Bài 8: Dưới những tán xanh (trang 37) Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 8: Dưới những tán xanh trang 37 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Bài 8: Dưới những tán xanh – Tiếng Việt lớp 5
Đọc: Dưới những tán xanh
Nội dung chính Dưới những tán xanh:
Bài đọc đề cập đến Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi xướng việc tuyển chọn, công nhận Cây di sản Việt Nam, trong đó có Giàn Gừa. Giàn Gừa có tuổi đời cao, kích thước lớn và hình dạng độc đáo. Dù in hằn vết tích chiến tranh nhưng vươn mình toả rợp bóng mát, những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ với bạn về việc trồng và chăm sóc cây ở trường hoặc ở nhà em.
Trả lời:
Chủ nhật vừa rồi được nghỉ, em đã dậy sớm giúp bố tưới cây. Nhà em trồng rất nhiều cây xanh và hoa ở ban công. Hôm ấy, em dậy sớm, xách từng xô nước trong nhà tắm ra tưới cho mấy cây hoa hồng mẹ trồng, rồi tới mấy cây cảnh của bố, phía xa xa là mấy chậu tía tô. Được tưới nước, các cây xanh trông tươi tốt và rực rõ hẳn lên. Sau đó thì em giúp bố tỉa lá vàng, bắt sâu. Em rất thích được cùng bố chăm sóc cây xanh.
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Dưới những tán xanh
Năm 2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi xướng việc tuyển chọn, công nhận Cây di sản Việt Nam. Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên) hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,... được công nhận là cây di sản. Đến nay, có tới 6 000 cây di sản được ghi nhận ở mọi miền.
Năm 2013, Giàn Gừa nguyên sinh hơn 150 năm tuổi ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được ghi nhận là cây di sản đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giàn Gừa cao khoảng 15 mét, tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát, đan quyện xoắn xuýt như một tấm lưới khổng lồ. Bộ rễ chằng chịt, giăng đầy trên mặt đất, trông như những con rắn. Hình dáng của giàn cây tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo, hoang sơ và huyền bí.
Những năm chiến tranh tàn phá, Giàn Gừa chỉ còn lại 2 740 mét vuông. Đến nay, do được bảo tồn, diện tích Giàn Gừa đã lên tới 4.000 mét vuông.
Theo thời gian, những cành gừa in hằn vết tích chiến tranh vẫn đâm chồi, vươn mình toả rợp bóng mát, những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương.
Ngân Thương tổng hợp
• Gừa (si): loài cây thân gỗ, có rễ mọc ra tử thần và các cành trên cao.
• Nguyên sinh: (rùng) mọc tự nhiên từ thời xa xưa, chưa hề bị chặt phá.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Cây di sản Việt Nam được tuyển chọn, công nhận theo tiêu chí nào?
Trả lời:
Cây di sản Việt Nam được tuyển chọn, công nhận theo tiêu chí:
- Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên)
- Hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,...
Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm những chi tiết cho thấy Giản Gừa rất lớn và rất đẹp.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy Giản Gừa rất lớn và rất đẹp:
- Năm 2013, Giàn Gừa nguyên sinh hơn 150 năm tuổi.
- Giàn Gừa cao khoảng 15 mét, tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát, đan quyện xoắn xuýt như một tấm lưới khổng lồ.
- Bộ rễ chằng chịt, giăng đầy trên mặt đất, trông như những con rắn.
- Hình dáng của giàn cây tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo, hoang sơ và huyền bí.
Câu 3 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Việc bảo tồn Giàn Gừa đã đem lại hiệu quả như thế nào?
Trả lời:
Việc bảo tồn Giàn Gừa đã giúp diện tích tăng từ 2740 mét vuông lên thành 4000 mét vuông.
Câu 4 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Hình ảnh "những cảnh gia in hằn vết tích chiến tranh vẫn đâm chồi, vươn mình toả rợp bóng mát, những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương." gửi gắm thông điệp gì?
Trả lời:
- Thông điệp: dù có vết tích của chiến tranh, dù có những tổn thương, những nghịch cảnh thì cây vẫn cố gắng vượt qua tất cả để vươn lên mà sống, mà phát triển để tỏa rợp bóng mát. Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ với con người dù có gặp bao nhiêu khó khăn, vấp ngã thì vẫn phải đứng lên vượt qua khó khăn, để chiến đấu, để hoàn thiện bản thân, góp công vào công cuộc phát triển đất nước…..
Câu 5 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Theo em, thiếu nhi Việt Nam có thể đóng góp những gì trong hành trình bảo vệ cây di sản?
Trả lời:
- Bảo vệ cây xanh bằng các hành động như không chặt phá cây,…
- Chăm sóc cây xanh
- Tuyên truyền, lan tỏa tinh thần yêu thiên nhiên cho các bạn cùng trang lứa.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Môi trường
Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A:
Trả lời:
Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thực hiện yêu cầu:
a. Giải ô chữ:
1. Cảm giác dễ chịu khi ở nơi có nhiều cây xanh.
2. Hỗn hợp khí bao quanh Trái Đất, cần thiết cho sự sống.
3. Một cách ứng xử của con người với môi trường.
4. Hoạt động của con người nhằm duy trì sự sống cho các loài động vật, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
5. Những thứ con người vứt bỏ, gây ảnh hưởng xấu đến sự sống.
6. Chất lỏng không màu, không mùi, rất cần thiết cho sự sống.
7. Sự kiện tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút.
8. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất.
9. Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.
b. Đặt câu với từ tìm được ở hàng dọc.
Trả lời:
a.
b. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Kể tên 3 – 4 việc làm:
a. Góp phần bảo vệ môi trường.
b. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Trả lời:
a. Góp phần bảo vệ môi trường:
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
- Vứt rác đúng quy định, không xả rác bừa bãi
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
- Tích cực trồng cây xanh
- Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
b. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường:
- Chặt phá rừng
- Đốt rác thải không đúng cách
- Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học
Câu 4 (trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn (từ 3 đến 4 câu) kể về một việc làm của em hoặc bạn bè để góp phần bảo vệ cây xanh
Trả lời:
Sau mỗi dịp tết qua đi là em lại rất háo hức được đến trường, bởi vì có hoạt động mà em thích nhất đó chính là hoạt động trồng cây đầu năm. Sau khi nhận cây được phân từ nhà trường. Chúng em đã phân công nhau, các bạn nam đào hố hình vuông mỗi cạnh rộng khoảng 30cm, các bạn nữ thì thay phiên nhau dùng bình tưới lấy nước tưới, cuối cùng thì bọn em cùng nhau đan những thanh tre để làm thành lưới để bảo vệ cây xanh mới trồng. Tuy công việc có vất vả, nhưng chúng em thấy việc làm có ý nghĩa lớn. Qua đây, chúng em muốn lan tỏa tinh thần này cho mọi người.
Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả người
Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Hạng A Cháng
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, như gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng "Mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chăm vào công việc.
Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thể ruộng, nhìn đường cây, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...
Sức lực tràn trề của A Chúng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo Ma Văn Kháng
• Mổng (tiếng Mông): đi
• Sá cày: đường cày.
a. Ở đoạn đầu, tác giả tả ngoại hình của Hạng A Cháng bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Khi cày ruộng, động tác và hình dáng của A Chúng có gì đáng chú ý?
c. Những hình ảnh so sánh trong bài văn có tác dụng gì đối với việc tả ngoại hình và hoạt động của Hạng A Cháng?
Trả lời:
a. Miêu tả A Cháng bằng những từ ngữ, hình ảnh:
- đẹp người
- Mười tám tuổi
- ngực nở vòng cung
- da đỏ như lim
- bắp tay bắp chân rắn như trắc, như gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
b. Khi cày rộng:
- Động tác: Mắc cày xong thì anh quát lên một tiếng "Mỗng!"
- Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thể ruộng, nhìn đường cây, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cảy thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoái dài hoặc bầm những bước ngắn, gấp gấp...
c. Những hình ảnh so sánh trong bài văn giúp người đọc hình dung rõ hơn về ngoại hình và hành động của Hạng A Cháng.
Câu 2 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Quan sát một người lao động vào lúc người đó đang làm việc và ghi lại những điều em quan sát được.
Gợi ý:
a. Người lao động mà em chọn quan sát là ai?
- Một người làm việc ở trường (lao công, bảo vệ,...).
- Một người mà em có dịp tiếp xúc (công an, bác sĩ,...).
- ?
b. Trong khi làm việc, ngoại hình, thái độ,... của người đó có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Người em chọn quan sát là bác bảo vệ:
- Hành động và thái độ của bác bảo vệ:
+ Ngoài năm mươi tuổi
+ Dáng người cao, khỏe
+ Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh
+ Đôi mắt sáng, hiền từ
+ Mái tóc ngắn, điểm những sợi bạc
- Đặc điểm nổi bật của về ngoại hình khi làm việc:
+ Mặc bộ quần áo ka ki màu xanh lam, có phù hiệu trên vai
+ Bác thường đội mũ cối màu xanh lá cây
+ Bác cởi mở, tận tình phục vụ
+ Giọng nói dõng dạc khi gọi và nói chuyện với mọi người
* Vận dụng
Câu 1 (trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu thông tin về 1 – 2 Cây di sản Việt Nam.
Trả lời:
Cây bồ đề Yang Lành
Cây được trồng ở buôn Yang Lành Đắk Lắk được 132 năm tuổi. Cây có 9 thân, chiều cao gần 29m; đường kính 2,7m; tán tỏa bóng mát gần 30m2. Theo một số bô lão làng buôn Yang Lành, cây bồ đề 132 năm tuổi này do một nhà sư từ Pắc Xế, Lào, mang đến trồng tại buôn Yang Lành. Trước đó, trong tháng 3/2014, Tổ chức kỷ lục châu Á, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục cho cây bồ đề 132 năm tuổi này là cây được trồng lâu năm nhất trên vùng đất Tây Nguyên.
Câu 2 (trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu.
Trả lời:
Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam, Ngày 14/2, tại xã Xuân Lương, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận cây Lim xanh nghìn năm tuổi là Cây di sản Việt Nam. Cây có dáng trực thẳng, cao hơn 45m, đứng sừng sững trên ngọn đồi cao, rễ ăn sâu vào lòng đất, gốc to sáu đến bảy người ôm, rễ chính nổi lên như mai rùa. Ở dưới gốc cây Lim còn có miếu thờ. Cây Lim nghìn năm tuổi này nằm cạnh đường, chỉ cần leo khoảng 20 bậc đá là lên đến nơi, dưới tán cây rất mát mẻ, chúng ta có thể ôm cây chụp hình, tạo dáng dưới thân cây to khủng này.
Xem thêm các chương trình khác: