Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 có đáp án - Tế bào nhân sơ

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7.

1 7,387 19/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Sinh hộc 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

Bài giảng Sinh hộc 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

Câu 1: Cho các đặc điểm sau:

(1) Không có màng nhân

(2) Không có nhiều loại bào quan

(3) Không có hệ thống nội màng

(4) Không có thành tế bào bằng peptidoglican

Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

(4) sai vì vi khuẩn có thành peptidoglican.

Câu 2: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này có vai trò gì với vi khuẩn?

A. Dễ dàng trao đổi chất với môi trường

B. Dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ

C. Dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc

D. Dễ dàng biến đổi trước môi trường sống

Đáp án: A

Giải thích:

Tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào vi khuẩn trao đổi chất nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, giúp vi khuẩn sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Câu 3: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?

A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn

B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép

C. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép

D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein

Đáp án: A

Giải thích:

ADN ở vi khuẩn là ADN đơn mạch vòng.

 

Câu 4: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan nào dưới đây?

A. Lizoxom

B. Riboxom

C. Trung thể

D. Lưới nội chất

Đáp án: B

Giải thích:

Riboxom là loại bào quan duy nhất có trong tế bào vi khuẩn.

Câu 5: Một số vi khuẩn tránh được sự thực bào của bạch cầu nhờ cấu trúc nào sau đây?

A. Màng tế bào

B. Thành tế bào

C. Lớp màng nhầy

D. Nhân tế bào

Đáp án: C

Giải thích:

Một số vi khuẩn bên ngoài được bao bọc bởi một lớp vỏ nhầy hay dịch nhầy, nó có tác dụng bảo vệ tế bào vi khuẩn (bảo vệ tế bào vi khuẩn tránh bị tổn thương khi gặp khô hạn, giúp cho vi khuẩn đề kháng mạnh hơn với những điều kiện bất lợi, giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào của bạch cầu).

Câu 6: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào đâu?

A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào

B. Cấu trúc của nhân tế bào

C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn

D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn

Đáp án: A

Giải thích:

Dựa vào cấu trúc của thành peptidoglican mà người ta có thể chia vi khuẩn ra làm hai loại là vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.

Câu 7: Trong môi trường đẳng trương có lizozim. Tiến hành cho vi khuẩn Gram dương có hình dạng khác nhau vào trong môi trường này thì:

A. Tất cả các tế bào đều bị vỡ

B. Tất cả các tế bào đều giữ nguyên hình dạng ban đầu

C. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu

D. Một số tế bào có dạng hình cầu, một số tế bào bị vỡ

Đáp án: C

Giải thích:

- Lizozim tác động vào liên kết b -1,4 glucozit của thành tế bào → thành tế bào vi khuẩn bị phá hủy. Tế bào mất thành trở thành tế bào trần.

- Ở môi trường đẳng trương, các tế bào có sự thẩm thấu gần cân bằng nên tế bào có dạng hình cầu.

Câu 8: Cho các đặc điểm sau:

(1) Hệ thống nội màng

(2) Khung xương tế bào

(3) Các bào quan có màng bao bọc

(4) Riboxom và các hạt dự trữ

Có mấy đặc điểm thuộc về tế bào nhân sơ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

Tế bào nhân sơ không có hệ thống nội màng, khung xương tế bào và các bào quan có màng bao bọc. Tế nào nhân sơ chỉ có riboxom là bào quan không có màng bao bọc.

Câu 9: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là?

A. Giúp vi khuẩn di chuyển

B. Tham gia vào quá trình nhân bào

C. Duy trì hình dạng của tế bào

D. Trao đổi chất với môi trường

Đáp án: C

Giải thích:

Nhờ có thành tế bào mà hình dạng của vi khuẩn được cố định ở một số hình dạng như hình que, hình cầu, hình xoắn.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Các vi khuẩn được cấu tạo bằng tế bào nhân sơ

(2) Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh

(3) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là các phân tử ADN vòng, trần

(4) Tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lizoxom

(5) Màng nhân của tế bào nhân sơ là loại màng kép

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân sơ?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Đáp án: C

Giải thích:

(4) sai vì tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là riboxom

(5) sai vì tế bào nhân sơ không có màng

Câu 11: Cho các ý sau:

(1) Kích thước nhỏ

(2) Chỉ có riboxom

(3) Bào quan không có màng bọc

(4) Thành tế bào bằng peptidoglican

(5) Nhân chứa phân tử ADN dạng vòng

(6) Nhân tế bào có chứa plasmit

Trong các ý trên có những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?

A. (1), (2), (3), (4), (5)

B. (1), (2), (3), (4), (6)

C. (1), (3), (4), (5), (6)

D. (2), (3), (4), (5) , (6)

Đáp án: A

Giải thích:

(6) sai vì nhân tế bào không chứa plasmit. Plasmit nằm ở bên ngoài nhân.

Câu 12: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ:

A. Peptidoglican            

B. Xenlulozo

C. Kitin                           

D. Polisaccarit

Đáp án: A

Giải thích:

Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglican, căn cứ vào cấu trúc của thành peptidoglican người ta có thể chia vi khuẩn ra làm hai loại là vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.

Câu 13: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì?

A. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm

B. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng

C. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào

D. Vi khuẩn chưa có màng nhân

Đáp án: D

Giải thích:

Vi khuẩn chưa có màng nhân dẫn tới nhân chưa hoàn chỉnh nên được gọi là tế bào nhân sơ.

Câu 14: Yếu tố nào sau đây không phải là thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Màng sinh chất

B. Nhân tế bào/vùng nhân

C. Tế bào chất

D. Riboxom

Đáp án: D

Giải thích:

Thành phần chính của tế bào (bao gồm cả nhân sơ lẫn nhân thực) là:

- Màng sinh chất

- Tế bào chất

- Nhân/vùng nhân

Câu 15: Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ gì?

A. Bảo vệ cho tế bào

B. Chứa chất dự trữ cho tế bào

C. Tham gia vào quá trình phân bào

D. Tổng hợp protein cho tế bào

Đáp án: D

Giải thích:

Riboxom là bào quan có nhiệm vụ tổng hợp protein cho tế bào.

Câu 16: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?

A. Bộ NST 2n của loài

B. Nhiều phân tử ADN dạng vòng, trần

C. ADN và protein histon

D. Một phân tử ADN dạng vòng, trần

Đáp án: D

Giải thích:

Vùng nhân của tế bào nhân sơ là một ADN dạng vòng, trần (vì không có màng bao bọc).

Câu 17: Vi khuẩn  Bacillus subtilis là vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương.

Người ta tiến hành thí nghiệm sau: Cho vi khuẩn Bacillus subtilis vào 2 ống nghiệm A và B đều có lyzozym. Ống nghiệm A chứa nước cất, ống nghiệm B chứa dung dịch đường saccarozo đẳng trương. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lizozim trực tiếp phá bỏ màng sinh chất của tế bào vi khuẩn

B. Dịch trong ống nghiệm A trở nên trong suốt rất nhanh

C. Dịch trong ống nghiệm B độ đục hầu như không thay đổi

D. Tế bào trong ống nghiệm B có dạng hình cầu

Đáp án: A

Giải thích:

- B đúng vì ở ống nghiệm A. Môi trường nhược trương nên nước thẩm thấu đi vào các tế bào đã mất thành làm các tế bào bị phồng lên và vỡ → dịch trong ống nghiệm trở nên trong suốt rất nhanh.

- C đúng vì ở ống nghiệm B. Môi trường đẳng trương, các tế bào mất thành nhưng có sự thẩm thấu gần cân bằng nên tế bào không bị tan → dịch trong ống nghiệm độ đục hầu như không thay đổi.

- D đúng vì lizozim tác động vào liên kết b -1,4 glucozit của thành tế bào → thành tế bào vi khuẩn bị phá hủy. Tế bào mất thành trở thành tế bào trần, dạng hình cầu.

Câu 18: Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là vì?

A. Vi khuẩn mất khả năng chống lại sự xâm nhập của virut gây hại

B. Vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào

C. Vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng, kích thước của tế bào

D. Vi khuẩn mất khả năng trao đổi chất với môi trường xung quanh

Đáp án: B

Giải thích:

Thành tế bào giúp cố định hình dạng của tế bào. Khi mất thành tế bào, màng tế bào rất mỏng manh và không thể chống lại sức trương nước khiến tế bào vỡ ra.

Câu 19: Sinh vật nhân sơ bao gồm các nhóm:

A. Vi khuẩn và virut

B. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh

C. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ   

D. Vi khuẩn và nấm đơn bào

Đáp án: C

Giải thích:

Sinh vật nhân sơ bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn cổ.

Câu 20: Sinh vật dưới có cấu tạo tế bào nhân sơ là?

A. Vi khuẩn lam

B. Nấm

C. Tảo

D. Động vật nguyên sinh

Đáp án: A

Giải thích:

Tảo, nấm và động vật nguyên sinh đều là các sinh vật nhân thực.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Tế bào nhân thực có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) có đáp án

1 7,387 19/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: