Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9 có đáp án - Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Bộ 22 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9.

1 9,276 19/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Bài giảng Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Câu 1: Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là?

A. Riboxom

B. Bộ máy gongi

C. Lưới nội chất

D. Ti thể

Đáp án: D

Giải thích:

Ti thể có nhiệm vụ tiến hành hô hấp để phân giaiar đường tạo ra năng lượng cho cơ thể tồn tại.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải cấu tạo của ti thể?

A. Trong ti thể có chưa ADN và riboxom

B. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau

C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp

D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn

Đáp án: D

Giải thích:

Ti thể có lớp màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc tạo thành các mào

Câu 3: Các tế bào sau đây trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào nào?

A. Hồng cầu

B. Cơ tim

C. Biểu bì

D. Xương

Đáp án: B

Giải thích:

Các tế bào cơ tim phải hoạt động liên tục và cần đến nhiều năng lượng nên ở tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất

Câu 4: Grana là cấu trúc gồm các túi dẹp xếp chồng lên nhau có trong bào quan:

A. Ti thể

B. Trung thể

C. Lục lạp

D. Lizoxom

Đáp án: C

Giải thích:

Grana là cấu trúc gồm các túi dẹp xếp chồng lên nhau có trong lục lạp.

Câu 5: Lục lạp không có cấu trúc nào sau đây:

A. Hình bầu dục

B. Được bao bọc bởi một màng đơn

C. Bên trong là khối cơ chất không màu – gọi là chất nền (strôma)

D. Các hạt nhỏ (grana) nằm trong chất nền

Đáp án: B

Giải thích:

Lục lạp là bào quan có màng kép

Câu 6: Lục lạp có chức năng nào sau đây?

A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng

B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào

C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể 

D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit

Đáp án: A

Giải thích:

Lục lạp có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa năng lượng đó thành các chất hữu cơ.

Câu 7: Các bào quan có axit nucleic ngoài nhân là?

A. Ti thể và không bào

B. Không bào và lizôxôm

C. Lạp thể và lizôxôm

D. Ti thể và lạp chất

Đáp án: D

Giải thích:

Ti thể và lục lạp đều có ADN và riboxom trong chất nền

Câu 8: Nhận định nào sau đây là SAI:

A. Ti thể và lục lạp có khả năng hấp thụ ánh sáng

B. Ti thể và lục lạp đều có khả năng tự nhân đôi

C. Ti thể và lục lạp đều có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào

D. Ti thể và lục lạp đều có màng kép bao bọc

Đáp án: C

Giải thích:

Ti thể cung cấp năng lượng cho tế bào còn lục lạp sử dụng năng lượng để tạo chất hữu cơ

Câu 9: Các lizoxom ban đầu (sơ cấp) được tạo ra ở tế bào nào?

A. Tế bào chất

B. Thể gongi

C. Nhân

D. Trung tâm tế bào

Đáp án: B

Giải thích:

Lizoxom được hình thành từ bộ máy Gôngi giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài.

Câu 10: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi là?

A. Lưới nội chất

B. Bộ máy Gongi

C. Lizoxom

D. Riboxom

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đuôi của ếch không có tác dụng đối với đời sống sau này thì lizoxom sẽ đảm nhiệm chức năng phân hủy nó

Câu 11: Tế bào nào có không bào lớn?

A. Động vật

B. Thực vật

C. Nấm

D. Vi khuẩn

Đáp án: B

Giải thích:

Tế bào thực vật có không bào lớn hoặc nhiều không bào với các chức năng khác nhau

Câu 12: Hoa và lá đều được cấu tạo từ tế bào thực vật. Nhưng tại sao hoa đẹp và thơm hơn lá?

A. Do trong tế bào của hoa chứa nhiều loại vitamin có màu sắc khác nhau

B. Do tế bào hoa nhận được nhiều tia sáng hơn tế bào lá

C. Do trong tế bào hoa chứa nhiều chất diệp lục hơn tế bào lá

D. Do không bào của tế bào hoa chứa nhiều sắc tố

Đáp án: D

Giải thích:

Không bào của hoa có chứa nhiều sắc tố với các màu sắc sặc sỡ khác nhau nê  hoa thường đẹp và thơm hơn lá.

Câu 13: Vì sao lizoxom được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?

A. Vì có cấu tạo một lớp màng

B. Vì bên trong lizoxom có chứa enzim thuỷ phân

C. Vì có cấu trúc dạng túi

D. Vì có các hạt riboxom đính trên màng

Đáp án: B

Giải thích:

Lizoxom có khả năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương và các đại phân tử hữu cơ

Câu 14: Cho biết các enzym trong lizoxom hoạt động tốt nhất khi pH môi trường bằng 5. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường một chất làm bất hoạt các bơm proton trên màng lizoxom?

A. Amip hoạt động bình thường

B. Amip tiêu hóa thức ăn tốt hơn

C. Amip không thể bắt mồi

D. Amip không thể tiêu hóa thức ăn

Đáp án: D

Giải thích:

Các bóng lizôxôm chứa enzim thủy phân chưa tham gia hoạt động, những enzim này có hoạt tính trong môi trường axit yếu pH = 5. Độ PH trong lizôxôm thay đổi là do hoạt động của bơm proton định khu trong màng lizôxôm.

Do đó nếu người ta thêm vào môi trường một chất làm bất hoạt các bơm prôtôn trên màng lizosome, độ pH của lizosome không được duy trì nên các enzim thuỷ phân không hoạt động được. Amip không thể tiêu hóa thức ăn.

Câu 15: Loại tế bào nào sau đây có không bào tiêu hóa?

A. Tế bào ruột non ở người

B. Tế bào của cây lúa

C. Tế bào trùng đế giày

D. Tế bào nấm men

Đáp án: C

Giải thích:

Trùng giày là sinh vật nhân thực nhưng có cầu tạo đơn bào. Chúng chưa có cơ quan tiêu hóa riêng biệt nên cần có không bào để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

Câu 16: Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

(1) Có màng kép trơn nhẵn

(2) Chất nền có chứa ADN và riboxom

(3) Hệ thống enzim được đính ở lớp màng trong

(4) Có ở tế bào thực vật

(5) Có ở tế bào động vật và thực vật

(6) Cung cấp năng lượng cho tế bào

A. 2

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B

Giải thích:

(5) sai vì lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật

(6) sai vì lục lạp không cung cấp năng lượng cho tế bào

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ti thể mà không có ở lục lạp

A. làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng

B. Có màng ADN dạng vòng và riboxom

C. Màng trong gấp khúc tạo nên các mào

D. Được sinh ra bằng hình thức phân đôi

Đáp án: C

Giải thích:

Lục lạp có hai màng trơn nhẵn chứ không gấp khúc.

Câu 18: Loại tế bào có khả năng quang hợp là?

A. Tế bào vi khuẩn lam

B. Tế bào nấm rơm

C. Tế bào trùng amip 

D. Tế bào động vật

Đáp án: A

Giải thích:

Vi khuẩn lam có chứa lục lạp nên có khả năng quang hợp.

Câu 19: Khi nói về số lượng lục lạp có trong tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trên cùng một cây, lá ở tầng trên có nhiều lục lạp hơn lá ở tầng dưới

B. Trong cùng một lá, buổi sáng có nhiều lục lạp hơn buổi chiều

C. Số lượng lục lạp trong các tế bào là khác nhau tùy thuộc độ chiếu sáng, loại mô và loài cây

D. Tất cả các tế bào thực vật đều có bào quan lục lạp để quang hợp

Đáp án: C

Giải thích:

Số lượng lục lạp là khác nhau giữa các loại tế bào, các loại mô, các loại cây và cả độ chiếu sáng.

- Ví dụ: lục lạp thường tập trung nhiều ở các tế bào mô dậu và có rất ít hoặc không có ở các tế bào lông hút.

Câu 20: Ở tế bào lông hút của rễ cây, chức năng chủ yếu của không bào là?

A. Chứa chất thải để ra ngoài

B. Chứa chất độc để tiêu diệt các vi sinh vật

C. Chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây

D. Chứa ion khoáng để tạo áp suất thẩm thấu

Đáp án: D

Giải thích:

Lông hút giúp cây hút nước và muối khoáng nhờ sự chênh lệch nồng độ các chất. Không bào trong tế bào lông hút có vai trò chứa các ion khoáng để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp các tế bào lông hút có thể hút nước và muối khoáng dễ dàng hơn.

1 9,276 19/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: