Trắc nghiệm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) có đáp án – Ngữ văn 10

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 bài … có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 10.

1 472 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Bài giảng Ngữ văn 10 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Câu 1: Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được viết theo thể loại nào?

A. Thơ tự sự

B. Thơ trữ tình

C. Truyện thơ

D. Tuỳ bút

Đáp án: B

Câu 2: Bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Song thất lục bát

C. Lục bát

D. Lục bát biến thể

Đáp án: B

Câu 3: Những tư tưởng nào dưới đây được thể hiện trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

A. Oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

B. Khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

C. Ca ngợi sự đảm đang chung thủy của người chinh phụ.

D. Cả A và B

E. Cả B và C

Đáp án: D

Câu 4: Đặng Trần Côn đã từng sáng tác những thể loại gì ?

A. Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, chữ Hán)

B. Thơ (chữ Hán)

C. Phú (chữ Hán)

D. Ngâm khúc, thơ, phú (chữ Hán)

Đáp án: D

Câu 5: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?

A. Nỗi nhớ thương chồng mà bất lực.

B. Nỗi oán hờn khi phải xa chồng.

C. Tình cảnh lẻ loi, cô đơn khao khát hạnh phúc.

D. Sự chán nản tuyệt vọng trong nỗi cô đơn.

Đáp án: C

Câu 6: Các câu thơ sau:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa ru thác đòi phen.

Ngoài rèm thưa thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Có thể được hiểu là:

A. Hành động đi đi lại lại trong hiên vắng của người chinh phụ.

B. Hành động rủ rèm, cuốn rèm của người chinh phụ.

C. Trạng thái mệt mỏi của chinh phụ trong cảnh đợi chờ người chồng xa cách biền biệt.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Câu 7: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Chinh phụ ngâm?

A. Cảm động trước nỗi đau của con người, nhất là của những người vợ lính trong chiến tranh là động lực để Đặng Trần Côn viết nên khúc ngâm xuất sắc này.

B. Khúc ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

C. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

D. Khúc ngâm được viết theo thể thơ lục bát.

Đáp án: D

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về câu thơ Hoa đèn kia với bóng người khá thương?

A. Người lẻ loi, nhạy cảm với nổi buồn cô lẻ của ngoại vật và của chính mình.

B. Niềm đồng cảm với mọi số phận lẻ loi, mọi cảnh sống lay lắt và linh cảm về tình cảnh héo hắt, lụi tàn tuổi xuân của người chinh phụ.

C. Lòng tự thương, tự xót, tự đau của người chinh phụ.

D. Lòng nhân ái sâu sắc của nhân vật và của tác giả.

Đáp án: D

Câu 9: Dòng nào dưới đây nói không đúng về tiểu sử Đoàn Thị Điểm ?

A. Sinh năm 1705, mất năm 1748, quê ở Kinh Bắc.

B. Hiệu là Hồng Hà, cũng là tác giả của Truyền kì tân phản.

C. Sống cùng thời với tác giả Đặng Trần Côn.

D. Có chồng phải đi chinh chiến.

Đáp án: D

Câu 10: 

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Trong khổ thơ trên, thời gian chờ đợi đối với người chinh phụ trở nên thật đáng sợ vì nó:

A. Rất dài

B. Rất ngắn

C. Rất lạnh lùng

D. Rất u buồn

Đáp án: A

Câu 11: Hai thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả rõ nhất trong khổ thơ dẫn ở câu 10 là gì?

A. Đối ngẫu, sử dụng từ láy

B. Đối ngẫu, so sánh

C. Sử dụng từ láy, nói quá

D. So sánh, nói quá

Đáp án: D

Câu 12:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.

Chữ gượng được lặp lại liên tiếp ba lần trong khổ thơ trên có tác dụng gì? Câu trả lời nào sau đây là rất chung chung?

A. Cho thấy sự phiền muộn nặng nề trong lòng người chinh phụ.

B. Cho thấy mọi hành vi, cử chỉ của người chinh phụ đều là miễn cưỡng.

C. Cho thấy sự vô cảm, vô hồn trong từng động tác, cử chỉ của người chinh phụ.

D. Cho thấy người chinh phụ là người đa sầu, đa cảm.

Đáp án: D

Câu 13: Câu Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng trong khổ thơ dẫn ở câu trên cần Giải thích như thế nào cho thỏa đáng?

A. Sợ làm đứt dây đàn uyên ương vì có thể báo hiệu điều không may của tình cảm vợ chồng; sợ cây đàn chùng dây gợi lên điều không may mắn của lứa đôi đang xa nhau.

B. Dây đàn kinh sợ mà đứt, phím đàn ngần ngại mà chùng, ý nói rằng chinh phụ gắng gượng gảy đàn mà gảy không nổi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Câu 14: Cụm từ người thiết tha lòng hiểu cho đúng và sát nghĩa là:

A. Lòng người rất buồn.

B. Lòng người rất đau đớn, xót xa.

C. Lòng người nhớ thương da diết.

D. Lòng người buồn thương vời vợi.

Đáp án: C

Câu 15: Các từ ngữ, hình ảnh có nhiều nét chung về nghĩa: năm trống, bốn bên; đằng đẵng như niên, dằng dặc tựa miền biển xa, thăm thẳm đường lên bằng trời; thăm thẳm xa vời khôn thấu, đau đáu nào xong,... được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng tô đậm ấn tượng gì về tình cảnh của người chinh phụ?

A. Nỗi buồn nhớ như bao trùm cả không gian, thời gian.

B. Tình cảnh lẻ loi bi thiết.

C. Nỗi buồn cô đơn triền miên, dằng dặc.

D. Niềm thương nhớ không thể tả hết bằng lời.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lập dàn ý bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có đáp án

Trắc nghiệm Trao duyên (trích Truyện Kiều) có đáp án

Trắc nghiệm Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) có đáp án

1 472 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: