Trắc nghiệm Tấm Cám có đáp án – Ngữ văn lớp 10

Bộ 16 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 bài Tấm Cám có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 10.

1 1,341 23/02/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 Bài: Tấm Cám

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 Bài: Tấm Cám (Tiết 1)

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 Bài: Tấm Cám (Tiết 2)

Câu 1: Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích gì?

A. Truyện cổ tích về các loài vật    

B. Truyện cổ tích thần kì

C. Truyện cổ tích sinh hoạt         

D. Truyện cổ tích Việt Nam.

Đáp án: B

Câu 2: Truyện nào dưới đây không phải là truyện cổ tích:

A. Đẽo cày giữa đường

B. Thạch Sanh

C. Sọ Dừa

D. Sự tích trầu cau

Đáp án: A

Giải thích: Đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn.

Câu 3: Mâu thuẫn xã hội được phản ánh trong truyện Tấm Cám là mâu thuẫn giữa:

A. Tài năng và sự ngu dốt

B. Thiện và ác

C. Địa vị cao sang và người thấp hèn

D. Kẻ giàu và người nghèo

Đáp án: B

Câu 4: Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì là gì?

A. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết thúc có hậu.

B. Phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng, thường kết thúc có hậu.

C. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu.

D. Kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu.

Đáp án: C

Câu 5: Truyện cổ tích thần kỳ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Kể về số phận những con người bé nhỏ.

B. Thể hiện ước mơ, khát vọng về công bằng hạnh phúc.

C. Giải thích đặc điểm của một số con vật trong thế giới loài vật.

D. Có sự tham gia của các yếu tố hoang đường kỳ ảo.

Đáp án: C

Câu 6: Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kì bao gồm những nội dung nào?

A. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em.

B. Thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của con người.

C. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em và thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của con người.

D. Nói lên lời tâm tình của nhân dân lao động với các nhân vật lịch sử và những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em.

Đáp án: C

Câu 7: Động cơ nào dẫn đến sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con Cám ngày càng tăng?

A. Muốn tranh giành tài sản của bố Tấm để lại và bắt Tấm làm kẻ ở trong nhà.

B. Muốn tranh giành tất cả những gì thuộc về Tấm.

C. Muốn tiêu diệt Tấm đến cùng để tranh giành tài sản.

D. Muốn được xinh đẹp như Tấm.

Đáp án: B

Câu 8: Tiếng khóc của Tấm ở phần đầu truyện nói lên điều gì về ý thức phản kháng của nhân vật?

A. Yếu ớt, kém cỏi.

B. Yếu đuối, thụ động.

C. Âm thầm, bền bỉ.

D. Mạnh mẽ, quyết liệt.

Đáp án: B

Câu 9: Mâu thuẫn gia đình được xây dựng trong truyện cổ tích Tấm Cám là mâu thuẫn giữa ai với ai?

A. Chủ và tớ

B. Dì ghẻ và con chồng

C. Anh chị cả và em út

D. Người xinh đẹp và kẻ xấu xí

Đáp án: B

Câu 10: Tấm bị mẹ con Cám hại nhiều lần, Tấm chỉ biết khóc. Đến lần nào thì Tấm không khóc nữa?

A. Cám lừa trút hết giỏ cá.

B. Mẹ con Cám bắt bống ăn thịt.

C. Dì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo lẫn với thóc xong mới được đi hội.

D. Dì ghẻ lừa chặt cây cau giết Tấm.

Đáp án: D

Câu 11: Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì?

A. Nhân dân ước mơ con người được bất tử.

B. Sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.

C. Sự bền bỉ, kiên quyết của Tấm trước điều ác.

D. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám.

Đáp án: B

Câu 12: Nhân vật Bụt có vai trò gì trong cuộc sống của Tấm?

A. Phù trợ khi Tấm là cô bé trong trắng, ngây thơ.

B. Cứu giúp trong mọi khó khăn, thử thách của Tấm.

C. Bênh vực và bảo vệ Tấm trước cái ác.

D. Giúp Tấm trở lại với cuộc đời.

Đáp án: A

Câu 13: Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp Tấm nữa. Tác giả dân gian muốn nói điều gì?

A. Không ai giúp đỡ suốt đời.

B. Bụt không có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này.

C. Mẹ con Cám quá độc ác.

D. Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc.

Đáp án: D

Câu 14: Qua lần hóa thân cuối cùng của Tấm để trở về với cuộc đời, dân gian muốn gửi gắm điều gì?

A. Khẳng định “ở hiền gặp lành”.

B. Thể hiện ước mơ về công bằng.

C. Quan niệm về hạnh phúc mang tính thực tế.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Câu 15: Qua những lần hóa thân của Tấm, nhân dân muốn nói điều gì?

A. Tấm là người lương thiện và được thần giúp đỡ nên không thể chết.

B. Tấm không thể rời xa nhà vua nên đã hiển linh để báo cho nhà vua biết sự có mặt của mình.

C. Sự tích cực và chủ động của Tấm trong cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của mình.

D. Cái thiện luôn tìm mọi cách để chiến đấu và diệt trừ cái ác.

Đáp án: D

Câu 16: Dòng nào nêu nhận xét chính xác nhất về những câu văn vần trong truyện?

A. Thể hiện sự giao thoa giữa các thể loại văn xuôi và văn vần.

B. Giúp cho mạch truyện bớt căng thẳng.

C. Tạo sự kết nối giữa các chi tiết, dễ nhớ dễ thuộc.

D. Làm tăng thêm vai trò của những yếu tố kì ảo.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có đáp án

Trắc nghiệm Tam đại con gà có đáp án

Trắc nghiệm Nhưng nó phải bằng hai mày có đáp án

Trắc nghiệm Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa có đáp án

Trắc nghiệm Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có đáp án

1 1,341 23/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: