Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 có đáp án - Các nguyên tố hóa học và nước

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3.

1 1234 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài giảng Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu 1: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O

B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N                

D. O, H, Ni, Fe

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống bao gồm C, H, O, N. Chúng là các nguyên tố cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ và cấu tạo nên cơ thể sống.

Câu 2: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ?

A. C

B. O

C. N

D. P

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tử C có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử nên có thể cùng lúc tạo 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử của nguyên tố khác tạo nên các phân tử hữu cơ khác nhau.

Câu 3: Các chức năng của cacbon trong tế bào là?

A. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào

B. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim

C. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất

D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể

Đáp án: A

Giải thích:

Cacbon là vật liệu cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ trong cơ thể người nên nó có chức năng dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào.

Câu 4: Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi?

A. Axit amin

B. Đường

C. Nguyên tố đa lượng

D. Nguyên tố vi lượng

Đáp án: C

Giải thích:

C, H, O, N là các nguyên tố cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ và chúng là các nguyên tố đa lượng.

Câu 5: Các nguyên tố vi lư­ợng thư­ờng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì?

A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật

B. Chức năng chính của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất

C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật

D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 6: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì?

A. Chiếm khối lượng nhỏ

B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy

D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim

Đáp án: D

Giải thích:

Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của các enzyme mà enzyme là hoạt chất quan trọng trong việc chuyển hóa các chất. Vậy nên các nguyên tố vi lượng có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể.

Câu 7: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết hidro

C. Liên kết peptit

D. Liên kết photphodieste

Đáp án: A

Giải thích:

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị với electron của H trong liên kết cộng hóa trị với O bị kéo lệch về phía nguyên tử oxi làm cho O mang điện âm còn nguyên tử hidro do vậy mang điện dương.

Câu 8: Các tính chất đặc biệt của nước là do?

A. Các phân tử nước rất nhỏ

B. Các phân tử nước có xu hướng liên kết với nhau

C. Các phân tử nước có tính phân cực

D. Các phân tử nước dễ tách khỏi nhau

Đáp án: C

Giải thích:

Vì các phân tử nước có tính phân cực nên nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống.

Câu 9: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có?

A. Nhiệt dung riêng cao

B. Lực gắn kết

C. Nhiệt bay hơi cao

D. Tính phân cực

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 10: Cho các ý sau: 

(1) Nước có tính phân cực thể hiện ở các liên kết hidro giữa các phân tử.

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.

(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.

(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

(1) Sai vì tính phân cực của nước thể hiện ở liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử hidro và oxi.

Câu 11: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?

A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh

B. Giữ rau quả trong ngăn mát tủ lạnh

C. Sấy khô rau quả

D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường

Đáp án: A

Giải thích:

Nước trong tế bào bị đông cứng sẽ phá vỡ tế bào và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào làm cho trái cây, rau bị hỏng

Câu 12: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào

B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào

C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng

D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định

Đáp án: B

Giải thích:

Vì nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào, nếu không có nước, tế bào sẽ không diễn ra các phản ứng sinh hóa và sẽ chết.

Câu 13: Vai trò của nước là?

A. Giữ nhiệt độ trong cơ thể ổn định

B. Là môi trường của các phản ứng hóa sinh

C. Làm mặt tế bào căng mịn

D. A và B đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 14: Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên tất cả mọi người phải tăng cường ăn rau xanh. Vai trò quan trọng trong việc ăn rau xanh là: 

A. Chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp

B. Giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn được tốt hơn

C. Cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng

D. Tiết kiệm về mặt kinh tế vì rau xanh có giá rẻ

Đáp án: C

Giải thích:

Trong rau xanh chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng – thứ mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được nên cần phải ăn nhiều rau xanh.

Câu 15: Nước đá có đặc điểm nào sau đây? 

A. Các liên kết hidro luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục

B. Các liên kết hidro bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo

C. Các liên kết hidro luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng tinh thể

D. Không tồn tại các liên kết hidro

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 16: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Chất nguyên sinh

B. Trong các bào quan

C. Nhân tế bào

D. Màng sinh chất

Đáp án: A

Giải thích:

Nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh – nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào.

Câu 17: Cho các ý sau:

(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ.

(2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn.

(3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ.

(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

(2) sai vì liên kết hidro là liên kết yếu và dễ bị phá vỡ.

Câu 18: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?

A. Protein

B. Lipit

C. Nước

D.Cacbonhidrat

Đáp án: C

Giải thích:

Nước chiếm phần lớn khối lượng trong tế bào (khoảng 60 – 70%). Nó vừa là dung môi hòa tan các hợp chất hữu cơ, vừa là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa của tế bào.

Câu 19: Iot là nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần hormone của tuyến nội tiết nào?

A. Tuyến thượng thận

B. Tuyến yên

C. Tuyến tụy

D. Tuyến giáp

Đáp án: D

Giải thích:

Hormone thyrorin là hormone quan trọng được sản xuất bởi tuyến giáp và có thành phần cấu tạo là iot.

Câu 20: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?

A. Bệnh bướu cổ

B. Bệnh còi xương

C. Bệnh cận thị

D. Bệnh tự kỉ

Đáp án: A

Giải thích:

Nếu tuyến giáp hoạt động bình thường, chúng sẽ hấp thụ một lượng iot nhất định từ các chất dinh dưỡng bạn nạp vào cơ thể hằng ngày. Trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ iot, về lâu về dài, chúng khiến cho bướu hình thành và gia tăng kích thước cực kỳ nhanh chóng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Cacbohidrat và lipit có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Protein có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Axit nucleic có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Tế bào nhân sơ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Tế bào nhân thực có đáp án

1 1234 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: