Trắc nghiệm Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) có đáp án – Ngữ văn 10

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 10.

1 608 23/02/2022
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 10 Bài: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

Bài giảng Ngữ văn 10 Bài: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

Câu 1: Phú sông Bạch Đằng thuộc loại gì?

A. Văn phú 

B. Luật phú

C. Bài phú 

D. Cổ phú

Đáp án: D

Câu 2: Văn bản Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật ?

A. Hai

B. Bốn

C.Năm 

D. Ba

Đáp án: A

Câu 3: Dòng nào không đúng khi nói về giá trị nội dung của bài Phú sông Bạch Đằng?

A. Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

B. Ca ngợi truyền thống anh hùng, nhân nghĩa của đân tộc.

C. Thể hiện khát vọng đất nước thái bình, thịnh trị.

D. Chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Đáp án: C

Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nguồn gốc, đặc điểm thể loại của bài Phú sông Bạch Đằng?

A. Được đặt ra từ thời cổ xưa, thường làm theo lối văn biền ngẫu.

B. Được đặt ra từ thời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.

C. Được đặt ra từ thời Tống, tương đối tự do, dùng câu văn xuôi.

D. Có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.

Đáp án: D

Câu 5: Văn bản Phú sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu sáng tác khi nào ?

A. Khi nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.

B. Khi nhà Trần đang cường thịnh.

C. Khi nhà Trần vừa đạnh thắng quân Nguyên-Mông.

D. Khi nhà Trần vừa củng cố lại chính quyền.

Đáp án: A

Câu 6: Câu Anh minh hai vị thánh quân để nuối tiếc chỉ ai?

A. Ngô Quyền, Trần Nhân Tông

B. Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo

C. Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông

D. Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo

Đáp án: C

Câu 7: Tâm trạng nhân vật “khách” trong bài Phú sông Bạch Đằng là gì?

A. Say mê vẻ đẹp thiên nhiên

B. Ngậm ngùi, nuối tiếc

C. Tự hào, sảng khoái

D. Vừa vui, tự hào vừa buồn đau

Đáp án: B

Câu 8: Địa danh nào thuộc lãnh thổ Việt Nam ?

A. Nguyên, Tương 

B. Ngũ Hồ

C. Đại Than 

D. Cửu Giang

Đáp án: C

Câu 9: Bài Phú sông Bạch Đằng có nói tới yếu tố nào?

A. Thiên thời, địa lợi 

B. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa

C. Thiên thời, nhân hòa 

D. Địa lợi, nhân hòa

Đáp án: B

Câu 10: Nhận định nào nói chính xác nhất bút pháp và dụng ý của việc nhắc đến các danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc trong đoạn đầu bài phú?

A. Dùng lối tả thực để ca ngợi cảnh đẹp Trung Hoa.

B. Dùng lối tả thực để ca ngợi cảnh đẹp Việt Nam.

C. Dùng lối tả thực để so sánh cảnh đẹp Trung Hoa với cảnh đẹp Việt Nam.

D. Dùng tưởng tượng, biểu tượng để nói về thú ngao du sơn thủy.

Đáp án: D

Câu 11: Đến sông Bạch Đằng mà lại nói: Học Tử Trường chừ thú tiêu dao là có hàm ý gì?

A. Ca ngợi, tôn vinh tư cách và tài năng của Tử Trường.

B. Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp “kì quan” của sông Bạch Đằng.

C. Ca ngợi, đề cao tình yêu thiên nhiên nói chung.

D. Ca ngợi, đề cao “thú tiêu dao” nói chung.

Đáp án: B

Câu 12: Nhân vật “khách” hiện lên trong đoạn đầu bài phú là người mang cốt cách của:

A. Một kẻ giang hồ lãng tử, muốn rũ bỏ mọi vướng bận của cuộc đời.

B. Một người chuyên đi tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua.

C. Một kẻ ẩn dật, tìm đến thiên nhiên để lánh xa cuộc đời.

D. Một người thích du ngoạn khắp nơi để thỏa mãn tráng chí của mình.

Đáp án: D

Câu 13: Đặc sắc nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng là gì?

A. Bố cục chặt chẽ, cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn.

B. Lời văn linh hoạt, vừa trang trọng vừa gợi cảm.

C. Hình tượng kì vĩ, bút pháp ước lệ tượng trưng.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 14: Dòng nào nêu đúng bố cục thông thường của phú nói chung và bài Phú sông Bạch Đằng nói riêng?

A. Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết.

B. Đoạn mở, đoạn bình luận, đoạn giải thích, đoạn kết.

C. Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn miêu tả, đoạn kết.

D. Đoạn mở, đoạn miêu tả, đoạn bình luận, đoạn kết.

Đáp án: A

Câu 15: Văn bản Phú sông Bạch Đằng toát lên nội dung gì?

A. Hoài cổ

B. Đề cao chiến tích sông Bạch Đằng

C. Nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn

D. Hoài cổ và yêu nước

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đại cáo bình Ngô – Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi có đáp án

Trắc nghiệm Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm có đáp án

Trắc nghiệm Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh có đáp án

Trắc nghiệm Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương) có đáp án

Trắc nghiệm Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) có đáp án

1 608 23/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: