Bài 6: Luật Trẻ em (trang 65) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Luật Trẻ em trang 65 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 6.

1 392 06/04/2024


Bài 6: Luật Trẻ em – Tiếng Việt lớp 5

Đọc: Luật trẻ em trang 65, 66

Khởi động

Câu hỏi trang 65 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chia sẻ về việc thực hiện nội quy của trường, lớp dựa vào gợi ý:

- Những điều em đã thực hiện tốt.

- Những điều em cần cố gắng.

Lời giải:

- Những điều em đã thực hiện tốt:

+ Học bài và làm bài tập đầy đủ

+ Thực hiện nội quy đồng phục

+ Vứt rác đúng nơi quy định

+ Không nói tục, chửi bậy...

- Những điều em cần cố gắng:

+ Nhiều hôm em còn đi học muộn

+ Còn quên sách vở, đồ dùng học tập....

Khám phá và luyện tập

Luật Trẻ em

(Trích)

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khoẻ, độ tuổi của mình.

2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác, chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Luật Trẻ em 2016 (Luật số 102/2016/QH13)

Luật: văn bản của Nhà nước ban hành, quy định những phép tắc trong xã hội buộc mọi người phải tuân theo.

Câu 1 trang 66 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những điều luật nào được giới thiệu trong bài nói về quyền trẻ em? Đó là những quyền gì?

Lời giải:

Những điều luật nói về quyền trẻ em là:

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Câu 2 trang 66 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nói 2 – 3 câu về việc gia đình hoặc người thân chăm sóc, nuôi dưỡng em. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi được chăm sóc, nuôi dưỡng.

Lời giải:

Ba như một ngọn núi hùng vĩ che chở, bảo vệ tôi và giúp tôi đứng lên sau lần vấp ngã ấy. Còn mẹ cho tôi một thứ tình cảm không sao tả hết. Mẹ lo lắng cho tôi đến cho tôi đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Cuộc sống của tôi không thể thiếu bàn tay yêu thương, vỗ về của mẹ. Tôi yêu thương và tôn trọng ba mẹ. Và tôi thật hạnh phúc khi có gia đình trọn vẹn đầy ấp những tiếng cười và tình yêu thương.

Câu 3 trang 66 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trẻ em có những bổn phận nào đối với cộng đồng, xã hội?

Lời giải:

Trẻ em có những bổn phận đối với cộng đồng, xã hội:

1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khoẻ, độ tuổi của mình.

2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác, chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 4 trang 66 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Kể một vài việc em đã làm để thực hiện bổn phận đối với cộng đồng, xã hội.

- Trường học

- Nơi em ở

- ?

Lời giải:

- Trường học:

+ Tôn trọng thầy cô giáo

+ Vứt rác đúng nơi quy định

+ Quyên góp, ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn

+ Chấp hanh nội quy an toàn giao thông trường học

+ Giữ gìn cơ sở vật chất nhà trường

- Nơi em ở:

+ Thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ xóm

+ Quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh

- Gia đình:

+ Yêu thương, tôn trong người lớn tuổi

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp

Nói và nghe: Tranh luận theo chủ đề Bổn phận của trẻ em trang 66

Câu 1 trang 66 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc đoạn đối thoại sau và trả lời câu hỏi:

Sau giờ học, các bạn Sơn, Tuấn và Tú cùng nhau tranh luận về bổn phận của trẻ em đối với gia đình. Sơn hào hứng:

- Năm nay, chúng mình mới mười tuổi. Theo tới, chúng mình chưa cần làm việc nhà. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.

Tuấn tiếp lời:

– Tớ cũng có ý kiến giống cậu. Bố mẹ sẽ rất vui nếu chúng mình có kết quả học tập tốt.

Tú đăm chiêu:

- Tớ lại nghĩ khác. Hằng ngày, trong lúc chúng mình đi học thì bố mẹ bận rộn đi làm. Vì thế, chúng mình cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thể cùng bố mẹ làm việc nhà.

a. Các bạn Sơn, Tuấn và Tú tranh luận về việc gì?

b. Ý kiến của mỗi bạn ra sao?

c. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Lời giải:

a. Các bạn Sơn, Tuấn và Tú tranh luận về bổn phận của trẻ em đối với gia đình.

b.

- Ý kiến của Sơn: Theo tới, chúng mình chưa cần làm việc nhà. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.

- Ý kiến của Tuấn: Chúng mình chưa cần làm việc nhà. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.

- Ý kiến của Tú: Chúng mình cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thể cùng bố mẹ làm việc nhà.

c. Em đồng ý với ý kiến của Tú. Vì ngoài học tập chăm chỉ, trẻ em còn có bổn phận quan tâm, giúp đỡ mọi người những công việc phù hợp với lứa tuổi. Đó còn là cách để thể hiện tình yêu thương đối với gia đình.

Câu 2 trang 66 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đóng vai Sơn, Tuấn và Tú để tiếp tục tranh luận bằng cách thêm lí lẽ và dẫn chứng giúp lời tranh luận có sức thuyết phục.

Lời giải:

Em thực hiện đóng vai theo yêu cầu đề.

Chưa cần làm việc nhà

Cần làm việc nhà

- Tuổi còn nhỏ

- Đi học cả ngày

- Chưa có đủ sức khỏe, khả năng

- ...

- Chia sẻ trách nhiệm

- Rèn luyện sức khỏe

- Thể hiện tình yêu thương

- ...

Viết: Luyện tập viết chương trình hoạt động trang 67

Câu 1 trang 67 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học.

Dựa vào bài tập 2 và bài tập 3 trang 64, viết chương trình hoạt động.

Gợi ý:

Lời giải:

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

(Lớp 5A1, Trường Tiểu học Trưng Vương)

I. Mục đích

- Tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức về an toàn giao thông.

- Giúp các bạn học sinh hiểu và có ý thức gương mẫu chấp hành luật an toàn giao thông.

II. Phân công chuẩn bị

- Ban tổ chức: Lớp trưởng, lớp phó và 4 tổ trưởng

- Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cồ động ATGT, trống, kèn.

- Các hoạt động cụ thể:

+ Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 cái trống nhỏ.

+ Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay.

+ Tổ 3: 3 tranh cổ động ATGT.

+ Tổ 4: 1 biểu ngữ, 1 cái kèn.

- Nước uống: Nga, Thanh.

- Trang phục: mỗi bạn đội viên mặc đồng phục nhà trường và đeo khăn quàng đỏ, cầm cờ hoa.

III. Chương trình cụ thể

- Địa điểm tuần hành: Đường Bà Triệu

- 7 giờ 30: Các bạn học sinh tập trung tại trường.

- 7 giờ 40: Diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng một.

- Chi đội trưởng: Hô khẩu hiệu.

- Tổ 1: Đi đầu cầm cờ Tổ quốc, trống.

- Tổ 2: Theo sau tổ 1, cầm cờ Đội.

- Tổ 3: Theo sau tổ 2, cầm tranh cổ động.

- Tổ 4: Theo sau tổ 3, cầm biểu ngữ, kèn.

- Các bạn đi theo hàng và đi trên vỉa hè, tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông diễn ra trên tuyến đường.

- 9 giờ: Tập trung về trường và tổng kết, rút kinh nghiệm buổi diễu hành.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 67 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ và nhận xét chương trình hoạt động đã viết trong nhóm.

- Nội dung

- Hình thức

- ?

Lời giải:

Em chia sẻ và nhận xét chương trình hoạt động đã viết trong nhóm dựa vào gợi ý.

Vận dung

Câu hỏi trang 67 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm hiểu “Luật Trẻ em” và trình bày nội dung một điều luật về quyền của trẻ em.

Lời giải:

Em tìm hiểu “Luật Trẻ em” và trình bày một điều luật về quyền của trẻ em.

15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

1 392 06/04/2024