TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 (có đáp án 2024): Phiên mã và dịch mã

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2.

1 14248 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Bài giảng Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Câu 1: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là gì?

A. Anticodon.

B. Triplet.

C. Axit amin.

D. Codon.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là anticodon.

Câu 2: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticodon)?

A. mARN

B. ADN

C. tARN

D. rARN

Đáp án: C

Giải thích:

Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN

Câu 3: Trong quá trình tổng hợp ARN xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. U của môi trường nội bào liên kết với T trên mạch gốc

B. T của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc

C. A của môi trường nội bào liên kết với U trên mạch gốc

D. U của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc

Đáp án: D

Giải thích:

Trong quá trình tổng hợp ARN xảy ra hiện tượng U của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc.

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.

B. Phân giải protein.

C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

D. Cấu tạo nên ribôxôm

Đáp án: B

Giải thích:

Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.

Câu 5: Trong quá trình phiên mã không có sự tham gia trực tiếp của thành phần nào sau đây?

A. AND

B. ADN polymelase

C. Các nucleotit A, U, G, X

D. ARN polymelase

Đáp án: B

Giải thích:

Phiên mã không có sự tham gia của ADN polymelase.

Câu 6: Cho các đặc điểm:

1. Được cấu tạo bởi một mạch polyribonucleotit.

2. Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.

Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là?

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Đáp án: D

Giải thích:

Các điểm chung có ở 3 ARN là: (1),(3),(4).

Ý (2) sai vì trong ARN không có timin

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?

(1) Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.

(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(3) Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

(4) Có 4 loại đơn phân.

Phương án đúng:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN là: (1), (2), (4).

(3) Sai do mARN là 1 mạch đơn, thẳng à không có đoạn có liên kết bổ sung.

Câu 8: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nucleotit như sau:

3’… AAATTGAGX…5’

Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nucleotit của đoạn mARN tương ứng là?

A. 3’…UUUAAXUXG…5’

B. 3’…GXUXAAUUU…5

C. 5’…TTTAAXTGG…3’

D. 5’D…TTTAAXTXG…3’

Đáp án: B

Giải thích:

Quá trình tổng hợp mARN là quá trình phiên mã, ARN được tổng hợp theo nguyên tác bổ sung A mạch gốc liên kết với U tự do; G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do, T mạch gốc liên kết với A tự do.

Từ đó ta có:

Mạch mã gốc: 3'… … AAATTGAGX …5'

mARN được tổng hợp 5'... ....UUUAAXUXG…3'

Câu 9: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của?

A. mARN

B. tARN

C. Mạch mã hoá

D. Mạch mã gốc

Đáp án: D

Giải thích:

Làm khuôn mẫu là nhiệm vụ của: mạch mã gốc

Câu 10: Quá trình tổng hợp protein được gọi là:

A. Sao mã

B. Tự sao

C. Giải mã

D. Khớp mã

Đáp án: C

Giải thích:

Tự sao là quá trình nhân đôi

Sao mã là quá trình tổng hợp ARN

Giải mã (dịch mã) là quá trình tổng hợp protein

Câu 11: Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là gì?

A. Quá trình giải mã

B. Quá trình dịch mã

C. Quá trình tái bản

D. Quá trình phiên mã

Đáp án: D

Giải thích:

Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là quá trình phiên mã.

Câu 12: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN polimerase bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2) ARN polimerase bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’.

(3) ARN polimerase trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’ – 5’ để kéo dài chuỗi polinucleotit.

(4) Khi ARN polimerase di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.

Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã là:

A. (2) → (3) → (1) → (4)

B. (1) → (4) → (3) → (2)

C. (1) → (2) → (3) → (4)

D. (2) → (1) → (3) → (4)

Đáp án: D

Giải thích:

Trình tự đúng là: (2) → (1) → (3) → (4)

Câu 13: Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.

(2) Enzyme tham gia vào quá trình này là enzyme ARN polimerase.

(3) Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào

(4) Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung ( A – U, G – X).

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Các nhận xét đúng là: (2), (3)

Ý (1) sai vì phiên mã không theo nguyên tắc bán bảo tồn.

Ý (4) sai vì còn liên kết bổ sung T – A.

Câu 14: Trong những phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật, số phát biểu đúng về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực là?

(1) chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã.

(2) Enzyme ARN polimerase tổng hợp mARN theo chiều 5’ – 3’.

(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra đến đó.

(4) diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

(5) đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hoàn chỉnh.

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Đáp án: D

Giải thích:

Các phát biểu đúng là: (1) (2) (4)

(3) Sai vì mARN được tổng hợp xong trong nhân tế bào được vận chuyển ra ngoài tế bào chất thì quá trình dịch mã diễn ra.

(5) Sai vì ARN được tổng hợp liên tục bao gồm các trình tự mã hóa và không mã hóa.

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Đáp án: D

Giải thích:

mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Câu 16: Một gen dài 2040 Å. Khi gen sao mã 1 lần, đã có 200 rG và 150 rX lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nucleotit của gen nói trên là

A. A = T =G = X = 300

B. A = T = G = X = 600

C. A = T = 250 và G = X = 350

D. A = T = 350 và G = X = 250

Đáp án: C

Giải thích:

Số nucleotit của gen là: N = × 2 = 1200

Số nucleotit loại G = rG + rX = 200 + 150 = 350

Số nucleotit loại A = 600 – 350 = 250

Câu 17: Một phân tử mARN dài 3060Å được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỉ lệ các loại nucleotit A, G, U và X lần lượt là 25%, 20%, 35% và 20%. Tính theo lý thuyết, số lượng nucleotit mỗi loại của gen đã tổng hợp ra phân tử mARN trên là:

A. G = X = 400, A = T = 500

B. G = X = 540, A = T = 360

C. G = X = 420, A = T = 480

D. G = X = 360, A = T = 540

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có mARN có chiều dài là 3060 Å => 900 ribonucleotit

rA = Tg = 0,25 × 900 = 225

rU = Ag = 0,35 × 900 = 315

rG = Xg = 0,2 × 900 = 180

rX = Gg = 0,2 × 900 = 180

Số lượng nucleotit mỗi loại trong gen tổng hợp nên phân tử đó là:

A = T = Tg + Ag = 540

G = X = Gg + Xg = 360

Câu 18: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nucleotit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử: ARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nucleotit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:

A. G = X= 320, A = T = 280

B. G = X = 240, A = T = 360

C. G = X = 360, A = T = 240

D. G = X = 280, A = T = 320

Đáp án:

Giải thích:

Số nu của phân tử mARN là: 2040 : 3,4 = 600 (nu)

Số nu A = 120, U = 240, G = 90, X = 150

Số nu mỗi loại trên ADN là:

A = T = A (mARN) + U (mARN)

= 120 + 240 = 360

G = X = G (mARN) + X (mARN )

= 90 + 150 = 240

Câu 19: Một phân tử mARN dài 5100Å, có Am – Xm = 300, Um – Gm = 200. Số nucleotit của gen tổng hợp phân tử mARN này là:

A. A = T = 750, G = X = 500

B. A = T = 900, G = X = 500

C. A = T = 500, G = X = 1000

D. A = T = 1000, G = X = 500

Đáp án: D

Giải thích:

mARN có 5100Å → N (mARN) = = 1500.

Am - Xm = 300, Um - Gm = 200

→ Am - Xm + Um - Gm = (Am + Um) - (Xm + Gm) = 500

→ A - G = 500, A + G = 1500

→ A = T = 1000, G = X = 500.

Câu 20: Gen nhân đôi 1 đợt, mỗi gen con sao mã 2 lần, nếu gen dài 5100 Å thì tổng số liên kết cộng hoá trị có trong tất cả các phân tử mARN được tạo ra là:

A. 11996

B. 5996

C. 17988

D. 35988

Đáp án: A

Giải thích:

N = × 2 = 3000nu

Số gen con tạo ra là 21 = 2

Số mARN tạo thành là 2 × 2= 4

Số liên kết cộng hóa trị là:

(1500 + 1500 - 1) × 4 = 11996

Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng về tARN?

A. Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm

B. Có đầu 5' liên kết với axit amin

C. Chỉ có cấu trúc mạch đơn

D. Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

Đáp án: D

Giải thích:

Nhận định đúng là tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

- A sai vì rARN là thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm.

- B sai vì tARN có đầu 3' liên kết với axit amin.

- C sai vì tARN có cấu trúc dạng chùy, vẫn có đoạn gồm 2 mạch, có liên kết hiđrô.

Câu 22: Tổng hợp chuỗi polipeptit xảy ra ở:

A. Tế bào chất

B. Nhiễm sắc thể

C. Nhân tế bào

D. Tất cả các bào quan

Đáp án: A

Giải thích:

Quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra trong tế bào chất.

Câu 23: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

A. ADN.

B. mARN.

C. Ribôxôm.

D. tARN.

Đáp án: A

Giải thích:

ADN không trực tiếp tham gia vào dịch mã, nó tham gia vào phiên mã tổng hợp ARN, ARN sẽ tham gia vào dịch mã.

Câu 24: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm?

A. Ribôxôm cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị bằng nhau

B. Được cấu tạo từ ARN và protein

C. Hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã.

D. Ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân thực.

Đáp án: C

Giải thích:

- Ý A sai vì ribôxom gồm 2 tiểu đơn vị lớn và nhỏ

- Ý B chưa đúng vì cấu tạo của ribôxom gồm có rARN và protein histon

- Ý D sai vì sinh vật nhân sơ cũng có riboxom

Câu 25: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?

A. Phiên mã và hoạt hóa axit amin

B. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit

C. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu

D. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit

Đáp án: B

Giải thích:

Quá trình dịch mã gồm 2 giai đoạn:

- Hoạt hóa axit amin

- Tổng hợp chuỗi polipeptit

Câu 26: Phức hợp aa-tARN là sản phẩm của quá trình?

A. Hoạt hóa axit amin

B. Hình thành chuỗi polipeptit

C. Cắt bỏ axit amin mở đầu

D. Khớp mã của tARN vào mARN

Đáp án: A

Giải thích:

Sản phẩm của quá trình hoạt hóa axit amin trong quá trình dịch mã là phức hợp aa-tARN

Câu 27: Một đoạn mạch gốc ADN vùng mã hóa của gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit như sau:

3’…..GXXAAAGTTAXXTTTXGG….5’
Phân tử protein do đoạn gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin?

A. 3

B. 5

C. 8

D. 6

Đáp án: D

Giải thích:

Mạch mã gốc: 3’…..GXX AAA GTT AXX TTT XGG….5’

mARN: 5’…..XGG UUU XAA UGG AAA GXX….3’

Đoạn mARN trên mã hóa cho 6 axit amin. (không có mã kết thúc)

Câu 28: Một gen (M) có chiều dài 0,51μm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?

A. Thể thực khuẩn

B. Vi khuẩn E.coli

C. Nấm

D. Virut

Đáp án: C

Giải thích:

Gen M có chiều dài 0.51μm → N= 3000 nu. Phiên mã tạo ra mARN có 500 bộ ba.

Nếu gen M là của sinh vật nhân sơ, dịch mã sẽ tạo ra 500-1=499 axit amin khác với đề bài → gen M là của sinh vật nhân thực.

Câu 29: Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.

A. 399

B. 398

C. 400

D. 798

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có gen có chiều dài là 0,408 micrômet→4080 Å

Số lượng nucleotit trong gen là: 1200 × 2 = 2400

Số lượng bộ ba trên phân tử mARN được phiên mã là: 2400 : 2 : 3 = 400

Trong chuỗi polipeptit của gen này tổng hợp có số lượng aa là: 400 – 2 = 398

Câu 30: Phân tử protein gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 125 alanin, 105 xistêin, 120 triptôphan, 98 lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử protein nói trên là:

A. 3060 Å

B. 3570 Å

C. 4080 Å

D. 4590 Å

Đáp án: D

Giải thích:

Số axit amin của chuỗi polipeptide là 125 + 105+ 120 + 98 = 448 aa

→ Tổng số nucleotide của gen là (448 + 2) .3.2 = 2700 nu

→ L = 27002 × 3,4 = 4590 Å

Câu 31: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong?

A. Nhân tế bào

B. Ti thể

C. Chất tế bào

D. Nhiễm sắc thể

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra trong tế bào chất.

Câu 32: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

A. ADN.

B. mARN.

C. Ribôxôm.

D. tARN.

Đáp án: A

Giải thích:

ADN không trực tiếp tham gia vào dịch mã, nó tham gia vào phiên mã tổng hợp ARN, ARN sẽ tham gia vào dịch mã.

Câu 33: Ở sinh vật nhân thực, thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào
quá trình dịch mã?

A. Ribôxôm.

B. mARN trưởng thành.

C. tARN.

D. mARN sơ khai.

Đáp án: D

Giải thích: Ở sinh vật nhân thực mARN sơ khai không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã

Câu 34: Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã?

A. tARN

B. ADN

C. mARN

D. rARN

Đáp án: C

Giải thích: mARN có vị trí để riboxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã

Câu 35: Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là

A. tARN.

B. mARN.

C. rARN.

D. ADN.

Đáp án: B

Giải thích: mARN là dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Câu 36: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

A. ADN

B. tARN

C. rARN

D. mARN

Đáp án: B

Giải thích: Phân tử đóng vai trò như “người phiên dịch” là tARN.

Câu 37: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về ribôxôm?

A. Được cấu tạo từ rARN.

B. Ribôxôm chỉ có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

C. Ribôxôm gồm hai tiểu đơn vị lớn và bé tạo thành.

D. Hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm luôn gắn với nhau để sẵn sàng tổng
hợp prôtêin.

Đáp án: D

Giải thích:

Ý D sai vì hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã.

Câu 38: Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì?

A. Hiđrô

B. Hoá trị

C. Phôtphođieste

D. Peptit

Đáp án: D

Giải thích: Liên kết giữa các axit amin là liên kết peptit.

Câu 39: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết gì?

A. Cộng hóa trị

B. Peptit

C. Vande Van

D. Phôtphođieste

Đáp án: B

Giải thích: Liên kết giữa các axit amin là liên kết peptit.

Câu 40: Quá dịch mã được quy ước chia làm bao nhiêu giai đoạn?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

Quá dịch mã được chia làm 2 giai đoạn:
1. Hoạt hóa acid amin
2. Tổng hợp chuỗi polipeptit

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Đột biến gen có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li có đáp án

1 14248 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: