2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án (Phần 2)

Bộ 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án Phần 2 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Sinh học. 

1 766 30/06/2023


2000 câu hỏi ôn tập Sinh học (Phần 2)

Câu 1: Một cá thể F1 lai với 2 cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài. 

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

Cho biết mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể quy định tính trạng cây cao, hạt tròn. Hãy xác định quy luật di truyền và viết sơ đồ lai của 2 trường hợp nêu trên?

Trả lời:

- Quy ước: A – thân cao trội hoàn toàn với a – thân thấp; B - hạt tròn trội hoàn toàn với b - hạt dài.

- Thế hệ F2 có 6,25% cây thấp, hạt dài và chiếm tỉ lệ 1/16 → Thế hệ F2 có 16 kiểu tổ hợp = 4 giao tử × 4 giao tử → Mỗi bên cho 4 loại giao tử → F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen → Thế hệ F2 có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16.

→ Kiểu gen của F1 và cá thể thứ nhất là AaBb (cao, tròn).

Sơ đồ lai:

F1 × cây thứ nhất:                      AaBb            ×           AaBb

G:                                      AB, Ab, aB, ab      ↓      AB, Ab, aB, ab

F2: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb                       

+ Tỉ lệ kiểu gen: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây cao, hạt tròn : 3 cây cao, hạt dài : 3 cây thấp, hạt tròn : 1 cây thấp, hạt dài.

- Thế hệ F2 có 12,5% cây thấp, hạt dài và chiếm tỉ lệ 1/8 → Thế hệ F2 có 8 kiểu tổ hợp = 4 giao tử × 2 giao tử → F1 cho 4 loại giao tử (AaBb), cá thể thứ 2 cho 2 loại giao tử (aaBb hoặc Aabb).

Sơ đồ lai 1:

F1 × cây thứ hai:                      AaBb              ×           aaBb

G:                                      AB, Ab, aB, ab     ↓          aB, ab

F2:                           1AaBB : 2AaBb : 1Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb                     

+ Tỉ lệ kiểu gen: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 3 cây cao, hạt tròn : 1 cây cao, hạt dài : 3 cây thấp, hạt tròn : 1 cây thấp, hạt dài.

Sơ đồ lai 2:

F1 × cây thứ hai:                      AaBb              ×           Aabb

G:                                      AB, Ab, aB, ab     ↓          Ab, ab

F2:                           1AABb : 2AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb                     

+ Tỉ lệ kiểu gen: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaB_ : 1aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 3 cây cao, hạt tròn : 3 cây cao, hạt dài : 1 cây thấp, hạt tròn : 1 cây thấp, hạt dài.

Câu 2: ADP được hình thành như thế nào?

Trả lời:

ADP (Adenosine Diphosphat) được hình thành từ ATP sau bị đứt một liên kết cao năng, giải phóng một gốc phosphat để cung cấp năng lượng (7,3 cal/mol) cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Trả lời:

- Sự lớn lên của tế bào tạo thành các tế bào trưởng thành làm nguyên liệu cho quá trình sinh sản của tế bào.

- Sự sinh sản của tế bào tạo thành các tế bào con (nguyên liệu cho sự lớn lên) nhờ quá trình trao đổi chất tạo thành các tế bào trưởng thành.

→ Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên và thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc chết.

Câu 4: Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số crômatit trong tế bào ở kì sau của giảm phân II là

A. 0.

B. 32.

C. 80.

D. 160.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Tại kì sau của giảm phân II, mỗi tế bào chứa 2n NST đơn. Mà crômatit chỉ có khi NST tồn tại ở trạng thái kép. Do đó, số crômatit trong tế bào ở kì sau của giảm phân II là: 0 × 5 × 2 × 16 = 0.

Câu 5: Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số tâm động trong kì giữa của giảm phân II là

A. 40.

B. 30.

C. 80.

D. 160.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Tại kì giữa của giảm phân II, mỗi tế bào chứa n NST kép. Mà mỗi NST có 1 tâm động. Do đó, số tâm động trong tế bào ở kì giữa của giảm phân II là: 1 × 5 × 2 × 16 = 160.

Câu 6: Một loài có 23 nhóm gen liên kết. Bộ NST đó của loài nào?

Trả lời:

Loài có 23 nhóm gen liên kết → 2n = 46. Đây chính là bộ NST của loài người.

Câu 7: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen?

A. AABB.

B. aaBB.

C. AaBb.

D. AaBB.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

AaBb là kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.

AABB, aaBB là kiểu gen đồng hợp.

AaBB là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen.

Câu 8: Phân biệt giữa hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, hô hấp bằng phổi.

Trả lời:

Đặc điểm

Hô hấp qua

 bề mặt cơ thể

Hô hấp bằng

hệ thống ống khí

Hô hấp

bằng mang

Hô hấp

bằng phổi

Bề mặt

hô hấp

Bề mặt tế bào hoặc bề mặt cơ thể

Ống khí

Mang

Phổi

Đại diện

Động vật nguyên sinh, đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun tròn)

Côn trùng

Cá, chân khớp (tôm, cua), thân mềm (trai, ốc)

Bò sát, Chim và Thú

Đặc điểm của bề mặt hô hấp

Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng. Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào.

Các cung mang, gồm phiến mang mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu. Mao mạch trong mang song song và ngược chiều với chiều chảy của dòng nước.

Phổi có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và mạng lưới mao mạch máu dày đặc. Phổi chim không có phế nang, có thêm hệ thống túi khí.

Cơ chế

hô hấp

Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể hoặc bề mặt tế bào.

Khí O2 và CO2 đi qua hệ thống ống khí trao đổi với tế bào.

Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước.

Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang hoặc bề mặt phổi.

Hoạt động thông khí

 

Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng.

Sự thông khí được thực hiện nhờ sự đóng mở nhịp nhàng và liên tục của miệng và nắp mang.

Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú) hoặc nhờ sụ nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).

Câu 9: Một tế bào mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?

A. 16 tế bào.

B. 32 tế bào.

C. 4 tế bào.

D. 8 tế bào.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Tế bào mô phân sinh tiến hành phân chia → Tế bào mô phân sinh tiến hành nguyên phân. Vậy sau 4 lần phân chia, một tế bào mô phân sinh ở thực vật sẽ tạo ra số tế bào con là: 24 = 16.

Câu 10: Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở mẫu đối chứng, mẫu co nguyên sinh và mẫu phản co nguyên sinh.

Trả lời:

- Ở mẫu đối chứng: Nguyên sinh chất dính sát vào thành tế bào; các khí khổng mở.

- Ở mẫu co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào bị co lại, tách dần ra khỏi thành tế bào; các khí khổng cũng đóng lại.

- Ở mẫu phản co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào dần căng lên, dính sát vào thành tế bào; các khí khổng cũng dần mở ra.

Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở mẫu đối chứng (ảnh 1)

Câu 11: Một gen có chiều dài là 0,408 micrômet. Trên mạch thứ nhất của gen có số nu loại A, T, G, X lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ hai dài bằng gen nói trên, mạch thứ hai của gen này có số nu loại A = 2T = 3G = 4X. Cho biết gen nào có số liên kết hiđrô nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu?

Trả lời:

- Xác định số liên kết hiđrô ở gen thứ nhất:

+ Số nu của gen là: 4080 : 3,4 × 2 = 2400 → Mỗi mạch của gen có 2400 : 2 = 1200 nu.

+ Mạch thứ nhất của gen có số nu loại A, T, G, X lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1: 2: 3: 4. Do đó:

A1 = T2 = 110×1200=120 nu; T1 = A2 = 210×1200=240 nu

G1 = X2 = 310×1200=360 nu; X1 = G2 = 410×1200=480 nu

→ A = T = 120 + 240 = 360 nu; G = X = 360 + 480 = 840 nu

→ Số liên kết hiđrô của gen thứ nhất là: H = 2A + 3G = 360 × 2 + 840 × 3 = 3240.

- Xác định số liên kết hiđrô ở gen thứ hai:

+ Gen thứ hai dài bằng gen thứ nhất → Mỗi mạch của gen thứ hai có 1200 nu.

+ Mạch thứ hai của gen này có số nu loại A = 2T = 3G = 4X. Do đó:

A2+12A2+13A2+14A2=1200A2=576=T1

→ T2 = A1 = 12×576=288 nu

→ G2 = X1 = 13×576=192 nu

→ X2 = G2 = 14×576=144 nu

→ A = T = 576 + 288 = 864 nu; G = X = 192 + 144 = 336 nu

→ Số liên kết hiđrô của gen thứ hai là: H = 2A + 3G = 864 × 2 + 336 × 3 = 2736.

Vậy số liên kết hiđrô của gen thứ nhất có nhiều hơn gen thứ hai là: 3240 – 2736 = 504.

Câu 12: Cho các đặc điểm sau:

(1) Gồm các tế bào sống

(2) Gồm các tế bào chết

(3) Thành mạch được linhin hóa

(4) Được cấu tạo bởi quản bào và mạch ống

(5) Được cấu tạo bởi ống rây và các tế bào kèm

Các đặc điểm nào là đặc điểm cấu tạo của dòng mạch rây?

A. (1), (3), (4).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (5).

D. (2), (4).

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Các đặc điểm (1), (5) là đặc điểm cấu tạo của dòng mạch rây.

Các đặc điểm (2), (3), (4) là đặc điểm cấu tạo của dòng mạch gỗ.

Câu 13: Đặc điểm nào không đúng đối với nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ?

A. Vật chất di truyền là ADN hoặc ARN.

B. Vật chất di truyền là ADN trần, không liên kết với protein.

C. ADN là mạch xoắn kép, dạng vòng.

D. Chưa có cấu trúc NST điển hình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Ở đa số sinh vật, ADN là vật chất di truyền. Vật chất di truyền là ARN thường xuất hiện ở virut – một dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.

Câu 14: Trong 4 bậc cấu trúc của prôtêin, bậc cấu trúc nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Trả lời:

Trong 4 bậc cấu trúc của prôtêin, bậc cấu trúc là quan trọng nhất là cấu trúc bậc 1. Vì cấu trúc bậc 1 là trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptit sẽ xác định nên tính đặc thù, đa dạng của protein đồng thời quyết định cấu trúc bậc hai, bậc 3 và bậc 4 (nếu có) của protein.

Câu 15: Giả sử một tế bào nhân tạo có tính thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucôzơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,08M saccarôzơ và 0,05M glucôzơ. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Kích thước tế bào này sẽ nhỏ lại vì được đặt trong môi trường ưu trương.

B. Kích thước tế bào này sẽ to ra vì được đặt trong môi trường ưu trương.

C. Kích thước tế bào này sẽ nhỏ lại vì được đặt trong môi trường nhược trương.

D. Kích thước tế bào này sẽ to ra vì được đặt trong môi trường nhược trương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

- Glucôzơ là một loại đường thấm qua màng lọc → Môi trường trong bình có nồng độ glucôzơ cao hơn trong tế bào → Glucôzơ sẽ di chuyển từ môi trường vào trong tế bào.

- Saccarôzơ là một loại đường không thấm qua màng lọc → Môi trường trong bình có nồng độ saccarôzơ cao hơn trong tế bào (môi trường trong bình là môi trường ưu trương so với tế bào) → Nước sẽ di chuyển từ tế bào ra môi trường, làm kích thước tế bào nhỏ lại.

Câu 16: Tại sao khi gặp môi trường quá ưu trương, nhiều axit,… lông hút lại tiêu biến?

Trả lời:

- Môi trường ưu trương là môi trường mà nồng độ chất hòa tan lớn hơn so với môi trường nội bào. Nếu tế bào lông hút được đặt trong môi trường ưu trương thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh – nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào co lại và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào lông hút không có khả năng phục hồi rồi chết.

- Môi trường axit sẽ làm biến tính các cấu trúc của tế bào, dẫn đến tế bào lông hút bị tiêu biến.

Câu 17: Nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng? 

Trả lời:

- Cấu tạo tế bào gồm 3 thành phần chính: nhân, chất tế bào và màng sinh chất.

- Chức năng của 3 thành phần chính của tế bào:

+ Màng sinh chất: bảo vệ tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

+ Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

+ Nhân: là nơi chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 18: Một gen có chiều dài 0,51 µm. Tổng số liên kết hiđrô của gen là 4050. Số nuclêôtit loại ađênin của gen là bao nhiêu? 

A. 1500. 

B. 1050.

C. 750. 

D. 450.

Trả lời

Đáp án đúng là: D

Số nuclêôtit của gen là: N=L×23,4=5100×23,4=3000

Gen có N = 3000, H = 4050 nên: 

2A+3G=40502A+2G=3000A=T=450G=X=1050

Vậy số nuclêôtit loại ađênin của gen là 450.

Câu 19: Một gen có chiều dài là 0,51 micrômet, có A chiếm 30% số nu của gen. Khi tự nhân đôi 3 lần môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nu mỗi loại?

Trả lời:

- Số nuclêôtit của gen là: N=L×23,4=5100×23,4=3000

- Xác định số nu mỗi loại của gen:

A = T = 30% × N = 30% × 3000 = 900 nu.

G = X = 3000 : 2 – 900 = 600 nu.

- Khi gen nhân đôi 3 lần thì số nu từng loại môi trường là:

Amtcc = Tmtcc = (23 - 1) × Agen = 7 × 900 = 6300 nu.

Gmtcc = Xmtcc = (23 - 1) × Agen = 7 × 600 = 4200 nu.

Câu 20: Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu.

Trả lời:

Sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu:

 Tài liệu VietJack

Câu 21: Ở ruồi giấm 2n = 8, có 3 tế bào của thể ba nguyên phân một số lần cần môi trường nội bào cung cấp 405 NST đơn. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi tế bào.

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Ruồi giấm 2n = 8 → Tế bào của thể 3 sẽ chứa 2n + 1 = 8 + 1 = 9.

3 tế bào của thể ba nguyên phân một số lần cần môi trường nội bào cung cấp 405 NST đơn → 3×(2k1)×9=405k=4.

Vậy mỗi tế bào đã nguyên phân 4 lần liên tiếp.

Câu 22: Ở ruồi giấm 2n = 8 có 3 tế bào nguyên phân 3 lần bằng nhau.

- Tính số tế bào con được tạo thành.

- Nếu một tế bào đang ở kì đầu, kì sau, kì cuối của nguyên phân thì tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn, kép, crômatit, tâm động.

Trả lời:

- Có 3 tế bào nguyên phân 3 lần bằng nhau → Số tế bào con được tạo thành: 3×23=24  tế bào con.

- Xác định số nhiễm sắc thể đơn, kép, crômatit, tâm động của một tế bào (2n = 8) đang ở kì đầu, kì sau, kì cuối của nguyên phân:

Các kì

Số NST đơn

Số NST kép

Số crômatit

Số tâm động

Kì đầu

0

8

16

8

Kì sau

16

0

0

16

Kì cuối

8

0

0

8

Câu 23: Ở một loài thực vật, người ta thực hiện hai phép lai sau:

Phép lai I: Dòng 1 (hoa trắng) × Dòng 2 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 124 cây hoa trắng và 36 cây hoa đỏ.

Phép lai II: Dòng 1 (hoa trắng) × Dòng 3 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 122 cây hoa trắng và 38 cây hoa đỏ.

Biết rằng, kiểu gen và cách tác động của gen ở dòng 1 trong hai phép lai giống nhau.

a. Hãy dùng tiêu chuẩn ꭓ² (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực tế và số liệu lí thuyết của 2 phép lai trên. Cho biết, ꭓ² lí thuyết = 3,84.

b. Giải thích kiểu tác động của gen đối với sự hình thành màu hoa ở kết quả của hai

phép lai trên.

c. Cho rằng khi lai dòng 2 với dòng 3 được F1 100% hoa tím. Cho F1 tự thụ phấn, thì kết quả ở F2 sẽ thế nào về kiểu gen và kiểu hình? Giải thích kiểu tác động của gen đối với kết quả của phép lai.

Trả lời:

a) Từ kết quả thu được của hai phép lai, tỉ lệ phân li màu hoa ở F2 có thể có 2 trường hợp là 13 hoa trắng : 3 hoa đỏ hoặc 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Nhưng tỉ lệ 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ là không phù hợp về mặt di truyền học và các dữ kiện cho ở ý c.

Kiểm định tỉ lệ 13 : 3

Ở một loài thực vật, người ta thực hiện hai phép lai sau: Phép lai I: Dòng 1 (hoa trắng) (ảnh 1)

b) Vì kết quả cả 2 phép lai giống nhau, trong đó dòng 2 và dòng 3 có kiểu gen khác nhau, do đó phải liên quan tới 3 cặp gen.

- P1: AAbbdd (Dòng I: hoa trắng) × aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) → F1: AaBbdd (hoa trắng) → F2: (9A-B-dd : 3A-bbdd : 1aabbdd) : 3aaB-dd (13 hoa trắng : 3 hoa đỏ).

Kiểu tác động của gen: B – hoa đỏ; b – hoa trắng; A át B – hoa trắng; aa không át B.

- P2: AAbbdd (Dòng I: hoa trắng) × aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) → F1: AabbDd (hoa trắng) → F2: (9A-bbD- : 3A-bbdd : 1aabbdd) : 3aabbD- (13 hoa trắng : 3 hoa đỏ).

Kiểu tác động của gen: D – hoa đỏ; d – hoa trắng; A át D – hoa trắng; aa không át D.

c) – P3: aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) × aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) → F1: aaBbDd (hoa tím)

F2: 9aaB-D- : (3aaBbdd : 3aabbD-) : 1aabbdd (9 hoa tím : 6 hoa đỏ : 1 hoa trắng).

Kiểu tác động của gen: B – hoa đỏ; b – hoa trắng; D – hoa đỏ; d – hoa trắng; B-D- – hoa tím.

Câu 24: Ở đậu, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.

a) Hãy lập quy ước gen và viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về chiều cao cây.

b) Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:

- Bố thân cao, mẹ thân thấp.

- Bố mẹ đều có thân cao.

Trả lời:

a)

- Quy ước gen: A − Thân cao; a − Thân thấp.

- Các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về chiều cao cây:

+ Cây thân cao có kiểu gen là: AA hoặc Aa.

+ Cây thân thấp có kiểu gen là: aa.

b,

* Phép lai: Bố thân cao, mẹ thân thấp.

- Trường hợp 1:

P: Thân cao ×  Thân thấp

         AA                 aa

G:     A                   a

F1: 100% Aa (100% thân cao)

- Trường hợp 2:

P: Thân cao × Thân thấp

          Aa               aa

G:     A, a               a

F1:

+ Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa : 1aa

+ Tỉ lệ kiểu hình: 1 thân cao : 1 thân thấp

* Phép lai: Bố mẹ đều có thân cao

- Trường hợp 1:

P: Thân cao × Thân cao

          AA             AA

G:       A                A

F1: 100% AA (100% thân cao)

- Trường hợp 2:

P: Thân cao × Thân cao

          AA              Aa

G:       A               A,a

F1:

+ Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 1Aa

+ Tỉ lệ kiểu hình: 100% thân cao

- Trường hợp 3:

P: Thân cao × Thân cao

          Aa              Aa

G:     A,a               A,a

F1:

+ Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa

+ Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân cao : 1 thân thấp

Câu 25: Ở cà chua, cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp, lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên. Các gen phân li độc lập với nhau. Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho cà chua thuần chủng thân cao, lá nguyên lai với cà chua thuần chủng thân thấp, lá chẻ.

Trả lời:

- Quy ước gen: A − cây cao trội hoàn toàn a − thân thấp; B − lá chẻ trội hoàn toàn b − lá nguyên.

- Xác định kiểu gen của P: Cây cao, lá nguyên thuần chủng có kiểu gen AAbb, cây thấp, lá chẻ thuần chủng có kiểu gen aaBB.

- Sơ đồ lai:

P(t/c):     AAbb (cây cao, lá nguyên)    ×    aaBB (cây thấp, lá chẻ)

GP:                    Ab                                                       aB

F1:                                         AaBb (100% cây cao, lá chẻ)

F1 × F1:  AaBb (cây cao, lá chẻ)            ×   AaBb (cây cao, lá chẻ)

GF1:           AB, Ab, aB, ab                                AB, Ab, aB, ab

F2: 

+ Tỉ lệ kiểu gen: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây cao, lá chẻ : 3 cây cao, lá nguyên : 3 cây thấp, lá chẻ : 1 cây thấp, lá nguyên

Câu 26: Ở cà chua, thụ phấn cây quả tròn với cây quả bầu dục. Ở F1 thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F1 lai với nhau.

a) Xác định kết quả thu được ở F2.

b) Lấy các cây thu được ở F2 tự thụ phấn với nhau. Xác định kết quả ở F3.

Trả lời:

a)

- Khi cho thụ phấn cây quả tròn với cây quả bầu dục, kiểu hình ở F1 là 100% quả tròn. Do đó, quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục.

- Quy ước gen:

+ Gọi A là gen quy định quả quả tròn. Kiểu gen quy định quả tròn là AA hoặc Aa.

+ Gọi a là gen quy định quả quả bầu dục. Kiểu gen quy định quả bầu dục là aa.

- Xác định kiểu gen của P: Khi cho thụ phấn cây quả tròn với cây quả bầu dục, kiểu hình ở F1 là 100% quả tròn. Do đó, P thuần chủng: cây quả tròn (AA) × cây quả bầu dục (aa).

- Sơ đồ lai:

P: Cây quả tròn ×  Cây quả bầu dục

             AA                        aa

G:         A                         a

F1: 100% Aa (100% cây quả tròn)

F1 × F1: Cây quả tròn ×  Cây quả tròn

                      Aa                    Aa

GF1:            A,a                   A,a

F2: 1AA : 2Aa : 1aa (3 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục)

- Vậy: Tỉ lệ kiểu gen của F2: 1AA : 2Aa : 1aa. Tỉ lệ kiểu hình của F2: 3 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục.

b) Tỉ lệ kiểu gen của F2: 14AA:24Aa:14aa. Cho F2 tự thụ phấn ta có:

14(AA×AA)14AA24(Aa×Aa)24×14AA:24Aa:14aa18AA:28Aa:18aa14(aa×aa)14aa

Vậy: Tỉ lệ kiểu gen của F3: 38AA:28Aa:38aa. Tỉ lệ kiểu hình của F2: 5 cây quả tròn : 3 cây quả bầu dục.

Câu 27: Hãy nêu các biện pháp để vệ sinh và bảo vệ hệ tuần hoàn.

Trả lời:

Các biện pháp để vệ sinh và bảo vệ hệ tuần hoàn:

- Cần hạn chế các nguyên nhân tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

- Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, herôin,…

- Băng bó kịp thời các vết thương không để cơ thể mất nhiều máu.

- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch: mỡ động vật, thức ăn quá mặn,…

- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu,… và điều trị kịp thời các chứng bệnh khác như cúm, thấp khớp,…

- Khám bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch.

- Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh các cảm xúc âm tính.

- Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.

Câu 28: Giải thích câu tục ngữ nhai kĩ no lâu về mặt sinh học.

Trả lời:

Giải thích câu tục ngữ nhai kĩ no lâu về mặt sinh học: Khi nhai càng kĩ thì thức ăn được nghiền nhỏ, trộn đều dịch tiêu hóa giúp hiệu suất tiêu hóa càng cao. Nhờ đó, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. 

Câu 29: Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai chứa 360 NST đơn đang nguyên phân tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu xuất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 NST đơn.

a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài, tên loài.

b) Xác định số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh.

Trả lời:

a) Gọi a là số tế bào sinh dục đực sơ khai.

Nhóm tế bào sinh dục sơ khai chứa 360 NST đơn đang nguyên phân tại vùng sinh sản → a × 2n = 360 (1)

Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài và tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh → Số tế bào tham gia sinh tinh là a × 2n và số tinh trùng được tạo ra là a × 2n × 4.

Hiệu xuất thụ tinh của tinh trùng là 12,5% → Số tinh trùng tham gia thụ tinh là: a × 2n × 4 × 12,5% = a × 2n × 0,5.

Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 NST đơn → a × 2n × 0,5 × 2n = 2880 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: 360 × 2n × 0,5 = 2880 → n = 4.

Vậy 2n = 8 và loài ruồi giấm.

b)

Vì a × 2n = 360 → Số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là: a × 8 = 360 → a = 45.

Số tế bào tham gia sinh tinh là a × 2n = 45 × 24 = 720

Câu 30: Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 hoa trắng là

A. 4243.

B. 40243.

C. 5128.

D. 14

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

F1 tự thụ phấn cho F2: 3 đỏ : 1 trắngF1 có kiểu gen dị hợp Aa.

F2: 14AA:24Aa:14aa→ Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2: 13AA:23Aa.

Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ phân li 9 đỏ : 1 trắng nên tỉ lệ Aa đem tự thụ là: 110×4=25  Trong 5 cây ngẫu nhiên lấy có 2 cây Aa.

Vậy xác suất lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ A- mà trong đó có 2 cây Aa là:

133×232×C52=40243

Câu 31: Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 thống kê được 600 cây hoa đỏ, 200 cây hoa trắng (biết 1 gen quy định một tính trạng, không có đột biến xảy ra). Nếu chọn ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn thì tính theo lí thuyết tỉ lệ cây có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ F3 là

A. 13

B. 14

C. 19

D. 16

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

F1 tự thụ phấn tạo F2 có phân li 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng F1 có kiểu gen dị hợp Aa.

F2: 14AA:24Aa:14aa→ Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2: 13AA:23Aa.

Nếu chọn ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn thì tính theo lí thuyết tỉ lệ cây có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ F3 là:

23Aa×23Aa×14aa=19

Câu 32: So sánh pha tối của quá trình quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4, CAM.

Trả lời:

● Giống nhau:

- Đều là pha cố định CO2 để tổng hợp các chất hữu cơ.

- Diễn biến có thực hiện chu trình Canvin.

● Khác nhau:

Tiêu chí

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Điều kiện môi trường

Môi trường sống có cường độ ánh sáng từ thấp đến trung bình

Môi trường sống có cường độ ánh sáng cao

Môi trường sống có cường độ ánh sáng cao và thiếu nước

Vị trí tế bào quang hợp

Tế bào mô giậu

Tế bào mô giậu, tế bào bao bó mạch

Tế bào mô giậu

Thời điểm

cố định CO2

Ban ngày

Ban ngày

Ban đêm

Chất nhận CO2

RiDP

PEP

PEP

Sản phẩm đầu tiên

APG có 3C

AOA có 4C

AOA có 4C

Enzyme xúc tác cho quá trình cố định CO2

Rubisco

PEP cacboxylaza

PEP cacboxylaza

Hiệu suất quang hợp

Thấp tới trung bình

Cao

Thấp

Câu 33: Một phân tử ADN có chiều dài 5100 Å.

a) Hãy tính tổng số nuclêôtit của phân tử ADN trên.

b) Cho biết trong phân tử này có số nuclêôtit loại A bằng 960, tìm số nuclêôtit các loại còn lại.

Trả lời:

a) Một phân tử ADN có chiều dài 5100 Å → Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN trên: 51003,4×2=3000nu.

b) Phân tử ADN có A bằng 960 → A = T = 960 nu.

G = X = 3000 : 2 – 960 = 540 nu.

Câu 34: Enzyme cắt được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là

A. restrictaza.

B. ligaza.

C. amilaza.

D. ADN polimeraza.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Enzyme cắt được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là restrictaza.

Câu 35: Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

Trả lời:

Các loài sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì:

- Ở loài sinh sản hữu tính, cơ chế sinh sản là sự kết hợp của giảm phân và thụ tinh. Thông qua giảm phân, sự trao đổi chéo, phân li và tổ hợp tự do của NST đã tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau. Thông qua thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái đã tạo ra vô số biến dị tổ hợp phong phú.

- Ở loài sinh sản vô tính, cơ chế sinh sản là nguyên phân. Thông qua nguyên phân, bộ NST của cơ thể mẹ được truyền đạt nguyên vẹn cho cơ thể con nên không dẫn tới xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 36: Ở phép lai AabbddEE × AaBbDdEe thu được Fl. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể Fl. Xác suất để được cá thể có 4 alen trội là bao nhiêu?

A. 15/64.              

B. 5/16.                

C. 3/64.                

D. 5/32. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Tỉ lệ kiểu gen có k alen trội theo công thức tính: Cnkm2n. Trong đó: n là tổng số cặp gen dị hợp ở cả bố và mẹ, k là số alen trội quy định kiểu hình cần xác định, m là số cặp gen đồng hợp trội ở cả bố và mẹ.

P: AabbddEE × AaBbDdEe → Xác suất để được cá thể có 4 alen trội là: C54125=516.

Câu 37: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

Trả lời:

Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở các loài sinh vật:

- Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ: Protein – sản phẩm của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là thành phần cấu tạo nên màng sinh chất, lipid là thành phần cấu tạo nên mô mỡ,…

- Cung cấp nguyên liệu thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể. Ví dụ: Diệp lục - sản phẩm của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng tham gia quá trình quang hợp,…

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể như vận động, vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản,… Ví dụ: Quá trình phân giải đường glucose tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Đào thải các chất thải, dư thừa ra khỏi cơ thể để đảm bảo duy trì cân bằng nội môi.

Câu 38: Có mấy loại khớp? Nêu chức năng của từng loại khớp.

Trả lời:

Có 3 loại khớp:

- Khớp động (ví dụ khớp chân, tay): giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.

- Khớp bán động (ví dụ khớp giữa các đốt sống): là loại khớp có cử động hạn chế, giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.

- Khớp bất động (ví dụ khớp hộp sọ, khớp xương sườn – xương ức): là loại khớp không cử động được, có vai trò bảo vệ các cơ quan phía trong nó. 

Câu 39: Vì sao con người ta có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin hoặc sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó?

Trả lời:

Con người ta có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin hoặc sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó vì: Sau khi được tiêm vacxin hoặc sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó, cơ thể sẽ được tiếp xúc với kháng nguyên gây ra bệnh đó. Khi đó, cơ thể sẽ hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, cơ thể cũng tạo ra các tế bào ghi nhớ để nếu sau này có kháng nguyên tương tự (mầm bệnh) xuất hiện thì cơ thể sẽ hình thành kháng thể để tiêu diệt ngay. Nhờ đó tạo ra khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Câu 40: Vai trò của quá trình thoát hơi nước với đời sống của cây?

A. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến mọi cơ quan (ở cây sống trên cạn).

B. Giúp hạ nhiệt độ ở lá cây vào những ngày nắng nóng.

C. Khi khí khổng mở để thoát hơi nước, CO2 khuếch tán vào lá cần cho quang hợp.

D. Cả A, B và C.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Vai trò của quá trình thoát hơi nước với đời sống của cây:

- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến mọi cơ quan (ở cây sống trên cạn).

- Giúp hạ nhiệt độ ở lá cây vào những ngày nắng nóng.

- Khi khí khổng mở để thoát hơi nước, CO2 khuếch tán vào lá cần cho quang hợp

Câu 41: Thông tin di truyền chứa trong phân tử ADN được truyền đạt qua quá trình

A. tự sao.

B. phiên mã.

C. dịch mã.

D. phiên mã và dịch mã.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

- Thông tin di truyền chứa trong phân tử ADN được truyền đạt qua các thế hệ tế bào nhờ quá trình tự sao.

- Phiên mã và dịch mã là quá trình biểu hiện thông tin di truyền chứa trong phân tử ADN.

Câu 42: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể?

Trả lời:

- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì: Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì: Tất cả những hoạt động sống như trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản của cơ thể đều được thực hiện ở tế bào.

Câu 43: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?

A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.

B. Hợp tử.

C. Tế bào sinh dục chín.

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Ong là loài trinh sinh. Trứng được thụ tinh nở thành ong thợ hoặc ong chúa, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Do trứng không được thụ tinh nở thành ong đực, do vậy, ong đực có bộ NST đơn bội không chứa cặp NST tương đồng.

Câu 44: Một đoạn gen có 130 chu kì xoắn. Số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen.

a. Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen trên.

b. Tính chiều dài của đoạn gen.

c. Tính số nuclêôtit của từng loại (A, T, G, X) của đoạn gen.

d. Tính tổng số nuclêôtit của phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen.

Trả lời:

a. Tổng số nuclêôtit của đoạn gen trên: 130 × 20 = 2600 nu.

b. Chiều dài của đoạn gen trên: 2600 : 2 × 3,4 = 4420 Å.

c. Số nuclêôtit từng loại của đoạn gen trên:

2A+2G=N=2600A=20%×N=20%×2600A=T=520G=X=780

d. Tổng số nuclêôtit của mARN được tổng hợp từ đoạn gen: 2600 : 2 = 1300 nu

Câu 45: Ở cà chua, gen A quy định màu quả đỏ, gen a quy định quả màu vàng. Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F1 trong các trường hợp sau:

a. P: Cây quả vàng × cây quả vàng.

b. P: Cây quả đỏ × cây quả vàng.

c. P: Cây quả đỏ × cây quả đỏ.

Trả lời:

Quy ước: gen A quy định màu quả đỏ, gen a quy định quả màu vàng.

a. P: Cây quả vàng × cây quả vàng.

P: Quả vàng × Quả vàng

         aa                 aa

G:     a                   a

F1: 100% aa (100% quả vàng)

b. P: Cây quả đỏ × cây quả vàng.

- Trường hợp 1:

P: Quả đỏ × Quả vàng

         AA            aa

G:      A               a

F1: 100% Aa (100% quả đỏ)

- Trường hợp 2:

P: Quả đỏ × Quả vàng

         Aa            aa

G:     A, a           a

F1: 1Aa : 1aa (50% quả đỏ : 50% quả vàng)

c. P: Cây quả đỏ × cây quả đỏ.

- Trường hợp 1:

P: Quả đỏ × Quả đỏ

       AA            AA

G:     A               A

F1: 100% AA (100% quả đỏ)

- Trường hợp 2:

P: Quả đỏ × Quả đỏ

         AA           Aa

G:       A           A, a

F1: 1AA : 1Aa (100% quả đỏ)

- Trường hợp 3:

P: Quả đỏ × Quả đỏ

         Aa           Aa

G:   A, a          A, a

F1: 1AA : 2Aa : 1aa (3 quả đỏ : 1 quả vàng)

Câu 46: Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen? Ý nghĩa?

Trả lời:

- Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

- Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập:

+ Về mặt lí luận: Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đôi với chọn giống và tiến hoá.

+ Về mặt thực tiễn: Quy luật phân li độc lập giúp dự đoán được tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời sau, từ đó, giúp con người tìm ra các tổ hợp lai cho năng suất cao.

Câu 47: Xét cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Giao tử ab chiếm tỉ lệ là

A. 50%.

B. 75%.

C. 12,5%.

D. 25%.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB và ab với tỉ lệ ngang nhau là 25%.

Câu 48: Kể tên những sinh vật được cấu tạo nên chỉ từ một tế bào.

Trả lời:

Một số sinh vật được cấu tạo nên chỉ từ một tế bào: vi khuẩn lam, vi khuẩn E.coli, trùng roi, trùng giày, trùng kiết lị, nấm men,…

Câu 49: Một gen có 90 vòng xoắn, trên mạch thứ nhất của gen có A = G; T/X = 7/2; T/A = 7/3. Tìm số lượng từng loại nu của gen.

Trả lời:

Gen có 90 vòng xoắn → Số nu của gen là: 90 × 20 = 1800 → Số nu ở mỗi mạch của gen là: 1800 : 2 = 900.

Ta có: A1+T1+X1+G1=900 mà A1 = G1; T1/X1 = 7/2; T1/A1 = 7/3 → A1 = G1= 3/7T1; X1 = 2/7T1. Do đó:

37T1+T1+27T1+37T1=900T1=420A1=G1=37T1=37×420=180X1=27T1=27×420=120

Vậy số lượng từng loại nu của gen trên là:

A = T = A1 + T1 = 180 + 420 = 600.

G = X = G1 + X1 = 180 + 120 = 300.

Câu 50: Trình bày hoạt động của các NST trong giảm phân II.

Trả lời:

Các kì trong giảm phân II

Hoạt động của các NST

Kì đầu II

NST kép dần co xoắn và hiện rõ.

Kì giữa II

Các NST kép co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tập trung thành một hàng. Mỗi NST kép gắn với vi ống ở cả hai phía của tâm động.

Kì sau II

Hai chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực của tế bào.

Kì cuối II

Các NST dần dãn xoắn. Màng nhân và hạch nhân xuất hiện tạo thành hai nhân mới.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Sinh học chọn lọc, hay khác:

 

1 766 30/06/2023


Xem thêm các chương trình khác: