Bài 7: Bức tranh đồng quê (trang 68) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Bức tranh đồng quê trang 68 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 7.
Bài 7: Bức tranh đồng quê – Tiếng Việt lớp 5
Đọc: Bức tranh đồng quê trang 68, 69, 70
Khởi động
Câu 1 trang 68 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giải câu đố:
Là cánh mà chẳng biết bay
Bốn mùa duyên dáng vì thay sắc màu
Trắng, xanh non lại vàng nâu
Cho người no đủ, đẹp giàu quê hương.
Là gì?
Lời giải:
Đáp án: Cánh đồng
Câu 2 trang 68 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nói 1 – 2 câu về sự vật được nhắc tới trong câu đó trên.
Lời giải:
Những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay là một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.
Khám phá và luyện tập
Đọc bài thơ
Bức tranh đồng quê
Ông trời đốt lửa phương đông
Đun bằng mấy dải mây hồng vắt ngang
Rồi xoè rộng cái quạt vàng
Phất tung ánh sáng bay tràn khắp nơi
Trắng ngời mây vảy cá phơi
Đàn cò thoắt hiện cánh bơi nhịp nhàng
Ngói nhà ai đỏ vội vàng
Hàng cau rũ tóc. Sương loang cuối vườn.
Bóng trâu lững thững rời chuồng
Dáng người quảy gánh trên đường xa xa
Lúa non trải lụa mượt mà
Bờ nghiêng nghiêng chạy rồi nhoà mất tăm
Cụm vườn toà mỏng khói lam
Như khăn voan phảng phất choàng bóng cây
Một đàn sẻ quấn quýt bay
Dọc con đường nắng lượn dài lung linh
Đồng quê vẽ cảnh bình minh
Bức tranh riêng của chúng mình: quê hương...
Kim Ba
• Quảy (quầy): mang đi bằng quang gánh.
• Mắt tâm: hoàn toàn không còn thấy một dấu hiệu gì cả.
Câu 1 trang 69 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ đầu được vẽ bằng những hình ảnh và màu sắc nào?
Lời giải:
Bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ đầu được vẽ bằng những hình ảnh và màu sắc:
- Hình ảnh:
+ Ông trời đốt lửa phương đông
+ Đàn cò thoắt hiện cánh bơi nhịp nhàng
+ Hàng cau rũ tóc.
+ Sương loang cuối vườn.
- Màu sắc:
+ Mây trắng
+ mấy dải mây hồng
+ cái quạt vàng
+ Ngói nhà đỏ
Câu 2 trang 69 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cánh đồng quê được tả trong khổ thơ 2 gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Lời giải:
Cánh đồng quê được tả trong khổ thơ 2 gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc: cánh đồng rộng lớn, lúa non mượt mà trải dài khắp nơi. Cảnh vật bình minh nên thơ thật thanh bình, yên ả.
Câu 3 trang 69 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ. Theo em, cách so sánh, nhân hoá của tác giả có gì thú vị?
Lời giải:
- Hình ảnh so sánh: Cụm vườn tỏa mỏng khói làm/ Như khăn voan mỏng phảng phất choàng bóng cây.
- Hình ảnh nhân hóa:
+ Ông trời đốt lửa đun bằng mấy dải mây hồng rồi xòe rộng cái quạt vàng
+ Đàn cò thoắt hiện cánh bơi nhịp nhàng
+ Ngói nhà ai đỏ vội vàng
+ Hàng cau rũ tóc
+ Bóng trâu lững thững rời chuồng
+ Lúa non trải lụa mượt mà
+ Bờ nghiêng nghiêng chạy
+ Cụm vườn tỏa mỏng khói lam
+ Khăn voan phảng phất choàng bóng cây
+ Đàn sẻ quấn quýt
+ Nắng lượn lung linh
+ Đồng quê vẽ cảnh
=> Tác dụng: giúp sự vật trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm hơn, cũng có cảm xúc, hành động như con người.
Câu 4 trang 69 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn một từ ngữ phù hợp để nhận xét về cuộc sống ở quê hương tác giả và giải thích lí do em chọn từ đó.
- thanh bình
- sôi động
- buồn tẻ
- náo nhiệt
Lời giải:
Từ ngữ phù hợp để nhận xét về cuộc sống ở quê hương của tác giả: thanh bình
Vì cuộc sống ở quê hương của tác giả được miêu tả bằng những sự vật hiện tượng gần gũi, thân thương rất đỗi nhẹ nhàng, yên ả.
Học thuộc lòng bài thơ.
Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Chủ nhân tương lai
Câu hỏi trang 69 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: (a) Tìm đọc bài văn
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài văn đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Từ ngữ dùng hay, hình ảnh đẹp.
-?
d. Ghi lại những từ ngữ, hình ảnh đẹp có trong một bài văn được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một bài văn được bạn chia sẻ mà em thích.
Lời giải:
Em tìm đọc bài văn và hoàn thành yêu cầu bài.
Ví dụ:
- Tác phẩm: Mẹ vắng nhà
- Tác giả: Nguyễn Thi
- Nội dung: Mẹ vắng nhà là tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thi, được viết vào tháng 6.1966, từ chuyện có thật của mẹ con chị Út Tịch ở Trà Vinh. Đó là thế giới tuổi thơ của 5 chị em con Bé tự chăm sóc nhau ở nhà trong khi mẹ Út Tịch, một du kích nổi tiếng, phải thường xuyên xa nhà đi đánh giặc
- Hình ảnh đẹp: Hình ảnh con Bé hay leo lên ngọn dừa ngóng tin mẹ rồi giả bộ làm cô giáo dạy học cho các em, dù mình chưa biết chữ để dỗ dành các em,....
Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ điển trang 70, 71
Câu 1 trang 70 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào nghĩa của “gia”, xếp các từ trong khung vào hai nhóm:
a. "Gia" có nghĩa là "nhà".
b. "Gia" có nghĩa là “thêm vào".
gia đình, gia giảm, gia tộc, gia cố, gia súc, gia dụng, gia nhập, gia công
Lời giải:
a. "Gia" có nghĩa là "nhà": gia đình, gia tộc, gia dụng, gia súc
b. "Gia" có nghĩa là “thêm vào": gia giảm, gia cố, gia nhập, gia công.
Câu 2 trang 70 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu:
trung thu, trung thành, trung tâm, trung thực
a. Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ.
b. Dựa vào kết quả bài tập a để xếp các từ trong khung thành hai nhóm.
c. Tìm thêm 2 – 3 từ thuộc mỗi nhóm.
d. Đặt câu với một từ tìm được ở mỗi nhóm.
Lời giải:
a.
- Trung thu: Ngày rằm tháng tám âm lịch, ngày Tết của trẻ em, theo phong tục cổ truyền.
- Trung thành: Trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì.
- Trung tâm: nơi ở giữa của một vùng nào đó; thường là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất.
- Trung thực: ngay thẳng, thật thà.
b.
- Trung có nghĩa là “ở giữa”: Trung thu, trung tâm
- Trung có nghĩa là “một lòng một dạ": Trung thành, trung thực
c.
- Trung có nghĩa là “ở giữa”: Trung thu, trung tâm, trung bình
- Trung có nghĩa là “một lòng một dạ": Trung thành, trung thực, trung trực, trung hậu, trung kiên.
d.
- Mức thu nhập trung bình của gia đình em là 6 triệu đồng.
- Chó là người bạn trung thành của chúng ta.
Câu 3 trang 71 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết 3 – 4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc.
Lời giải:
Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử vô cùng nổi tiếng về lòng trung thực. Câu chuyện “Một người chính trực” chính là câu chuyện nói về phẩm chất cao quý ấy của của ông. Qua hai mẩu chuyện đó, em rất hiểu và khâm phục tấm gương trung thực, thẳng thắn của Tô Hiến Thành. Ông chính là tấm gương sáng cho con cháu đời sau học tập và noi gương.
Viết: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài số 2) trang 71
Đang cập nhật...
Xem thêm các chương trình khác: