Trắc nghiệm Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa) có đáp án – Ngữ văn 10

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 10.

1 1,312 23/02/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa)

Bài giảng Ngữ văn 10 bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa)

Câu 1: Nhận định nào đúng nhất?

Tập đoàn phong kiến nhà Tây Thục với câu chuyện ba anh em kết nghĩa vườn đào Lưu, Quan, Trương là biểu tượng của một nhà nước phong kiến lí tưởng thời Tam quốc. Ở đó:

A. Vua tôi là anh em.

B. Vua ra vua, tôi ra tôi.

C. Vua sáng, tôi hiền.

D. Vua tôi trên thuận dưới hòa.

Đáp án: A

Câu 2: Ngũ hổ tướng của Lưu Bị gồm những ai?

A. Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Châu Sương, Hoàng Trung.

B. Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Châu Sương.

C. Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Tôn Càn, Hoàng Trung.

D. Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung.

Đáp án: D

Câu 3: Tình thế của Lưu Bị được kể lại trong đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng có thể tóm tắt như thế nào cho gãy gọn và chuẩn xác nhất?

A. Lưu Bị giả vờ theo Tào Tháo, thám thính tình hình chờ dịp đánh úp quân Tào.

B. Lưu Bị bị Tào Tháo bắt làm con tin và Tào ra sức thuyết phục Lưu Bị theo Ngụy.

C. Lưu Bị lúc này thế lực còn yếu, đang nương náu trên đất Tào, nhẫn nhịn chờ thời để mưu đồ nghiệp lớn.

D. Lưu Bị đã có nơi làm căn cứ địa vững chắc song lực lượng còn yếu nên giả vờ theo Tào Tháo để bảo toàn lực lượng.

Đáp án: C

Câu 4: Hãy chọn từ thích hợp nhất để diễn tả bản chất Tào Tháo bộc lộ qua câu nói của y với Lưu Bị: Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ!

A. Cơ trí

B. Khinh bạc

C. Trịch thượng

D. Đa nghi

Đáp án: D

Câu 5: Trong đoạn trích, hai lần Tào Tháo làm cho Lưu Bị giật mình. Đó là:

A. Khi Tào Tháo buông câu nói lửng lơ: Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ và khi Lưu Bị được Tào Tháo gọi là anh hùng.

B. Khi Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến ngay tướng phủ và khi Tào Tháo buông câu nói lửng lơ: Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ.

C. Khi Tào Tháo buông câu nói lửng lơ: Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ và khi Tào Tháo nói về sự tầm thường của Viên Thuật: Xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được.

D. Khi Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến ngay tướng phủ và khi Lưu Bị được Tào Tháo gọi là anh hùng.

Đáp án: D

Câu 6: Tính cách của Tào Tháo có thể xem là điển hình cho loại người nào trong xã hội lúc bấy giờ?

A. Bậc anh hùng nghĩa hiệp

B. Loại bạo chúa gian hùng

C. Nhà mưu sĩ, thuyết khách

D. Kẻ giang hồ hảo hán

Đáp án: B

Câu 7: Giọng điệu của Tào Tháo khi bác bỏ lần lượt những người mà Lưu Bị cho là anh hùng có thể gọi tên chính xác nhất bằng cụm từ nào?

A. Giọng chủ quan, khinh địch.

B. Giọng biếm phỏng, châm chọc

C. Giọng khinh nhờn, ngạo mạn

D. Giọng hờ hững, bàng quan

Đáp án: C

Câu 8: Câu nói luận anh hùng của Tào Tháo (Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia) cho thấy trong quan niệm của nhân vật này, cái đích cuối cùng mà người anh hùng phải hướng tới là gì?

A. Thống trị thiên hạ

B. Chăn dắt thiên hạ

C. Thống nhất thiên hạ

D. Nội danh trong thiên hạ

Đáp án: A

Câu 9: Người ta hay nói Tào Tháo là nhân vật gian hùng, lại còn xem Tào là biểu tượng tuyệt gian. Cần phải hiểu mối quan hệ chính phụ, đậm nhạt giữa cái gian cái hùng ở nhân vật này thế nào cho đúng?

A. Cái gian được che đậy và chắp cánh bởi cái hùng.

B. Cái gian có chiều hướng lấn át cái hùng.

C. Cái gian có chiều hướng bị lấn át bởi cái hùng.

D. Cái giancái hùng tuy hai mà một.

Đáp án: A

Câu 10: Khái quát nào sau đây chính xác nhất với tâm trạng của Lưu Bị được bộc lộ trong đoạn trích?

A. Nơm nớp lo sợ, cố trấn tĩnh, trốn tránh sự nghi hoặc của Tào Tháo.

B. Nơm nớp, bất an, hay giật mình, lo sợ và khôn khéo né tránh sự nghi hoặc của Tào Tháo.

C. Hay giật mình, lo sợ, khôn khéo né tránh những nghi hoặc của Tào Tháo.

D. Nơm nớp, bất an, cố trấn tĩnh và khôn khéo né tránh mọi nghi hoặc của Tào Tháo.

Đáp án: D

Câu 11: Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời.

Những câu nói trên đây cho thấy với Tào Tháo, những phẩm chất quan trọng nhất của người anh hùng là gì?

A. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; biết sống tùy thời; có thể cải biến hoàn cảnh.

B. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; biết nắm lấy mọi cơ hội; biết sống tùy thời.

C. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; giàu khả năng biến hóa; sống tùy thời.

D. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; cải biến hoàn cảnh; ẩn hiện, tiến thoái tùy thời; ứng biến nhạy bén, linh hoạt khôn lường.

Đáp án: D

Câu 12: Khi được Tào Tháo yêu cầu luận anh hùng, Lưu Bị trả lời: Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng.

Nếu xem Lưu Bị là người anh hùng theo như quan niệm của Tào Tháo, thì câu nói ấy cho thấy người anh hùng Lưu Bị đang trong tình trạng nào?

A. Chưa kịp định thần để suy nghĩ và phát biểu ý kiến về vấn đề Tào Tháo nêu ra.

B. Dùng đối sách tự vệ, tìm cớ để né tránh việc bộc lộ chủ kiến trước một con người đa nghi, nham hiểm như Tào Tháo.

C. Như con rồng núp ở dưới sóng: giả ý ngu đần, quê kệch để che mắt Tào Tháo, tránh nguy hiểm cho mình.

D. Kiến thức nông cạn, nói năng kém cỏi, không dám bàn luận chuyện anh hùng với Tào Tháo.

Đáp án: C

Câu 13: Vì sao nội dung của đoạn trích là uống rượu luận anh hùng mà từ đầu đến cuối cuộc hội kiến Lưu Bị - Tào Tháo, hầu như không thấy Lưu Bị luận anh hùng gì cả?

A. Vì Lưu Bị là người khiêm nhường, ít nói, lại sợ Tào Tháo.

B. Vì Lưu Bị ít hiểu biết và ít lĩ lẽ về anh hùng, lại kém hùng biện.

C. Vì Lưu Bị muốn giữ kín quan niệm anh hùng và chí lớn của mình.

D. Vì Tào Tháo đã nói đúng, nói đủ những gì Lưu Bị cần nói.

Đáp án: C

Câu 14: Trong khi khắc họa tính cách nhân vật Lưu Bị, tác giả đã sử dụng thành công những thủ pháp nghệ thuật nào?

A. Sử dụng yếu tố thiên nhiên và chi tiết ngoại cảnh một cách hợp lí.

B. Miêu tả gián tiếp mưu trí của nhân vật qua sự đối lập với suy nghĩ nông cạn của nhân vật khác.

C. Miêu tả trực tiếp nhân vật qua những ứng phó khéo léo với các chi tiết về hành vi, ngôn ngữ chọn lọc.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: C

Câu 15: Nhận định nào sau đây về đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi qua đoạn trích là không đúng?

A. Cốt truyện li kì, hấp dẫn, giàu kịch tính.

B. Khắc họa một cách sáng tạo tính cách của các nhân vật lịch sử.

C. Để cho nhân vật luận anh hùng cũng là tạo tình huống trốn tìm độc đáo.

D. Khắc họa thành công bản chất gian hùng của nhân vật Tào Tháo.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) có đáp án

Trắc nghiệm Lập dàn ý bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có đáp án

Trắc nghiệm Trao duyên (trích Truyện Kiều) có đáp án

1 1,312 23/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: