TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Địa lí ngành thương mại

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 37: Địa lí ngành thương mại có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37.

1 1,145 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí ngành thương mại - Kết nối tri thức

Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?

A. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.

C. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

D. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ là việc hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu -> Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng và giá trị, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với nội thương?

A. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

B. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

C. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.

D. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng. Nội thương thúc đẩy tái sản xuất, góp phần làm tăng nhu cầu tiêu dùng, là cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, gắn kết thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.

Câu 3. Tài chính liên quan đến vấn đề

A. giao dịch.

B. dịch vụ.

C. thanh toán.

D. tiền tệ.

Đáp án: D

Giải thích: Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng. Tài chính liên quan đến vấn đề tiền tệ, còn ngân hàng liên quan đến việc thực hiện các giao dịch tài chính nhằm thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?

A. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

D. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.

Đáp án: D

Giải thích: Tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước là làm cho nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, nguồn ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng nguồn lao động, sản xuất và sản phẩm hàng hóa để đáp ứng nhu cầu, yêu cầu, đảm bảo chất lượng đối với những thị trường khó tính.

Câu 5. Dịch vụ tài chính không bao gồm có

A. cấp tín dụng.

B. tạo hàng hóa.

C. nhận tiền gửi.

D. thanh khoản.

Đáp án: B

Giải thích: Cung cấp các dịch vụ tài chính (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với ngoại thương?

A. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

B. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

C. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

D. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.

Đáp án: C

Giải thích: Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác được các lợi thế bên trong và tạo động lực phát triển kinh tế.

Câu 7. Ngành tài chính - ngân hàng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.

B. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.

C. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.

D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.

- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

- Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể được đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

Câu 8. Sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau, khó tách rời nhau.

B. Một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động đa dạng.

C. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất và phí dịch vụ cao.

D. Tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống.

Đáp án: D

Giải thích: Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

Câu 9. Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào

A. các nguồn tài sản, doanh thu, đối tượng phục vụ.

B. tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ.

C. việc đánh giá trước, trong, sau khi sử dụng dịch vụ.

D. tính thân thiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ.

Đáp án: B

Giải thích:Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể được đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

Câu 10. Vai trò của thương mại đối với đời sống người dân là

A. thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hoá.

B. thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.

C. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.

D. thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng.

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò của thương mại đối với đời sống người dân là hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới và thay đổi thị hiếu tiêu dùng.

Câu 11. Ngành tài chính - ngân hàng có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.

B. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.

C. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.

D. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngành tài chính - ngân hàng có các vai trò chủ yếu sau:

- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

- Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.

- Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

Câu 12. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu không phải là

A. tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế đất nước.

B. đưa đất nước tham gia vào thị trường của thế giới.

C. khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn các lợi thế.

D. làm giảm nhẹ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân.

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế đất nước, đưa đất nước tham gia vào thị trường của thế giới. Đồng thời, khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn các lợi thế vốn có của một quốc gia.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về cán cân xuất nhập khẩu?

A. Xuất siêu bao giờ và ở đâu cũng biểu hiện tình trạng tốt của kinh tế đất nước.

B. Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

C. Nhập siêu không phải bao giờ cũng biểu hiện tình trạng suy thoái nền kinh tế.

D. Các nước đang phát triển trong thời kì công nghiệp hoá thường nhập siêu.

Đáp án: A

Giải thích: Một số đặc điểm cơ bản của cán cân xuất nhập khẩu là: Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu; Các nước đang phát triển trong thời kì công nghiệp hoá thường nhập siêu (nhập máy móc, trang thiết bị, vật liệu,… có giá trị cao). Nhập siêu không phải bao giờ cũng biểu hiện tình trạng suy thoái nền kinh tế.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương?

A. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.

B. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

C. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.

D. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.

Đáp án: D

Giải thích: Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác được các lợi thế bên trong và tạo động lực phát triển kinh tế.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với nội thương?

A. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.

B. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.

C. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

D. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh

Trắc nghiệm Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Trắc nghiệm Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Trắc nghiệm Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

1 1,145 03/01/2024
Mua tài liệu