Chuyên đề Lịch sử 10 (Kết nối tri thức) Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 KNTT Phần 1.

1 6,483 06/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

Mở đầu trang 45 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.

Trả lời:

Trong lịch sử Việt Nam tồn tại nhiều mô hình nhà nước khác nhau, điển hình như các mô hình nhà nước quân chủ và mô hình nhà nước dân chủ:

- Mô hình nhà nước quân chủ:

+ Nhà nước quân chủ tập quyền thân dân thời Lý - Trần; 

+ Nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ; 

+ Nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn;...

- Mô hình nhà nước dân chủ:

+ Nhà nước dân chủ cộng hòa (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa);

+ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Về pháp luật:

- Bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam được ban hành vào thời Lý (năm 1042).

- Từ đó về sau, các triều đại tiếp tục ban hành nhiều bộ luật và các văn bản pháp luật khác (chiếu, chỉ, dụ,...) để điều hành đất nước, trong đó tiêu biểu là hai bộ luật Quốc triều hình luật của nhà Lê sơ và Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn.

- Đến thời kì hiện đại, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ban hành nhiều bản hiến pháp, được coi là đạo luật gốc, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật, là cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước như Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013.

A - CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Một số mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu 

Câu 1 trang 46 Chuyên đề Lịch sử 10: Khai thác các tư liệu 1, 2 giúp em hiểu gì về chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần?

Trả lời:

- Các tư liệu 1, 2 cho thấy chính sách thân dân, chú trọng đến đời sống nhân dân của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, cụ thể:

+ Tư liệu 1 đề cập đến việc vua Lý Thái Tông cày ruộng tịch điền để làm gương cho dân chúng, đồng thời khuyến khích dân chúng sản xuất.

+ Tư liệu 2 đề cập đến lời tâu của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông khi được hỏi về kế sách trị nước. Trần Quốc Tuấn khẳng định “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Lời khẳng định đề cập đến vai trò quan trọng của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, từ đó phải có chính sách quan tâm đến đời sống nhân dân, giúp nhân dân ổn định, ấm no thì đất nước mới vững mạnh.

Câu 2 trang 46 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lý - Trần.

Trả lời:

Nhà nước thời Lý - Trần là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền thân dân với những đặc điểm sau:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ quyền lực tối cao.

- Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương:

+ Ở trung ương: các cơ quan văn phòng, các đại thần, các bộ giúp vua cai quản những công việc của đất nước. Ngoài ra còn một số cơ quan chuyên môn khác.

+ Ở địa phương, cả nước được chia thành các lộ, phủ do quý tộc, tôn thất cai quản; dưới phủ là huyện/châu; hương/giáp, thôn/xã.

- Thi hành nhiều chính sách "an dân": khuyến khích sản xuất nông nghiệp (tổ chức lễ cày tịch điền, quan tâm đến thủy lợi, phân chia ruộng đất,...), thủ công nghiệp, thương nghiệp; phát triển văn hóa, giáo dục;....

Câu 1 trang 47 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ.

Trả lời:

- Nhà nước thời Lê sơ là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu với những đặc điểm sau:

+ Vua nắm giữ quyền lực tối cao (đặc biệt, từ thời vua Lê Thánh Tông, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ, đặc ra lục bộ do vua trực tiếp quản lí).

+ Nhà nước thống nhất, quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương.

+ Lập thêm nhiều cơ quan trung ương, cơ quan chuyên môn như Lục khoa, sảnh, đài, viện, giám,...

+ Ngoài ra, dưới thời Lê sơ, hình thức tuyển chọn quan lại chủ yếu là khoa cử, tuyển chọn được nhiều người tài tham gia xây dựng và quản lí đất nước.

Câu 2 trang 47 Chuyên đề Lịch sử 10: Nêu những điểm khác của nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý - Trần.

Trả lời:

So với thời Lý - Trần, mô hình nhà nước thời Lê sơ có một số điểm khác biệt sau:

- Bộ máy nhà nước được tổ chức quy mô và hoàn thiện hơn:

+ Lần đầu tiên các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận, gồm dân sự (hành chính), quân sự và giám sát;

+ Ngoài Lục bộ, Lục tự đã có từ trước, lập thêm Lục khoa, cùng với Ngự sử đài giám sát hoạt động của Lục bộ và một số cơ quan khác.

- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan phụ trách ba lĩnh vực (hành chính, quân đội, tư pháp) cũng được áp dụng trong tổ chức chính quyền địa phương (gọi là Tam ti).

Câu 1 trang 48 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn.

Trả lời:

- Nhà nước thời Nguyễn là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế với những đặc điểm sau:

+ Vua nắm giữ quyền lực tối cao, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp của vua (Nội các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,...) để tập trung quyền lực cho nhà vua.

+ Bỏ bớt các cơ quan, chức quan trung gian ở trung ương, tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát.

+ Kiểm soát và hạn chế quyền lực của chính quyền địa phương. Đặc biệt, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.

Câu 2 trang 48 Chuyên đề Lịch sử 10: Nêu những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ.

Trả lời:

- Một số điểm khác trong tổ chức nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ:

+ Ở trung ương, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp của vua như Nội các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,... để tập trung quyền lực cho nhà vua. Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát (Đại lí tự, Đô sát viện, Ngự sử đài,...).

+ Ở địa phương, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.

2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858

Câu 1 trang 49 Chuyên đề Lịch sử 10: Nêu nội dung cơ bản của bộ Quốc triều hình luật.

Trả lời:

- Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức, Lê triều hình luật) là bộ luật được khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ, bổ sung qua các thời và được hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông.

- Nội dung cơ bản của bộ Quốc triều hình luật:

+ Bộ luật có nhiều điều khoản nhằm bảo vệ lợi ích và đặc quyền, đặc lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, địa chủ. Những hành vi chống đối nhà nước, xâm phạm tài sản, tính mạng, sự an toàn của vua, hoàng tộc và chính quyền đều bị khép vào tội nặng nhất và phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất.

+ Ngoài ra, bộ luật có nhiều nội dung tiến bộ, thể hiện tính nhân văn, đề cao các

giá trị đạo đức, chú ý phần nào tới quyền lợi của người phụ nữ...

Câu 2 trang 49 Chuyên đề Lịch sử 10: Qua Tư liệu 4, hãy cho biết một số điểm tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật...

Trả lời:

- Tư liệu 4 cho thấy bộ Quốc triều hình luật có một số điều luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, đây là điểm tiến bộ hơn các bộ luật phương Đông đương thời. Ví dụ:

+ Con gái được quyền chia tài sản như con trai (Điều 388);

+ Trong trường hợp gia đình không có con trai, con gái trưởng được quyền thừa kế hương hỏa (Điều 391);

+ Khi gia đình phân chia tài sản thì tài sản do hai vợ chồng gây dựng nên được chia đôi (Điều 374, 375);....

Câu 1 trang 51 Chuyên đề Lịch sử 10: Nêu và phân tích nét chính về nội dung của bộ Hoàng Việt luật lệ.

Trả lời:

- Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long) là bộ luật của nhà Nguyễn, được ban hành dưới triều vua Gia Long, năm 1815.

- Nội dung cơ bản của bộ Hoàng Việt luật lệ:

+ Bộ luật tổng hợp, quy định và điều chỉnh hầu hết quan hệ xã hội thời Nguyễn, tập trung bảo vệ chế độ quân chủ, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị. Ví dụ: Điều 224: Phàm kẻ mưu phản gài mưu trong nước, nghe nịnh nước ngoài. Chỉ là cùng mưu thì cũng không chia cầm đầu hay tòng phạm đem chém cả. Con trai, con gái thê thiếp của chúng đem phân phối làm nô tì trong các nhà bậc công thần. Tài sản toàn nhập kho quan...

+ Bên cạnh các điều luật quy định về việc xét - xử, bảo vệ giai cấp thống trị, bộ luật cũng có một số quy định tiến bộ như bảo vệ người già, trẻ em, phụ nữ,... Ví dụ: Quyển 19, Điều 10: ...người trên 70 tuổi, 15 tuổi trở xuống nếu tàn phế nhưng có phạm tội thì quan ti không được dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ vào các

bằng cớ có mà định tội. Ai trái lệnh thì bị xử theo điều sai sót...

Câu 2 trang 51 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy cho biết điểm chung của hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.

Trả lời:

Điểm chung của hai bộ Quốc triều hình luậtHoàng Việt luật lệ:

- Nội dung chính của hai bộ luật đều nhằm bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

- Hai bộ luật đều có những điều luật tiến bộ như bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em,...

- Cả hai bộ luật đều thể hiện những điểm tiến bộ về kĩ thuật lập pháp.

+ Các điều luật đã được sắp xếp theo từng lĩnh vực;

+ Hầu hết các quy phạm pháp luật đều gồm ba thành phần cơ bản là: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định).

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

I. Di sản văn hóa

II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

III. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan văn hóa

II. Nhà nước Việt Nam từ 1945 đến nay

III. Một số bản hiến pháp việt nam từ năm 1946 đến nay

1 6,483 06/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: