ý hoặc không đồng ý?

– Em sẽ khẳng định lại ý kiến của mình như thế nào ở phần kết đoạn để không lặp lại nguyên văn câu mở đoạn

– Hãy sắp xếp các ý đã tìm được cho phù hợp với cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến.

Trả lời

Đề 1

* Mở đoạn

Đưa ra ý kiến không đồng ý với vấn đề đã nêu ở trên

* Thân bài

- Khi học sinh mang điện thoại đến trường sẽ có những vấn đề gây hại sau:

+ Một là việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập rất khó

+ Khi mang điện thoại đến trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học học sinh lén lút sử dụng điện thoại để làm các hoạt động khác

+ Mang điện thoại đến trường sẽ khiến các em ít giao tiếp qua lại với nhau hơn mà thay vào đó là cầm điện thoại mỗi giờ ra chơi

* Kết đoạn

Việc mang điện thoại đến trường là không cần thiết, trong một vài trường hợp khẩn cấp học sinh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm để liên lạc với phụ huynh

Đề 2

* Mở đoạn

Em không đồng ý với ý kiến nêu ở trên

* Thân đoạn

Việc các em học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở ao hồ sông suối có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như

- Các em còn quá nhỏ để tự có cho mình các kiến thức về phòng tránh đuối nước

- Không được trang bị các kỹ năng cần thiết về bơi lội

- Đùa nghịch dưới nước gây mất an toàn

* Kết đoạn

Việc các bạn học sinh tiểu học tự ý rủ nhau tắm tại ao hồ, sông, suối là vô cùng nguy hiểm khi không có sự giám sát của người lớn.

Đọc: Cây phượng xóm Đông (trang 96, 97)

* Nội dung bài Cây phượng xóm Đông: Câu chuyện kể về cây Phượng già cổ thụ ở đầu làng xóm Đông nơi mà bọn trẻ con thường tụ tập vui chơi, nhưng lại có nguy cơ bị chặt để mở rộng đường làng, và sự hy sinh cao cả của ông Tạo để giữ lại cây Phượng già cho xóm

Cây phượng xóm Đông

Cây phượng xóm Đông lớp 5 (trang 96, 97) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Tối thứ Bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lũ trẻ xóm Đông tụ tập ở gốc phượng đầu xóm để nô đùa. Bỗng, Hùng xuất hiện, giọng hớt hải: “Nguy rồi, các cậu ơi! Cây phượng này sẽ bị chặt để xã mở rộng đường. Chú Tâm nói với bố tớ như vậy!”

Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê, rợp mất cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyền, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng. Tuổi thơ của chúng tôi thật êm đềm vì có cây phượng chở che, ấp ủ,....

Đối diện với cây phượng là ngôi nhà nhỏ – quán hàng của cụ Tạo. Đoạn đường liên xóm đến đây bị thắt lại như cổ chai: một bên là cây phượng, một bên là quán hàng. Để mặt đường đạt chuẩn, chỉ có cách chặt cây phượng già hoặc dời quán của cụ Tạo. Cụ Tạo tuổi cao, không người thân thích, dời quán thì cụ ở đâu? Thế nên chỉ còn cách hạ cây phượng.

Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì. Cụ chậm rãi ra sau cây phượng và nghe hết cả. Cụ lặng lẽ về nhà, trằn trọc suy nghĩ. Mệt mỏi, cụ thiếp đi. Trong giấc mơ, cụ thấy cây phượng đã bị chặt, chỉ còn một khoảng trời nắng chói loá, nhức nhối. Cụ giật mình choàng dậy, bật đèn, tìm cây bút và tờ giấy trắng viết đơn xin hiến nhà để mở rộng mặt đường.

Hè năm ấy, cây phượng ra hoa nhiều lắm, màu hoa đỏ rực. Lũ trẻ rủ nhau hái một cành hoa phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão. Cụ Tạo run run nhận món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa từ tay bọn trẻ. Lòng cụ thanh thản vì đã làm được một việc có ích.

Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỞNG

Đọc hiểu

Câu 1 trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các bạn nhỏ xóm Đông lo lắng điều gì?

Trả lời

Các bạn nhỏ xóm Đông lo lắng vì nghe tin cây phượng mà lũ trẻ hay vui chơi sẽ bị chặt để mở rộng đường.

Câu 2 trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao khi nghe chuyện, cụ Tạo lại “Lặng lẽ về nhà” trằn trọc suy nghĩ?

Trả lời

Vì cụ Tạo biết rằng bọn trẻ trong làng rất thích cây phượng này, cây phượng này đã là tuổi thơ của chúng trôi qua êm đềm vì có cây phượng che chở,ấp ủ

Câu 3 trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cụ Tạo đã quyết định ra sao? Em có suy nghĩ gì về quyết định của cụ?

Trả lời

Cụ Tạo đã quyết định viết đơn xin hiến nhà. Em cảm thấy đây là một quyết định khó khăn với cụ khi cụ chỉ có căn nhà nhỏ cũng là quán nước của cụ

Câu 4 trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hình ảnh các bạn nhỏ rủ nhau hái một cành hoa phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão có ý nghĩa như thế nào? Hãy dự đoán cuộc trò chuyện của các bạn với cụ.

Trả lời

Hình ảnh các bạn nhỏ hái một cành hoa phượng đi thăm cụ Tạo ở viện dưỡng lão là một hình ảnh đẹp thể hiện tình cảm yêu thương của các bạn đối với cụ Tạo

Về cuộc trò chuyện với cụ Tạo em đón rằng các bạn sẽ kể cho cụ nghe về cây phượng đã nở hoa đẹp như nào, toả bóng râm mát ra sao, và cảm ơn cụ vì đã giúp các bạn giữ lại được cây phượng

Câu 5 trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chủ đề của câu chuyện Cây phượng xóm Đông là gì?

Trả lời

Chủ đề câu chuyện nói về sự phát triển gắn bó của cây phượng với xóm Đông và sự hy sinh cao cả của cụ Tạo khi cụ hiến nhà để giữ lại cây Phượng trong xóm

Viết: Trả bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (trang 98)

1. Nghe thầy (cô giáo) nhận xét chung về bài viết của lớp

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: Sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung của bài viết, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…

Lưu ý các lỗi thường gặp khi viết bài văn tả người:

a) Lỗi về cấu tạo

- Đoạn văn không có đủ các phần (mở bài hoặc thân bài, kết bài).

- Các câu trong đoạn văn chưa được sắp xếp một cách hợp lí

b) Lỗi về nội dung

- Câu mở đoạn chưa giới thiệu được sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ) mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc

- Đoạn văn chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em về sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ) mà em đã lựa chọn

- Nội dung một số câu văn trong đoạn không phù hợp với chủ đề

3. Đọc kĩ lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo), tự sửa bài viết của mình.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 98)

Câu 1 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu trước lớp một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc nói về tình đoàn kết.

Gợi ý

- Câu chuyện bó đũa

- Nhưng mẩu chuyện tinh thần đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Yên Ngọc Trung, Trần Văn Kim)

- Tớ tôn trọng sự khác biệt (Hi-rô-nô-ri Na-ka-ga-oa)

Trả lời

Giới thiệu tác phẩm: Câu chuyện bó đũa

Nội dung: Đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết, cha ông ta đã truyền tải những thông điệp thú vị qua câu chuyện bó đũa. Qua câu chuyện bó đũa người đọc học được một bài học sâu sắc về tình đoàn kết trong mối quan hệ giữa con người với con người. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt, gắn bó giữa người với người hay anh em ruột thịt với nhau.

Câu 2 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu:

a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ,..) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

b) Tác phẩm đó có ý nghĩa gì?

Trả lời

a) Em thích chi tiết người cha đưa từng chiếc đũa cho từng người con bẻ và bài học về sự đoàn kết thông qua bó đũa của người cha

b) Tác phẩm dạy cho người học về tinh thần đoàn kết và tình cảm anh em trong gia đình cần phải hoà thuận đoàn kết lại với nhau không ghen ghét đố kị chia rẽ nhau

Đọc: Tiếng ru (trang 99)

* Nội dung của bài Tiếng ru: Bài thơ là những lời ru của mẹ ru giấc ngủ cho bé, trong những lời ru ấy có lồng ghép những sự vật, hiện tượng sinh động. Quan trọng hơn cả, lời ru ấy cũng là lời nhắn nhủ, gửi gắm vào người con phải biết yêu thương trân trộng quê hương đất nước

Tiếng ru

Con ong làm một, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chi, yêu người anh em.

Một ngôi sao, chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

Một người – đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tần mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chẽ đất thấp, núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chẽ sông nhỏ, biển đầu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con thăng ngày.

Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

TỐ HỮU

Tiếng ru lớp 5 (trang 99) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu 1 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai, khi nào?

Trả lời

Bài thơ là lời của người mẹ nói với con khi ru con ngủ

Câu 2 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự gắn bó của các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

Trả lời

Các hình ảnh trong bài thơ nói lên sự gắn bó giữa các sự vật hiện tượng như:

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước

Con chim ca yêu trời

Núi cao bởi có đất bồi

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Tre già yếu lấy măng non

Câu 3 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ “Một người – đâu phải nhân gian? / Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi”?

Trả lời

Qua hai câu thơ, tác giả gửi gắm một thông điệp sâu sắc, triết lí giàu ý nghĩa. Con người quá nhỏ bé mà thế giới thì rộng lớn, ẩn chứa nhiều thử thách, khó khăn. Ta như một đốm lửa nhỏ bé, nhanh chóng tàn lụi giữa cuộc đời. Nhưng ta biết chung tay, cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ và hòa hợp với mọi người xung quanh, tạo nên một "đốm lửa lớn", cùng tỏa sáng mà mang lại hơi ấm sẻ chia, yêu thương, tạo ra sức mạnh có thể thay đổi cả thế giới.

Câu 4 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tình thương yêu và niềm hy vọng cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Trả lời

Tình yêu thương và niềm hy vọng của cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh như

Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn

Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (trang 100)

Câu 1 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xếp các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp:

Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?

HOÀNG QUỐC HẢI

- Từ chỉ người nói

- Từ chỉ người nghe

- Từ chỉ cả người nói, người nghe

- Từ chỉ người, vật được nhắc tới

Trả lời

Từ chỉ người nói: Trẫm

Từ chỉ người nghe: Các khanh

Từ chỉ cả người nói và người nghe: Ta

Từ chỉ người, vật được nhắc tới: Chúng

Câu 2 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các danh từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a) Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.

– Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.

Cháu đi học à?

– Thưa bác, vâng ạ.

Vừa lúc ấy, thang máy mở cửa. Cậu bé nhoẻn cười chào tôi rồi nhanh nhẹn rảo bước.

Theo NHẬT AN

b) – Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?

– Để cho bà nghỉ thêm một lát, cậu bé ạ! Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được.

Theo HẢI NGÂN

c) – Chủ nhật này, ai muốn đi chợ phiên với bố mẹ nào?

Con ạ! – Páo nhanh nhảu đáp – Còn bao nhiều ngày nữa thì đến chợ phiên, bố nhỉ?

– Còn năm ngày nữa.

HÀ AN VIÊN

Trả lời

Các đại từ in đậm được sử dụng dùng để xưng hô, trong đó có các danh từ chỉ người nói và người nghe.

Câu 3 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về cách xưng hô:

a) Hãy nêu một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp mà em biết.

b) Nếu bạn xưng hô với em chưa phù hợp, em nên làm gì?

Trả lời

a) Hiện nay có một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp như các bạn trên lớp xưng tao mày, gọi nhau là chúng mày, chúng nó

b) Khi bạn xưng hô chưa phù hợp với em thì em sẽ nhắc nhở bạn và xưng hô đúng mực với bạn

Góc sáng tạo: Điều em muốn nói (trang 101)

Câu 1 trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết ý kiến của em về 1 trong 2 hiện tượng (vấn đề) sau:

a) Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp.

b) Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới

Trả lời

a) *Gợi ý viết bài

- Ý kiến: Em không đồng tình với việc trong lớp có một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động của lớp

- Lí do: Lí do em không đồng ý gồm

+ Khi đã là một tập thể lớp thì mỗi cá nhân trong lớp đều là một bộ phận của lớp, các bạn phải có trách nhiệm với các hoạt động chung của lớp

+ Phải giúp đỡ nhau trong các công việc của lớp của trường phân công

+ Việc tham gia vào các hoạt động của lớp cũng là cơ hội để các bạn bộc lộ tài năng, sở trường của bản thân…

+ Tham gia vào hoạt động của lớp còn tăng thêm tinh thần đoàn kết và tình cảm giữa các thành viên trong lớp

b) *Gợi ý viết bài

- Ý kiến: Em không đồng ý với hành động bắt nạt các em học sinh lớp dưới của một số bạn

- Lí do: Một số lí do khiến em không đồng tình với hành động đó như:

+ Là những hành động bạo lực hoặc phi bạo lực, tác động đến thể chất và tinh thần của một đối tượng, cụ thể ở đây là học sinh.

+ Có thể gây thương tổn đến thể trạng của nạn nhân, để lại vết thương, bóng đen trong tâm lý nạn nhân.

+ Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường.

Câu 2 trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chia sẻ ý kiến và thảo luận về các hiện tượng (vấn đề) được nêu trên.

Gợi ý

Ý kiến của em về một hiện tượng hoặc vấn đề:

- Nếu hiện tượng (hoặc vấn đề) em muốn trao đổi ý kiến.

- Trình bày ý kiến của em (hiện tượng đó đúng hay sai, nên có thái độ như thế nào,...

- Em có những lí do gì để khẳng định ý kiến của mình?

- Ý kiến và lí do của em có gì giống hay khác với bạn?

- Em có nghĩ là mình đúng, còn bạn sai không? Vì sao?

Trả lời

- HS chia sẻ ý kiến của mình theo bài đã viết.

Tự đánh giá: Bài ca loài kiến (trang 102, 103)

A. Đọc và làm bài tập

Bài ca loài kiến

Một, hai, ba

Não minh ghé vai

Bước đều bước,

Chúng ta về tổ

Khuân vác nặng

Chẳng ai than khổ

Vì việc chung

Có bạn có tôi.

Dù đường xa

Lưng ướt mồ hôi

Dù gặp nước

Bước chân bì bõm

Dù leo trèo

Sẩy chân rơi tõm

Dù gió mưa

Một mỗi thế nào.

Bài ca loài kiến

Mỗi đứa mình

Là một ngôi sao

Ai cũng mạnh

Như là lực sĩ

Ở bên nhau

Chúng ta chăm chỉ

Việc khó mấy

Chung sức là xong.

Thử thách lớn

Xin chớ sờn lòng

Hò dô ta

Nắm tay chặt nhé

Bắc thang cao

Chúng ta mạnh mẽ

Xây cầu dài

Bằng suối vượt sông.

HUỲNH MAI LIÊN

Bài ca loài kiến trang 102, 103 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bài thơ nói lên những đặc điểm nào của loài kiến? Tìm các ý đúng:

a) Chịu thương, chịu khó

b) Tự tin, nghị lực

c) Đoàn kết một lòng

d) Tốt bụng, thương người

Trả lời

Ý đúng: a,c

Câu 2 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ? Tìm các ý đúng:

a) Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của loài kiến.

b) Ngạc nhiên trước khả năng đặc biệt của loài kiến.

c) Thú vị trước những phát hiện của mình về loài kiến.

d) Khuyên người ta đoàn kết, chăm chỉ, nghị lực như loài kiến.

Trả lời

Ý đúng: a,d

Câu 3 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nhịp điệu vui tươi của bài thơ được tạo ra bằng cách nào? Tìm ý đúng:

a) Tạo ra nhiều hình ảnh so sánh.

b) Tạo ra nhiều hình ảnh nhân hoá.

c) Xen kẽ đều đặn các dòng thơ 3 tiếng và 4 tiếng.

d) Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa và đa nghĩa.

Trả lời

Ý đúng: c

Câu 4 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm trong khổ thơ thứ nhất 2 từ dùng để xưng hô (đại từ hoặc danh từ)

Trả lời

Hai từ dùng để xưng hô: Bạn, tôi

Câu 5 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và sao em thích?

Trả lời

Trong bài thơ trên những hình ảnh em cảm thấy thích nhất đó là hình ảnh “Mỗi đứa mình là một ngôi sao/ Ai cũng mạnh như là lực sĩ” Vì trong hai câu thơ này có sử dụng hình ảnh nhân hoá, và so sánh làm tăng thêm sự thú vị hơn nữa còn làm nổi bật lên về tinh thần đoàn kết của loài kiến. Mỗi một chú kiến là một ngôi sao trên bầu trời, không chú kiến nào thấp kém hơn, và đều phải hỗ trợ nhau trong công việc hàng ngày.

B. Tự nhận xét

Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời

Em tự đánh giá xem bài làm của mình đạt yêu cầu ở mức độ nào.

Câu 2 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em cần cố gắng thêm về mặt nào

Trả lời

Em tự đưa ra ý kiến nhận xét về mức độ của bản thân và những điều em cần cố gắng.

1 1,891 24/04/2024