Vậy di sản văn hoá là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào

Trả lời Mở đầu trang 23 Chuyên đề Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10.

1 386 lượt xem


Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức Phần 1: Di sản văn hóa

Mở đầu trang 23 Chuyên đề Lịch sử 10: Vậy di sản văn hoá là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao?

Trả lời:

* Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

* Những loại hình di sản ở Việt Nam:

- Di sản văn hóa phi vật thể.

- Di sản văn hóa vật thể.

- Di sản thiên nhiên.

- Di sản hỗn hợp.

* Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như sau:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản:

+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.

+ Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.

- Đầu tư cho cơ sở vật chất:

+ Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,...

+ Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,...

+ Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.

- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản:

+ Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.

+ Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.

+ Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

* Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá:

- Nhà nước:

+ Ban hành các văn bản pháp quy về di sản văn hoá.

+ Tổ chức, quản lí di sản văn hoá.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá.

+ Đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Tổ chức xã hội:

+ Thực hiện quản lí di sản văn hóa theo phân cấp.

+ Cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nhà trường:

+ Đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hoá.

+ Phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua các hoạt động giáo dục.

+ Tham gia nghiên cứu để nhận diện rõ hơn các giá trị của di sản; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

- Cộng đồng:

+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

+ Khai thác, sử dụng di sản văn hoá hợp lí vì mục tiêu phát triển bền vững.

+ Giao lưu, quảng bá các giá trị của di sản văn hoá.

- Công dân:

+ Chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

+ Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

1 386 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: