Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án - Axit nucleic

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 6: Axit nucleic có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6.

1 6,070 19/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Axit nucleic

Bài giảng Sinh học 10 Bài 6: Axit nucleic

Câu 1: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng loại liên kết nào?

A. Liên kết photphodieste

B. Liên kết hidro

C. Liên kết glicozo

D. Liên kết peptit

Đáp án: A

Giải thích:

Các liên kết trong một mạch đơn của ADN sẽ liên kết với nhau bằng liên bằng những liên kết photphodieeste.

Câu 2: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

A. C, H, O, N, P

B. C, H, O, P, K

C. C, H, O, S

D. C, H, O, P

Đáp án: A

Giải thích:

Axit nucleic được cấu tạo bởi các loại base nito và một đường pentose.

Câu 3: Liên kết photphodieste là gì?

A. Liên kết giữa các axit photphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN

B. Liên kết giữa các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN

C. Liên kết giữa đường của nucleotit này với axit photphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN

D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN

Đáp án: C

Giải thích:

Liên kết photphodieste là liên kết giữa hai phân tử nucleotit trên cùng một mạch đơn bằng cách liên kết giữa đường của nucleotit này với axit photphoric của nucleotit kế tiếp.

Câu 4: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc đa phân

B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân

C. Nguyên tắc bổ sung

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Đáp án: A

Giải thích:

Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với mỗi đơn phân là một nucleotit.

Câu 5: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N

B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào

C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung

D. Có 2 loại axit nucleic: axit deoxyribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Đáp án: D

Giải thích:

- A sai vì axit nucleic được cấu tạo từ các nguyên tố là C, H, O, N, P

- B sai vì axit nucleic được tách chiết từ nhân tế bào

- C sai vì axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với mỗi đơn phân là một axit nucleic

Câu 6: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150

B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150

C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150

D. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có số liên kết hidro được tính là:

H = 2A + 3G = 3900 và A  = 600 (nu)

Số nu của toàn mạch là:

2A + 2G = 2 × 600 + 2 × 900 = 3000 (nu)

Vì mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch nên ta có:

- Số nu loại A trên mạch 1 là:

A1 = N × 30% = 450 (nu)

T1 = 600 – 450 = 150 (nu)

- Số nu loại G trên mạch 1 là:

G1 = N × 10% = 150 (nu)

 X1 = 900 – 150 = 750 (nu)

Câu 7: Một đoạn phân tử ADN có 1500 nucleotit. Trong đó, số nucleotit loại A chiếm 10%. Chiều dài và số liên kết hidro của đoạn ADN đó là?

A. 2550 Aͦ và 2100 liên kết hidro

B. 2000 Aͦ và 1800 liên kết hidro

C. 2150 Aͦ và 1200 liên kết hidro

D. 2100 Aͦ và 1750 liên kết hidro

Đáp án: A

Giải thích:

Số nu loại A là: A = N × 10% 150 (nu)

T = A = 150 (nu)

Số nu loại G là:

G = 600 (nu) và X = G = 600 (nu)

Chiều dài của gen là:

L = 3,4 × = 2550 (Aͦ)

Số liên kết hidro của gen là:

H = 2A + 3G = 2 × 150 + 3 × 600 = 2100

Câu 8: Khi nói về cấu trúc không gian của ADN, phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau

B. Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính vòng xoắn là 20Aͦ

C. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Aͦ gồm 10 cặp nucleotit

D. Các cặp bazo nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 9: Phân tử ADN của vi khuẩn không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai đầu nối lại tạo thành ADN vòng

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung

D. Liên kết với protein histon

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiễm sắc thể vi khuẩn (nhân sơ) là phân tử DNA không có kết hợp với histon, nên ở trạng thái gọi là "DNA trần".

Câu 10: Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng loại liên kết nào?

A.Liên kết glicozit

B. Liên kết photphodieste

C.Liên kết hidro

D. Liên kết peptit

Đáp án: C

Giải thích:

Các nucleotit giữa hai mạch của phân tử ADN là liên kết hidro. Mỗi nu loại A liên kết với nu loại T bằng hai liên kết hidro, mỗi nu loại X liên kết với nu loại G bằng ba liên kết hidro và ngược lại.

Câu 11: ADN có chức năng nào sau đây?

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan

C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào

D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

Đáp án: D

Giải thích:

ADN tồn tại trong nhân tế bào và có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 12: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là

A. 50

B. 40

C. 30

D. 20

Đáp án: B

Giải thích:

A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

Ta có số liên kết hidro là: H = 2 × 5 + 3 × 10 = 40 (liên kết)

Câu 13: Chiều dài của một phân tử ADN à 5100 Aͦ. Tổng số nucleotit của ADN đó là

A. 3000

B. 1500

C. 2000

D. 3500

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có số nu của ADN là:

N = L× 2 = 3000 (nu)

Câu 14: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là?

A. 3000

B. 3100

C. 3600

D. 3900

Đáp án: D

Giải thích:

C = 150 → N = 3000 Nu ;

A = T = 20% × 3000 = 600 Nu

→ G = X = 30% × 3000 = 900 Nu

Vậy liên kết hidro H = 2 × 600 + 3 × 900 = 3900 (liên kết)

Câu 15: Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGXAA -. Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là:

A. – TAAXXGTT –

B. – XTAXXGTT –

C. – UAAXXGTT –

D. – UAAXXGTT –

Đáp án: B

Giải thích:

Vì theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T, G liên kết với X nên ta sẽ được trình tự đoạn mạch bổ sung như trên.

Câu 16: Một đoạn phân tử ADN có 300 A và 600 G. Tổng số liên kết hidro được hình thành giữa các cặp bazo nito là?

A. 2200

B. 2400

C. 2700

D. 5400

Đáp án: B

Giải thích:

H = 2A + 3G = 2 × 300 + 3 × 600 = 2400

Câu 17: Một đoạn phân tử ADN dài 4080 Aͦ có số liên kết phophodieste giữa các nucleotit là?

A. 2398

B. 2400

C. 4798

D. 4799

Đáp án: A

Giải thích:

N = 1200× 2 = 2400 (nu)

Số liên kết photphodieste bằng số nu trừ hai.

Câu 18: Liên kết hidro trong phân tử ADN không có đặc điểm nào sau đây?

A. Năng lượng liên kết nhỏ

B. Đảm bảo tính bền vững, linh động của ADN

C. Tạo nên cấu trúc không gian của ADN

D. Liên kết khó hình thành và phá hủy

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Ở một số loài virut, thông tin di truyền được lưu giữ trên phân tử ARN

B. Ở vi khuẩn, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch vòng, xoắn kép

C. Ở sinh vật nhân thựcm thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép

D. Ở sinh vật nhân sơ, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch thẳng

Đáp án: D

Giải thích:

Ở sinh vật nhân sơ, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch vòng.

Câu 20: Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở

A. Đường

B. Nhóm photphat

C. Cách liên kết giữa các nucleotit

D. Cấu trúc không gian

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 21: Thông tin di truyền chứa trong phân tử ADN được truyền đạt qua quá trình nào?

A. Tự sao và phiên mã

B. Phiên mã

C. Dịch mã

D. Phiên mã và dịch mã

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 22: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia ARN ra thành ba loại là mARN, tARN, rARN?

A. Cấu hình không gian

B. Số loại đơn phân

C. Khối lượng và kích thước

D. Chức năng của mỗi loại

Đáp án: A

Giải thích:

Mỗi loại ARN đều có các chức năng khác nhau. Căn cứ vào sự khác nhau giữa các chức năng mà người ta có thể chia ARN ra thành 3 loại.

Câu 23: Phân tử rARN làm nhiệm vụ gì?

A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tới tế bào chất

B. Vận chuyển các axit amin tới riboxom để tổng hợp protein

C. Tham gia cấu tạo nên riboxom

D. Lưu giữ thông tin di truyền

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 24: “Vùng xoắn kép cục bộ” là cấu trúc có ở đâu?

A. mARN và tARN

B. tARN và rARN

C. mARN và rARN

D. ADN

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 25: Cho các ý sau:

(1) Chỉ gồm một chuỗi pôlinucleotit

(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

(3) Có bốn loại đơn phân: A, U, G, X

(4) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung

(5) Đều có liên kết photphodieste trong cấu trúc phân tử

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm cấu trúc chung của cả ba loại ARN?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

(4) sai vì ARN chỉ có một mạch nên các nu không liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 26: mARN có chức năng gì?

A. Vận chuyển các axit amin

B. Lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền

C. Cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể

D. Truyền thông tin quy định cấu trúc của protein từ ADN tới riboxom

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 27: Chức năng của phân tử tARN là?

A. Cấu tạo nên riboxom

B. Vận chuyển axit amin

C. Bảo quản thông tin di truyền

D. Vận chuyển các chất qua màng

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 28: Cho các nhận định sau về phân tử ARN. Nhận định nào sai?

A. Có 3 loại phân tử ARN là: mARN, tARN, rARN

B. Phân tử tARN có cấu trúc với 3 thùy giúp liên kết với mARN và riboxom để thực hiện việc giải mã

C. Sau quá trình tổng hợp protein, các loại phân tử ARN được lưu giữ trong tế bào

D. Các loại ARN đều được tổng hợp từ mạch khuôn của gen trên phân tử ADN

Đáp án: C

Giải thích:

Sau quá trình tổng hợp protein, các loại phân tử ARN sẽ bị các enzyme phân giải thành các nucleotit.

Câu 29: Thời gian tồn tại của các ARN phụ thuộc vào độ bền vững của phân tử được tạo ra bởi liên kết:

A. Liên kết hidro

B. Liên kết ion

C. Liên kết cộng hóa trị

D. Liên kết photphodieste

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN

B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein

C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào

D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinucleotit

Đáp án: B

Giải thích:

Chỉ phân tử mARN mới được sử dụng làm khuôn để tổng hợp protein.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Tế bào nhân sơ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Tế bào nhân thực có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) có đáp án

1 6,070 19/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: