TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 34 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Địa lí ngành giao thông vận tải

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 34.

1 2,637 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Kết nối tri thức

Câu 1. Sự phát triển ồ ạt công nghiệp ô tô trên thế giới đã gây ra vấn đề xã hội nghiêm trọng nào sau đây?

A. Góp phần làm cạn kiệt nhanh tài nguyên.

B. Làm tai nạn giao thông không ngừng tăng.

C. Làm thu hẹp mạng lưới đường, nơi đỗ xe.

D. Gây tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

Đáp án: B

Giải thích: Sự phát triển ồ ạt công nghiệp ô tô trên thế giới đã gây ra vấn đề xã hội nghiêm trọng là làm tai nạn giao thông không ngừng tăng, số người chết vì tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.

Câu 2. Những nơi nào sau đây có mật độ mạng lưới đường sắt cao?

A. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Bắc Hoa Kì và Trung Phi.

C. Trung Phi và Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á và châu Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Mạng lưới đường sắt có sự phân bố không đều giữa các châu lục và các quốc gia. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì là những nơi có mật độ đường sắt cao nhất thế giới.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các kênh đào trong một hệ thống vận tải đường sông?

A. Nhờ có kênh đào mà các lưu vực vận tải được nối với nhau.

B. Các kênh đào được xây dựng vượt qua các trở ngại địa hình.

C. Nhờ có kênh đào mà việc vận chuyển ở hệ thống linh hoạt.

D. Các kênh đào là cơ sở quan trọng hình thành các cảng sông.

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò của các kênh đào trong một hệ thống vận tải đường sông là các kênh đào được xây dựng vượt qua các trở ngại địa hình và nhờ có kênh đào mà các lưu vực vận tải được nối với nhau và việc vận chuyển linh hoạt, có hệ thống.

Câu 4. Ngành vận tải nào sau đây thuộc vào loại trẻ nhất?

A. Đường sông.

B. Đường ô tô.

C. Đường biển.

D. Đường ống.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành vận tải đường ống thuộc vào loại trẻ nhất. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Câu 5. Những nơi nào sau đây có số lượng xe ô tô trên đầu người vào loại cao nhất thế giới?

A. Nam Mĩ, Tây Âu.

B. Tây Âu, Hoa Kì.

C. Đông Âu, Ấn Độ.

D. Hoa Kì, Đông Á.

Đáp án: B

Giải thích: Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

Câu 6. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống không phải gắn liền với nhu cầu vận chuyển

A. khí đốt.

B. dầu mỏ.

C. các sản phẩm dầu mỏ.

D. nước sinh hoạt.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành vận tải đường ống thuộc vào loại trẻ nhất. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Câu 7. Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là

A. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

B. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

D. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày nay, nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ (đào kênh, nạo vét lòng sông,... để kết nối các lưu vực vận tải và cảng biển) đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

Câu 8. Các nước nào sau đây phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ?

A. Nhật Bản, LB Nga, Na Uy.

B. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa.

C. Hoa Kì, LB Nga, Đan Mạch.

D. Nhật Bản, LB Nga, Ấn Độ.

Đáp án: B

Giải thích: Các quốc gia phát triển mạnh giao thông sông, hồ là Hoa Kì, Liên bang Nga, Ca-na-đa. Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,... (châu Âu), Mê Công, Dương Tử,... (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ,... (châu Mỹ).

Câu 9. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là

A. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

D. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

Đáp án: A

Giải thích: Vận tải đường hàng không tiết kiệm được thời gian đi lại, gắn kết các vùng xa xôi, tăng cường hội nhập và có vai trò đối với an ninh quốc phòng. So với các loại hình vận tải khác, ngành hàng không có tốc độ vận tải cao, thời gian vận chuyển ngắn, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tuy nhiên, cước phí vận tải đắt, trọng lượng vận tải thấp.

Câu 10. Yếu tố nào sau đây không hoàn toàn đúng với đặc điểm phân bố ngành vận tải đường sông?

A. Có nhiều phụ lưu, có cửa sông mở về phía biển.

B. Phải có dòng sông lớn, có giá trị về vận tải thuỷ.

C. Có cơ sở kinh tế phân bố dọc theo các dòng sông.

D. Khu vực đường sông quan trọng đều có kênh đào.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm phân bố ngành vận tải đường sông là: Phải có dòng sông lớn, có giá trị về vận tải thuỷ; Có cơ sở kinh tế phân bố dọc theo các dòng sông và khu vực đường sông quan trọng đều có kênh đào.

Câu 11. Nước hoặc khu vực nào sau đây có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới?

A. Trung Đông.

B. Hoa Kì.

C. Trung Quốc.

D. LB Nga.

Đáp án: B

Giải thích: Hoa Kì là quốc gia có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới hiện nay. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Câu 12. Nơi có nhiều hải cảng nhất là ở hai bên bờ của

A. Địa Trung Hải.

B. Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương.

D. Đại Tây Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Nơi có nhiều hải cảng nhất là ở hai bên bờ của Đại Tây Dương.

Câu 13. Sự tồn tại và phát triển của một cảng biển không phụ thuộc vào

A. có mặt của vùng tiền cảng.

B. tuyến đường dài hay ngắn.

C. vị trí thuận lợi xây cảng.

D. có mặt hậu phương cảng.

Đáp án: B

Giải thích: Sự tồn tại và phát triển của một cảng biển phụ thuộc vào vị trí thuận lợi xây cảng, có mặt hậu phương cảng và có mặt của vùng tiền cảng. Cảng biển đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó sẽ rất phát triển, sầm uất và có thể trở thành một cảng biển trung chuyển lớn trên thế giới.

Câu 14. Ngành vận tải đường sắt so với trước đây ít có đổi mới hơn cả về

A. nhà ga.

B. toa xe.

C. đường ray.

D. sức kéo.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành vận tải đường sắt so với trước đây ít có đổi mới hơn cả về nhà ga.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải ô tô?

A. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở cự li ngắn.

B. Phối hợp được với các phương tiện khác.

C. Sử dụng rất ít nhiên liệu khóang (dầu mỏ).

D. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng.

Đáp án: C

Giải thích: Đường ô tô có những ưu thế nổi bật là sự thuận tiện và cơ động, phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn, có khả năng phối hợp hoạt động với các loại hình vận tải khác, mạng lưới ngày càng mở rộng, chất lượng và phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Địa Lí Bài 36: Địa lí ngành du lịch- Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 37: Địa lí ngành thương mại

Trắc nghiệm Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh

1 2,637 03/01/2024
Mua tài liệu