Vẽ sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp, đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường
Trả lời Câu 1 trang 5 SBT Ngữ văn 8 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.
Giải SBT Ngữ văn 8 Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp, đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường
Trả lời:
Yếu tố |
Đặc điểm |
Luật |
Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm gọn bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ - lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thư ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng/ trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ được làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ được làm theo luật trắc. |
Niêm |
Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7. Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3. |
Vần |
Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng. |
Nhịp |
Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3. |
Đối |
Đối là đặt câu của sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định câu thứ ba đối với câu thư tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú luật Đường. |
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: MỜI TRẦU ...
Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THU VỊNH ...
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong các trường hợp sau...
Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, các trường hợp sau có sử dụng câu hỏi tu từ không?...
Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thực hiện để bài sau:...
Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thực hiện để bài sau: Đề bài: Kỉ niệm ngày thành lập...
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Những tình huống khôi hài
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo