Chuyên đề Lịch sử 10 (Kết nối tri thức) Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam
Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 3: Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 KNTT Phần 3.
Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 3: Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam
1. Di sản văn hóa phi vật thể
Câu 1 trang 35 Chuyên đề Lịch sử 10: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.
Trả lời:
STT |
Tên di sản |
Vị trí phân bố |
1 |
Nhã nhạc cung đình Huế |
- Thừa Thiên Huế |
2 |
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên |
- Các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng |
3 |
Dân ca Quan họ |
- Bắc Ninh, Bắc Giang |
4 |
Ca trù |
- Một số tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên |
5 |
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh |
- Nghệ An, Hà Tĩnh |
6 |
Đờn ca tài tử Nam Bộ |
- Một số tỉnh Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) và các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Bộ. |
7 |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương |
- Phú Thọ |
8 |
Hội Gióng |
- Hà Nội |
9 |
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ |
-Một số tỉnh Bắc Bộ: Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình |
10 |
Nghệ thuật Bài Chòi |
- Một số tỉnh Trung Bộ: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận |
11 |
Hát Xoan |
- Phú Thọ, Vĩnh Phúc |
12 |
Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái |
- Một số tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh |
Câu 2 trang 35 Chuyên đề Lịch sử 10: Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu (tự chọn).
Trả lời:
(*) Lựa chọn: giói thiệu Nhã nhạc cung đình Huế
- Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Nhã nhạc cung đình Huế có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao.
- Về giá trị nghệ thuật:
+ Nhã nhạc cung đình Huế phong phú, đa dạng về loại hình (ca, nhạc, múa, kịch,...);
+ Có quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao (sử dụng nhiều loại nhạc khí, với sự tham gia của nhiều nghệ nhân,...).
+ Nhã nhạc cũng là loại hình nghệ thuật có tính bác học cao với hệ thống lí luận âm nhạc và sử dụng ca từ theo ngôn ngữ bác học,...
- Về giá trị lịch sử:
+ Nhã nhạc cung đình Huế có lịch sử lâu đời, kế thừa được các thành tựu âm nhạc của dân tộc nói chung và âm nhạc cung đình Thăng Long nói riêng
+ Phản ánh quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc, văn hoá Chăm-pa và tiếp thu những ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo,...
2. Di sản văn hóa vật thể
Câu 1 trang 38 Chuyên đề Lịch sử 10: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.
Trả lời:
Học sinh có thể lập danh sách tên và vị trí của các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam theo bảng sau:
STT |
Tên di sản |
Vị trí |
1 |
Thành Cổ Loa |
- Hà Nội |
2 |
Hoàng thành Thăng Long |
- Hà Nội |
3 |
Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
- Hà Nội |
4 |
Thành nhà Hồ |
- Thanh Hóa |
5 |
Cố đô Huế |
- Thừa Thiên Huế |
6 |
Tháp Chăm |
- Các tỉnh Nam Trung Bộ, như: Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận |
7 |
Thánh địa Mỹ Sơn |
- Quảng Nam |
8 |
Phố cổ Hội An |
- Quảng Nam |
9 |
Chiến trường Điện Biên Phủ |
- Điện Biên |
10 |
Dinh Độc Lập |
- Thành phố Hồ Chí Minh |
11 |
Trống đồng Ngọc Lũ |
- Hà Nam |
12 |
Thạp đồng Đào Thịnh |
- Yên Bái |
13 |
Khu di tích khảo cổ và kiến trúc Óc Eo - Ba Thê |
- An Giang |
14 |
Nhà tù Côn Đảo |
- Bà Rịa - Vũng Tàu |
Câu 2 trang 38 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hoá vật thể tiêu biểu nhất...
Trả lời:
(*) Lựa chọn: Giới thiệu Đô thị cổ Hội An
- Đô thị cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam). Vùng đất này từng là một cảng thị trọng yếu của Vương quốc Chăm-pa. Từ khoảng cuối thế kỉ XV, cư dân Đại Việt đã tới Hội An sinh sống. Thương cảng Hội An được hình thành vào khoảng thế kỉ XV - XVI, sau đó đã trở thành đô thị/thương cảng phồn thịnh, trung tâm mậu dịch lớn nhất Đàng Trong và cũng là một trong những thương cảng sầm uất ở vùng biển Đông Nam Á.
- Hội An đã thu hút nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và một số nước châu Âu đến buôn bán, mở chợ,... Nhiều thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đã được chúa Nguyễn cho ở lại lập phố, sinh sống theo phong tục riêng, tạo nên những “phố Nhật”, “phố Khách”... bên cạnh các khu cư trú của người Việt.
- Quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá đó đã để lại cho Hội An hệ thống di sản phong phú và được bảo tồn khá nguyên vẹn đến ngày nay như những công trình kiến trúc, hệ thống giao thông, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc,..
- Năm 1999, Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hoá thế giới dựa trên hai tiêu chí là di sản nổi bật của sự giao lưu các nền văn hoá qua các thời kì tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Câu 3 trang 38 Chuyên đề Lịch sử 10: Có quan điểm cho rằng: di sản văn hoá vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không? Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
Trả lời:
- Phát biểu ý kiến: Quan điểm “di sản văn hoá vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc” là không đúng, bởi ngoài giá trị về kiến trúc, di sản văn hóa vật thể còn mang giá trị lịch sử, văn hóa.
- Chứng minh quan di sản Hoàng thành Thăng Long
+ Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội, phản ánh tiến trình lịch sử lâu dài của nước ta từ thời Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn cho đến ngày nay. Nơi đây cũng gắn liền với lịch sử nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long được xây dựng trải qua nhiều giai đoạn và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội.
+ Tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ, cùng nhiều hiện vật có giá trị và nhiều đồ dùng, vật dụng của nước ngoài.
+ Khu di tích Thành cổ Hà Nội bao gồm nhiều di tích lịch sử và khảo cổ học tiêu biểu như: Điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Tường bao, Tám cổng hành cung thời Nguyễn, Cột cờ Hà Nội, Hậu Lâu, Đoan Môn, Di tích Nhà và hầm D67,...
=> Như vậy, ngoài giá trị về kiến trúc, Hoàng thành Thăng Long còn mang giá trị về lịch sử và là minh chứng cho quá trình giao lưu văn hóa của người Việt với bên ngoài.
3. Di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp
Câu 1 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Dựa vào lược đồ Hình 29 (tr. 39), hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác.
Trả lời:
- Xác định vị trí của một số di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam
+ Cao nguyên đá Đồng Văn - ở Hà Giang
+ Non nước Cao Bằng - ở Cao Bằng
+ Vườn quốc gia Ba Bể - ở Bắc Cạn
+ Vịnh Hạ Long - ở Quảng Ninh
+ Vườn quốc gia Cúc Phương - ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa
+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - ở Quảng Bình
+ Công viên địa chất toàn cầu Đắc Nông - ở Đắc Nông
+ Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (ở Lâm Đồng)
+ Vườn quốc gia Cát Tiên - ở các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai
+ Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - ở Kiên Giang
- Xác định vị trí của một số di sản hỗn hợp tiêu biểu ở Việt Nam
+ Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
+ Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)
+ Khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).
- Một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác:
+ Di sản thiên nhiên: Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (Cà Mau), Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng),...
+ Di sản hỗn hợp: Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang),...
Câu 2 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/di sản hỗn hợp.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: quần thể danh thắng Tràng An
- Quần thể danh thắng Tràng An thuộc khu vực ranh giới giữa các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và các thành phố Tam Điệp, Ninh Bình (Ninh Bình). Năm 2014, quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Quần thể danh thắng Tràng An không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên, nơi đây còn chứa đựng những giá trị nổi bật về địa chất, lịch sử - văn hoá.
- Một số giá trị nổi bật của quần thể danh thắng Tràng An:
+ Địa chất, địa mạo: là một trong những đại diện ưu tú nhất của các cảnh quan tháp các-xtơ đá vôi trên thế giới, với những cảnh quan ngoạn mục như: tháp các-xtơ, hang động, nhũ đá,...
+ Đa dạng sinh học: có 134 họ với 384 chi và 577 loài thực vật; trong đó, có 10 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Động vật thuỷ sinh có 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy. Động vật trên cạn có nhiều loài quý hiếm như voọc mông trắng, rắn có mào,...
+ Lịch sử, văn hoá: đã phát hiện trên 30 di tích thời đại đá cũ, đá mới đến thời đại kim khí; là nơi lưu giữ văn hóa thời Đinh, Tiền Lê và đầu thời Lý với công trình nổi bật là cố đô Hoa Lư.
=> Kết luận: Với những giá trị nổi bật trên, có thể khẳng định quần thể danh thắng tràng An thuộc loại hình di sản hỗn hợp (bởi nó có cả giá trị về tự nhiên và giá trị về lịch sử, văn hóa).
B - CÂU HỎI CUỐI BÀI
Luyện tập 1 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng thống kê về một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh theo gợi ý dưới đây:
TT |
Tên di sản |
Địa điểm (tỉnh/thành phố) |
Loại hình di sản |
1 |
? |
? |
? |
Trả lời:
Bảng thống kê một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh:
TT |
Tên di sản |
Địa điểm (tỉnh/thành phố) |
Loại hình di sản |
1 |
Nhã nhạc cung đình Huế |
Thừa Thiên Huế |
DSVH phi vật thể |
2 |
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên |
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng |
DSVH phi vật thể |
3 |
Dân ca Quan họ |
Bắc Ninh, Bắc Giang |
DSVH phi vật thể |
4 |
Ca trù |
Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên |
DSVH phi vật thể |
5 |
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh |
Nghệ An, Hà Tĩnh |
DSVH phi vật thể |
6 |
Đơn ca tài tử Nam Bộ |
Một số tỉnh Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) và các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Bộ. |
DSVH phi vật thể |
7 |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương |
Phú Thọ |
DSVH phi vật thể |
8 |
Hội Gióng |
Hà Nội |
DSVH phi vật thể |
9 |
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ |
Một số tỉnh Bắc Bộ: Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình |
DSVH phi vật thể |
10 |
Nghệ thuật Bài Chòi |
Một số tỉnh Trung Bộ: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận |
DSVH phi vật thể |
11 |
Hát Xoan |
Phú Thọ, Vĩnh Phúc |
DSVH phi vật thể |
12 |
Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái |
Một số tỉnh Bắc Bộ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh |
DSVH phi vật thể |
13 |
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long |
Hà Nội |
DSVH vật thể |
14 |
Thành nhà Hồ |
Thanh Hóa |
DSVH vật thể |
15 |
Quần thể cố đô Huế |
Thừa Thiên Huế |
DSVH vật thể |
16 |
Thánh địa Mỹ Sơn |
Quảng Nam |
DSVH vật thể |
17 |
Phố cổ Hội An |
Quảng Nam |
DSVH vật thể |
18 |
Vịnh Hạ Long |
Quảng Ninh |
Di sản thiên nhiên |
19 |
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng |
Quảng Bình |
Di sản thiên nhiên |
20 |
Quần thể danh thắng Tràng An |
Ninh Bình |
Di sản hỗn hợp |
Luyện tập 2 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Ngoài các di sản đã được UNESCO ghi danh, em hãy kể tên những di sản tiêu biểu khác ở địa phương em hoặc ở Việt Nam theo loại hình.
Trả lời:
(*) Một số di sản tiêu biểu ở Việt Nam
+ Võ cổ truyền Bình Định (Bình Định);
+ Múa rối nước (Hải Dương);
+ Lễ hội Côn Sơn và lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương);
+ Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng);
+ Lễ hội Lồng tông của người Tày (Tuyên Quang);
+ Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh),...
+ Đền Ông Hoàng Mười (Nghệ An);
+ Trụ sở Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP Hồ Chí Minh);
+ Cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị);
+ Thành Cổ Loa (Hà Nội);
+ Trống đồng Đông Sơn;
+ Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” thời Minh Mạng,...
+ Đỉnh núi Fansipan (Sa Pa, Lào Cai);
+ Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (Quảng Nam);
+ Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (Cà Mau);
+ Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng),...
+ Khu di tích - danh thắng Yên Tử;
+ Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo.
Luyện tập 3 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản?
Trả lời:
- Ý nghĩa của những di sản đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản:
+ Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc và tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc Việt Nam.
+ Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng sống ở vùng di sản; là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
+ Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa Việt Nam với các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hoá.
+ Đóng góp thiết thực vào quá trình bảo vệ môi trường.
- Để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản, chúng ta cần:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
+ Trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá ở địa phương, quê hương, đất nước.
+ Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.
Vận dụng trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về di sản đó theo cách của em (làm bài thuyết trình, xây dựng đoạn phim ngắn, thiết kế đồ hoạ,...).
Trả lời:
(*) Tham khảo: Bài thuyết trình giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
- Hoàng Thành Thăng Long là nơi gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là điểm đến nổi tiếng khi du khách nước ngoài tới thăm Hà Nội (Việt Nam).
- Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII), qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và là thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam.
- Hoàng thành Thăng Long là địa điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam. Bao gồm cả những giá vị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa,... Hằng năm, nơi đây vẫn được tổ chức nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.
- Từ đó đến nay, trải qua rất nhiều những biến cố của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với nhiều giá trị lịch sử văn hóa khác nhau. Một số di tích tiêu biểu được khai quật và gìn giữ tới thời điểm hiện tại có thể kể đến như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu…
+ Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ XIX. Nơi đây còn lưu lại nhiều hiện vật khảo cổ chứng minh sự phát triển của Việt Nam dưới thời phong kiến, cũng như là minh chứng của quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây.
+ Cột cờ Hà Nội: là di tích được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long. Cột cờ cao 60 m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế hình vuông chiếm một diện tích là 2007 m² và gồm 3 cấp thóp dần lên. Mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây. Còn cấp thứ 3 có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc (với các tên "Nghênh húc" (Đón ánh nắng ban mai), "Hồi quang" (ánh nắng phản chiếu), "Hướng Minh" (hướng về ánh sáng)…) và từ cạnh dưới lên tới cạnh trên phải qua tới 14 bậc cầu thang và nhiều kiến trúc khác.......
+ Đoan Môn: là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan Môn gồm năm cổng xây bằng đá, phía ngoài là cửa Tam Môn khoảng 1812 - 1814, vua Gia Long cho phá để xây Cột Cờ (nay vẫn còn sừng sững). Năm 2002, giới khảo cổ học Việt Nam được phép đào phía trong Đoan Môn đã tìm thấy "lối xưa xe ngựa" thuộc thời Trần, dùng lại nhiều gạch Lý. Nếu tiếp tục khai quật, sẽ có thể thấy cả con đường từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên ở phía Bắc và cửa Tây Nam thành Hà Nội.
+ Điện Kính Thiên: là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn một mét. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng. Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê. Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài, chính là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.
+ Nhà D67: từ Tổng hành dinh - Nhà D67 Khu A Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đó là Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Cuộc Tổng tiến công năm 1972, Đánh thắng hai cuộc chiến của Mỹ mà đỉnh cao là 12 ngày đêm cuối năm 1972, Tổng tiến công năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Cửa Bắc: là một trong năm cổng của thành Hà Nội thời Nguyễn. Khi Pháp phá thành Hà Nội họ giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu…
- Với những di tích nổi tiếng như trên, Hoàng thành Thăng Long mang nhiều giá trị nổi bật:
+ Những di tích trên mặt và khai quật được trong lòng đất tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
+ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải dài từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với các vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
+ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam.
- Chính vì những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa, năm 2020, UNESCO đã vinh danh khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
I. Thông sử và Lịch sử theo lĩnh vực
II. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam
II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
I. Nhà nước và pháp luât trong lịch sử Việt Nam ( trước năm 1858 )
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức