Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên (trang 42) Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên trang 42 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên – Tiếng Việt lớp 5
Đọc: Sự tích con Rồng cháu Tiên
Nội dung chính Sự tích con Rồng cháu Tiên:
Bài đọc Sự tích con Rồng cháu Tiên kể về câu chuyện giữa vị thần Lạc Long Quân mình rồng và nàng Âu Cơ xinh đẹp. Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở trăm người con. Sống được ít lâu, Lạc Long Quân mang năm mươi con xuống biển, Âu Cơ mang năm mươi con lên núi. Một trăm người con sau này trở thành tổ tiên của của người Việt.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Cùng bạn trao đổi:
– Câu ca dao dưới đây nhắc đến lễ hội nào?
– Lễ hội đó được tổ chức ở đâu và nhằm mục đích gì?
Tháng Ba nô nức hội đền,
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay.
Ca dao
Trả lời:
- Câu ca dao dưới đây nhắc đến lễ hội đền Hùng.
- Lễ hội đó được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Sự tích con Rồng cháu Tiên
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp để lạ thường. Đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với vợ:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thằm, nàng là dòng tiền ở chốn nạn cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha mắt thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt ta thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.
Theo Nguyễn Đổng Chi
• Lạc Việt: vùng đất nay thuộc các tỉnh phía bắc của nước ta.
• Phong Châu: tên một vùng đất nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
• Văn Lang: nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm trong đoạn đầu những chi tiết nói về vẻ đẹp và tài năng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Trả lời:
Lạc Long Quân là thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Âu Cơ thì xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Mỗi chi tiết sau nhằm giải thích điều gì?
Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng.
Lạc Long Quân và Âu Cơ dẫn các con chia nhau cai quản các phương.
Trả lời:
- Chi tiết "Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng" giải thích nguồn gốc của người dân Việt Nam. Đó là chúng ta đều có chung một nguồn cội, đều là con rồng cháu tiên.
- Chi tiết "Lạc Long Quân và Âu Cơ dẫn các con chia nhau cai quản các phương" giải thích cho việc phân bố dân cư rộng rãi của người Việt Nam hiện nay trên khắp đất nước này.
Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Kể tóm tắt câu chuyện.
Trả lời:
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân kết duyên cùng với nàng Âu Cơ xinh đẹp. Sau đó, Âu Cơ có mang và đẻ ra một cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra thành trăm người con xinh đẹp khoẻ mạnh. Sau đó Lạc Long Quân dẫn năm mươi con xuống biển, Âu Cơ dẫn năm mươi con lên núi để cai quản các phương. Các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ chính là tổ tiên của người Việt Nam ta bây giờ.
Câu 4 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Theo em, người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu chuyện?
Trả lời:
Người dân Việt Nam chúng ta đều có chung một nguồn cội, đều là con rồng cháu tiên, là anh em máu mủ với nhau. Vì vậy chúng ta nên yêu quê hương đất nước, yêu nguồn cội của mình và tự hào về nguồn gốc của mình.
Cùng sáng tạo
Câu hỏi (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thi tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta.
Trả lời:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Lá lành đùm lá rách.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Luyện từ và câu: Luyện tập về câu ghép
Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép bằng một trong ba cách:
Dùng dấu phẩy
Dùng kết từ
Dùng cặp kết từ
a. Mùa xuân đến. Hoa mơ nở trắng rừng.
b. Biển động. Tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi trú ẩn.
c. Hạt cải được gieo xuống. Đất phù sa và mưa xuân giúp chúng nảy mầm nhanh.
Trả lời:
a. Mùa xuân đến, hoa mơ nở trắng rừng.
b. Bởi vì biển động nên tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi trú ẩn.
c. Hạt cải được gieo xuống nên đất phù sa và mưa xuân giúp chúng nảy mầm nhanh.
Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Dựa vào nội dung bài đọc “Sự tích con Rồng cháu Tiên”, đặt một câu ghép theo mỗi yêu cầu sau:
a. Giới thiệu về Âu Cơ và Lạc Long Quân, trong đó các vế câu ghép được nối với nhau bằng kết từ.
b. Giải thích lí do người Việt ta thường tự hào xưng là "con Rồng cháu Tiên", trong đó các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ.
Trả lời:
a. Lạc Long Quân có thân mình rồng, thường ở dưới nước và nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần sống ở vùng núi cao.
b. Bởi vì thần rồng Lạc Long Quân và nàng tiên Âu Cơ lấy nhau đẻ ra bọc trăm trứng, nên chúng ta chính là con cháu của thần, tiên.
Câu 3 (trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) giới thiệu về một di tích lịch sử mà em biết, trong đó có ít nhất một câu ghép.
Trả lời:
Ai đã từng ra Hà Nội thì đều biết đến Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội. Ngay trước cổng vào đền Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ còn hai bên cổng là hai câu đối. Quanh hồ là những hàng liễu xanh, cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ của hồ. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá làm nổi bật vẻ đẹp của đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, cây cầu Thê Húc. Nếu có dịp được ra thăm hồ, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm, ghi lại được giây phút thiêng liêng khi "cụ Rùa" xuất hiện.
Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người
Câu 1 (trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Lập dàn ý cho bài văn dựa vào kết quả bài tập 2 trang 40, 41 và các gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu người định tả:
- Tên
- Ấn tượng nổi bật sáng tạo
Thân bài
Cách 1:
– Tả một vài đặc điểm nổi bật về ngoại hình:
+ Khuôn mặt
+ Đôi mắt
+ Vầng trán
+ ?
– Tả những điểm nổi bật về hoạt động, tính tình của người đó thể hiện qua công việc:
+ Những việc làm cụ thể.
+ Thái độ khi làm việc và kết quả công việc.
+ Cách ứng xử với đồng nghiệp và những người khác.
+?
Cách 2:
Tả một vài hoạt động tiêu biểu, qua đó làm nổi bật đặc điểm ngoại hình, tính cách:
Kết bài:
– Tình cảm, cảm xúc của em đối với người đó.
– Những điều em học được từ người đó.
Trả lời:
a) Mở bài: Giới thiệu về hoạt động của người lao động mà em muốn miêu tả: Tả cô lao công đang quét sân trường
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình của cô lao công (tả khái quát):
+ Cô lao công cao khoảng 1m6, thân hình cao gầy
+ Cô mặc bộ đồ bảo hộ màu xanh lá cây, đi ủng và đeo găng tay, đầu đội nón và đeo khẩu trang kín mít nên không rõ cô bao nhiêu tuổi
- Tả hoạt động của cô lao công (tả chi tiết):
+ Cầm chổi bằng cả hai tay, quét từng đoạn dài để gom lá và rác về một khu vực.
+ Chia sân thành từng khu vực, cứ quét xong một đoạn sân, thì dừng lại, lấy xúc rác hốt lá khô cho vào chiếc túi rác lớn.
+ Thỉnh thoảng dừng lại gỡ những chiếc lá khô mắc lên chổi, hoặc mẩu rác, lá khô rơi vào bồn hoa, gốc cây.
+ Càng về sau, động tác của cô chậm dần, có lẽ vì đã thấm mệt nhưng cô vẫn không dừng lại, tiếp tục cố gắng quét sạch sân trước trước khi các bạn học sinh đến.
+ Sau khi quét xong sân, cô đem túi rác đã đầy lá khô về phía thùng rác lớn ở góc sân, kéo chiếc túi rác đã đầy ở đó ra, buộc chặt miệng lại và lồng túi mới vào vị trí cũ.
+ Kéo hai túi rác đầy ra chiếc xe rác ở cổng trường.
c) Kết bài:
- Ý nghĩa của công việc mà cô lao công đã làm.
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cô lao công và công việc của cô.
Câu 2 (trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
Trả lời:
Em tiến hành chia sẻ trong nhóm và thêm vào dàn ý đã lập theo gợi ý.
* Vận dụng
Câu hỏi (trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Kể về một việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái mà em biết.
Trả lời:
Mỗi người đều đã từng làm được một việc tốt. Vừa qua, người dân miền Trung đã phải trải qua một trận lũ lụt khủng khiếp. Tài sản của họ đều bị thiệt hại nặng nề. Bởi vậy, trường của em đã phát động chương trình “Vì miền Trung thân yêu”. Tất cả các thầy cô, học sinh đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng em có thể ủng hộ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập hoặc một số tiền nho nhỏ. Các lớp sẽ thống kê và sắp xếp để nộp lại cho nhà trường.
Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hào hứng. Bản thân em cũng như vậy. Trở về nhà, em kể cho bố mẹ nghe, rồi xin phép được ủng hộ một số sách vở, quần áo mà mình không còn dùng đến. Bố mẹ của em đồng ý ngay. Sau đó, em chọn ra những bộ quần áo mình không còn mặc vừa nhưng vẫn còn rất mới, gấp cẩn thận rồi cho vào túi buộc gọn. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Mẹ cũng giúp em gấp quần áo, còn bố đã cho em một trăm nghìn đồng để đem đi ủng hộ.
Đến chín rưỡi tối, mọi công việc mới xong xuôi. Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đến nộp. Tất cả các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh.
Em cảm thấy rất hạnh phúc sau khi đã làm được một việc tốt. Không chỉ vậy, em còn hứa với bản thân sẽ cố gắng làm thêm được việc tốt hơn nữa để trở thành một người có ích cho xã hội.
Xem thêm các chương trình khác: