Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 có đáp án - Các giới sinh vật

Bộ 22 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 2: Các giới sinh vật có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2.

1 3436 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2: Các giới sinh vật

Bài giảng Sinh học 10 Bài 2: Các giới sinh vật

Câu 1: Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm:

A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng

B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng

C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể

D. Trình tự các nucleotit, mức độ tổ chức cơ thể

Đáp án: B

Câu 2: Giới khởi sinh gồm:

A. Virut và vi khuẩn lam

B. Nấm và vi khuẩn

C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam

D. Tảo và vi khuẩn lam

Đáp án: C

Giải thích:

Giới Khởi sinh gồm các sinh vật đơn bào, nhân sơ.

Câu 3: Giới nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là?

A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy

B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh

C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh

D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy

Đáp án: A

Giải thích:

Giới nguyên sinh gồm các sinh vật đơn bào nhân thực.

Câu 4: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nguyên sinh là?

A. Nhân sơ

B. Nhân thực

C. Sống kí sinh

D. Sống hoại sinh

Đáp án: B

Giải thích:

Giới nguyên sinh gồm các sinh vật đơn bào nhân thực. Đây cũng là đặc điểm giúp phân loại giới nguyên sinh với các giới khác.

Câu 5: Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là?

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Cộng sinh

D. Kí sinh

Đáp án: A

Giải thích:

Nấm không có diệp lục nên không có khả năng tự dưỡng.

Câu 6: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới thực vật là?

A. Sống tự dưỡng quang hợp

B. Sống dị dưỡng hoại sinh

C. Sống di chuyển

D. Sống cố định

Đáp án: A

Giải thích:

Các sinh vật trong giới thực vật đều có diệp lục và có khả năng tự dưỡng.

Câu 7: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:

A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật

B. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật

C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm

D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật 

Đáp án: B

Giải thích:

Giới khởi sinh bao gồm các sinh vật nhân sơ.

Câu 8: Địa y là sinh vật thuộc giới nào?

A. Khởi sinh

B. Thực vật

C. Nguyên sinh

D. Nấm

Đáp án: D

Giải thích:

Địa y là sinh vật được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam và được xếp vào giới nấm.

Câu 9: Giới sinh vật nào dưới đây không có những đại diện sống tự dưỡng?

A. Giới Nguyên sinh

B. Giới Thực vật

C. Giới Động vật

D. Giới Khởi sinh

Đáp án: C

Giải thích:

- Giới Động vật không có các sinh vật sống tự dưỡng.

- Giới Khởi sinh có vi khuẩn lam

- Giới Nguyên sinh có trùng roi

Câu 10: Sinh vật được chia thành các giới theo thứ tự sau:

A. Giới nấm → Giới Nguyên sinh → Giới khởi sinh → Giới Thực vật → Giới Động vật

B. Giới khởi sinh → Giới Nguyên sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật

C. Giới Thực vật → Giới Nguyên sinh → Giới nấm → Giới khởi sinh → Giới Động vật

D. Giới Nguyên sinh → Giới khởi sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật

Đáp án: B

Câu 11: Cho các đặc điểm sau: 

(1) Có hệ thần kinh.

(4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan. 

(2) Đa bào phức tạp.

(5) Có hình thức sinh sản hữu tính. 

(3) Sống tự dưỡng.

(6) Có khả năng di chuyển chủ động. 

Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là:

A. (2), (5), (6)

B. (2), (4), (5)

C. (1), (3), (4), (6)

D. (1), (2), (3), (4), (5)

Đáp án: B

Giải thích:

- Đặc điểm (1) và (6) chi có ở động vật

- Đặc điểm (3) chỉ có ở thực vật

Câu 12: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới động vật là?

A. Nhân sơ

B. Tự dưỡng

C. Sống kí sinh

D. Có khả năng di chuyển

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm đặc trưng của giới động vật là có khả năng di chuyển.

Câu 13: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nấm là?

A. Sống tự dưỡng quang hợp

B. Sống dị dưỡng hoại sinh

C. Sống di chuyển

D. Sống cố định

Đáp án: B

Giải thích:

Nấm sống dị dưỡng hoại sinh và là nhóm sinh vật phân giải quan trọng.

Câu 14: Các ngành chính trong giới thực vật là:

A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.

C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

Đáp án: A

Câu 15: Cho các ý sau:

(1) Hầu hết đơn bào.

(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.

(3) Phân bố rộng.

(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.

(5) Chỉ sống ở những nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

(6) Quan sát được bằng mắt thường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm (5) và (6) không phải là đặc điểm chung của các vi ssinh vật.

Câu 16: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là

A. Loài → chi → họ → bộ→ lớp→ ngành → giới.

B. chi → họ → bộ → lớp→ ngành → giới→ loài

C. Loài → chi → bộ → họ → lớp→ ngành → giới.

D. Loài → chi → lớp → họ → bộ → ngành → giới.

Đáp án: A

Câu 17: Cho các đại diện sau:

(1) Nấm men

(2) Vi khuẩn

(3) Động vật nguyên sinh

(4) Tảo đơn bào

(5) Tảo đa bào

(6) Virut

Trong các đại diện trên, có mấy đại diện thuộc nhóm vi sinh vật?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: D

Giải thích:

Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm, tảo và động vật nguyên sinh.

Câu 18: Cho các ý sau:

(1) Đa bào, phân hóa thành các mô và cơ quan

(2) Sống tự dưỡng, quang hợp và không có khả năng di chuyển

(3) Tế bào nhân thực, có thành xenlulozo

(4) Có hệ mạch để dẫn nước, muối khoáng

(5) Sinh sản hữu tính và vô tính

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới thực vật?

A. 2

B. 4

C.3

D. 5

Đáp án: D

Giải thích:

Cả 5 ý trên đều là đặc điểm của giới động vật.

Câu 19: Ngành Quyết tiến hóa hơn ngành Rêu ở đặc điểm nào?

A. Có hệ mạch

B. Thụ tinh nhờ nước

C. Tinh trùng có roi

D. Quang hợp thải oxi

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành rêu chưa có hệ mạch còn ngành quyết đã có hệ mạch.

Câu 20: Cho các ý sau:

(1) Tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho giới Động vật

(2) Điều hòa khí hậu (thải O2, hút CO2 và các khí độc)

(3) Cung cấp gỗ, củi và dược liệu cho con người

(4) Hạn chế xói mòn, lũ lụt, giữ nước ngầm

Trong các ý trên có mấy ý nói về vai trò của thực vật?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Đáp án: B

Câu 21: Cho các ý sau:

(1) Đa dạng về loại, về nguồn gen

(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn

(3) Đa dạng về hệ sinh thái

(4) Đa dạng về sinh quyển

Trong các ý trên có những ý nào nói về sự đa dạng của thế giới sinh vật?

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (2), (3), (4)

Đáp án: A

Giải thích:

- Sinh quyển là hệ thống sinh thái học, hệ thống tích hợp tất cả sinh vật và các mối quan hệ của chúng, bao gồm cả sự tương tác của chúng với các yếu tố của thạch quyển, địa quyển, thủy quyển và khí quyển.

Câu 22: Cho các ý sau:

(1) Có bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương

(2) Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi

(3) Hệ thần kinh dạng ống nằm ở lưng

(4) Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin

(5) Hệ thần kinh dạng hạch hoặc dạng chuỗi hạch

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của động vật có xương sống?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Ý (4) và (5) không phải là đặc điểm của các loài động vật có xương sống.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Cacbohidrat và lipit có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Protein có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Axit nucleic có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Tế bào nhân sơ có đáp án

1 3436 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: