TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Nội lực và ngoại lực

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 7: Nội lực và ngoại lực có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7.

1 6,421 02/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7: Nội lực và ngoại lực - Kết nối tri thức

Câu 1. Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình

A. bóc mòn.

B. bồi tụ.

C. vận chuyển.

D. phong hoá.

Đáp án: A

Giải thích: Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng băng, băng tích, phi-o, đá lưng cừu,… -> Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình bóc mòn.

Câu 2. Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?

A. Các rãnh nông.

B. Bãi bồi ven sông.

C. Hàm ếch sóng vỗ.

D. Thung lũng sông.

Đáp án: B

Giải thích: Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...

Câu 3. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. vận chuyển.

B. bồi tụ.

C. bóc mòn.

D. phong hoá.

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau. Các địa hình như thung lũng sông, thung lũng suối do dòng chảy thường xuyên tạo nên.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?

A. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

C. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Đáp án: A

Giải thích: Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hạ xuống) và theo phương nằm ngang (nén ép và tách dãn). Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Những dạng địa hình do nội lực tạo ra thường có kích thước lớn như châu lục, các dãy núi cao,... -> Nhận định: Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là tác động của ngoại lực gây ra.

Câu 5. Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?

A. Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ.

B. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn.

C. Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn.

D. Địa hình xâm thực, địa hình băng tích.

Đáp án: A

Giải thích: Các địa hình của quá trình bóc mòn là địa hình xâm thực, thổi mòn, khoét mòn, băng tích, máng băng, phi-o, mài mòn, hàm ếch,… Còn bồi tụ là quá trình không phải 1 dạng địa hình.

Câu 6. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm

A. những nơi địa luỹ.

B. những nơi địa hào.

C. lục địa nâng lên.

D. thành núi uốn nếp.

Đáp án: C

Giải thích: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở chỗ này và tách dãn ở chỗ khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. Lục địa nâng lên là kết quả của vận động theo phương thẳng đứng.

Câu 7. Các địa hình nào sau đây do sóng biển tạo nên?

A. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng.

B. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ.

C. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

D. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn.

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn, bậc thềm sóng vỗ,...

Câu 8. Nội lực là lực phát sinh từ

A. nhân của Trái Đất.

B. bên trong Trái Đất.

C. bức xạ của Mặt Trời.

D. bên ngoài Trái Đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân huỷ của các chất phóng xạ, do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...

Câu 9. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của

A. các phản ứng hóa học khác nhau.

B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

C. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân huỷ của các chất phóng xạ, do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...

Câu 10. Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. bồi tụ.

C. vận chuyển.

D. bóc mòn.

Đáp án: B

Giải thích: Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên),… -> Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình bồi tụ.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.

B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi.

C. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

D. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.

Đáp án: C

Giải thích: Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thóai.

Câu 12. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình

A. bồi tụ.

B. phong hoá.

C. bóc mòn.

D. vận chuyển.

Đáp án: A

Giải thích: Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...

Câu 13. Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

A. Các địa luỹ.

B. Lục địa nâng.

C. Các địa hào.

D. Núi uốn nếp.

Đáp án: B

Giải thích: Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thóai.

Câu 14. Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường

A. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.

B. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

C. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.

D. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.

Đáp án: B

Giải thích: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở chỗ này và tách dãn ở chỗ khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.

Câu 15. Địa hình nào sau đây không do sóng biển tạo nên?

A. Vách biển.

B. Hàm ếch sóng vỗ.

C. Bậc thềm sóng vỗ.

D. Rãnh nông.

Đáp án: D

Giải thích: Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn, bậc thềm sóng vỗ,...

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Khí quyển, các yếu tố của khí hậu

Trắc nghiệm Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Trắc nghiệm Bài 12: Nước biển và đại dương

Trắc nghiệm Bài 14: Đất trên Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 15: Sinh quyển

1 6,421 02/01/2024
Mua tài liệu