TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lícó đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17.

1 2,024 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí- Kết nối tri thức

Câu 1. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng từ

A. 20-25km.

B. 25-30km.

C. 35-40km.

D. 30-35km.

Đáp án: D

Giải thích: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Câu 2. Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây?

A. Quy luật thống nhất.

B. Quy luật phi địa đới.

C. Quy luật nhịp điệu.

D. Quy luật địa đới.

Đáp án: A

Giải thích: Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Câu 3. Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất là

A. các loại đá.

B. vỏ phong hóa.

C. đá và lớp Manti.

D. sinh vật, nước.

Đáp án: A

Giải thích: Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất là các loại đá (tầng đá trầm tích, tầng đá badan và tầng đá gra-nit).

Câu 4. Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây?

A. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng.

B. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển.

C. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan.

D. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti.

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.

Câu 5. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là

A. độ sâu khoảng 8000m.

B. độ sâu khoảng 5000m.

C. đáy thềm lục địa.

D. đáy vực thẳm đại dương.

Đáp án: D

Giải thích: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là đáy vực thẳm đại dương.

Câu 6. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa

A. xuống hết tầng đá gra-nit.

B. xuống hết lớp vỏ phong hoá.

C. xuống hết tầng đá trầm tích.

D. ranh giới vỏ Trái Đất và Manti.

Đáp án: B

Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôdôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?

A. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.

B. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi.

C. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau.

D. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.

Đáp án: B

Giải thích: Trong lớp vỏ địa lí chỉ cần một thành phần bị biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau và Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động ngoại lực và nội lực.

Câu 8. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển là

A. giới hạn phía trên của vỏ địa lí.

B. toàn bộ khí quyển của Trái Đất.

C. giới hạn trên của tầng đối lưu.

D. giới hạn trên của tầng bình lưu.

Đáp án: A

Giải thích: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.

Câu 9. Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lí là

A. từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu và xuống đến tầng đá badan chỗ tiếp giáp với Manti.

B. từ phía bên trên của bề Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti và phía trên của các tầng đá.

C. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn xuống đến hết tầng đá badan chỗ tiếp giáp với lớp Manti.

D. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.

Đáp án: D

Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôdôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.

Câu 10. Nhận định nào dưới đây là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?

A. Phát triển nông - lâm kết hợp.

B. Trồng rừng ngập mặn ven biển.

C. Bón phân hợp lí, cày xới đất.

D. Con người chặt rừng bừa bãi.

Đáp án: D

Giải thích: Con người chặt phá rừng bừa bãi => Tác động tiêu cực của con người tới sinh quyển, thổ nhưỡng quyển (diện tích rừng thu hẹp làm mất nơi cư trú của động vật và xói mòn sạt lở đất).

Câu 11. Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật

A. địa ô.

B. địa đới.

C. thống nhất.

D. đai cao.

Đáp án: C

Giải thích: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.

Câu 12. Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của

A. nội lực và ngoại lực.

B. nội lực và con người.

C. ngoại lực và vũ trụ.

D. vũ trụ và con người.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân của quy luật này là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh => Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của nội lực và ngoại lực.

Câu 13. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là

A. vỏ địa lí.

B. lớp Manti.

C. các tầng đá.

D. vỏ phong hóa.

Đáp án: A

Giải thích:Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 14. Biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển là

A. lá cây bị phân hủy là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.

B. diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

C. ở vùng ôn đới, băng tuyết tan đã cung cấp nước cho sông ngòi.

D. rừng cây có vai trò giữ nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

Đáp án: D

Giải thích: Sinh quyển gồm toàn bộ động thực vật; thủy quyển gồm sông ngòi, ao hồ, biển, nước ngầm,... Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn => Rừng cây (sinh quyển) có tác động bảo vệ nguồn nước ngầm (thủy quyển).

Câu 15. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào sau đây?

A. Thống nhất.

B. Đai cao.

C. Địa ô.

D. Địa đới.

Đáp án: A

Giải thích: Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Trắc nghiệm Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới

Trắc nghiệm Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Trắc nghiệm Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Trắc nghiệm Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

1 2,024 03/01/2024
Mua tài liệu