TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sốngcó đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3.

1 3,949 02/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống- Kết nối tri thức

Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của bản đồ trong học tập?

A. Biết mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trong một lãnh thổ.

B. Biết được sự phân bố dân cư và các trung tâm công nghiệp.

C. Nghiên cứu thời tiết, khí hậu để xác định lịch thời vụ hợp lí.

D. Xác định vị trí địa lí, hình dạng và quy mô của một lãnh thổ.

Đáp án: C

Giải thích: Bản đồ là phương tiện giúp học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí trên lớp. Bản đồ còn được sử dụng hỗ trợ học sinh trong các bài kiểm tra môn Địa lí. Thông qua bản đồ, chúng ta có thể xác định được vị trí địa lí nào đó mà mình đang muốn tìm kiếm, biết được khí hậu nơi đó, giáp với những nơi nào, gần trung tâm kinh tế - xã hội như thế nào,… Từ đó, bản đồ giúp chúng ta so sánh được hình dạng, quy mô giữa các châu lục; biết được sự phân bố của các dãy núi và độ cao của chúng; biết được độ dài của con sông; phạm vi lưu vực; sự phân bố dân cư, phân bố các trung tâm công nghiệp,…

Câu 2. Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để

A. học tập và rèn các kĩ năng địa lí.

B. học thay sách giáo khoa.

C. thư dãn sau khi học bài.

D. học tập và ghi nhớ các địa danh.

Đáp án: A

Giải thích: Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để học tập, nghiên cứu kiến thức về các đối tượng địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí.

Câu 3. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

A. các vệ tinh.

B. trạm điều khiển.

C. bản đồ số.

D. thiết bị thu.

Đáp án: C

Giải thích: GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ. Nếu như GPS có tính năng định vị thì bản đồ số là công cụ truyền tải, giám sát tính năng đó.

Câu 4. Cho hình sau:


Dựa vào hình trên, cho biết GPS được sử rộng vào ngành nào sau đây?

A. Nông, lâm nghiệp.

B. Giao thông vận tải.

C. Thương mại, du lịch.

D. Giám sát quân sự.

Đáp án: B

Giải thích:

- Dựa vào hình, ta thấy các vệ tinh truyền tín hiệu thu được truyền xuống các phương tiện vận tải (máy bay, ô tô, tàu thuyền) -> GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải.

- Ngoài ra, GPS còn được sử dụng trong đo đạc khảo sát và thi công công trình, trong quân sự, trong khí tượng và giám sát Trái Đất,...

Câu 5. Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ

A. tên bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. ảnh trên bản đồ.

D. phần chú giải.

Đáp án: D

Giải thích: Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.

Câu 6. Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?

A. 900km.

B. 90km.

C. 9km.

D. 0,9km.

Đáp án: C

Giải thích:

- Công thức: Khoảng cách thực tế = tỉ lệ bản đồ x khoảng cách đo trên bản đồ (đơn vị: cm).

- Áp dụng công thức: Khoảng cách thực tế = 300 000 x 3 = 900 000cm = 9km.

Câu 7. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

A. định vị.

B. định tính.

C. định lượng.

D. định luật.

Đáp án: A

Giải thích: GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ.

Câu 8. Việt Nam trải dài trên 15° vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1o có giá trị trung bình là 111,1km?

A. 3260km.

B. 2000,5km.

C. 1666,5km.

D. 2360km.

Đáp án: C

Giải thích: Chiều dài thực tế của Việt Nam = 15° x 111,1 = 1666,5 km.

Câu 9. Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực, bản đồ nào sau đây không được sử dụng?

A. Bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa chất - khoáng sản.

C. Bản đồ khí hậu.

D. Bản đồ địa lí tự nhiên.

Đáp án: B

Giải thích: Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…) và bản đồ tự nhiên để nhìn nhận bao quát khu vực đó, các mối quan hệ của khu vực đó với các khu vực xung quanh.

Câu 10. Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ

A. thổ nhưỡng.

B. địa hình.

C. sông ngòi.

D. sinh vật.

Đáp án: B

Giải thích: Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).

Câu 11. Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ

A. thổ nhưỡng, khí hậu.

B. khí hậu, địa hình.

C. địa hình, thổ nhưỡng.

D. khí hậu, sinh vật.

Đáp án: B

Giải thích: Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).

Câu 12. Bản đồ không phải là một phương tiện chủ yếu để học sinh

A. khai thác kiến thức địa lí.

B. rèn luyện kĩ năng địa lí.

C. xem các tranh ảnh địa lí.

D. củng cố hiểu biết địa lí.

Đáp án: C

Giải thích: Bản đồ là một phương tiện chủ yếu để học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí, củng cố hiểu biết về địa lí và khai thác các kiến thức về địa lí.

Câu 13. Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong

A. đời sống hàng ngày.

B. giáo dục, du lịch.

C. quân sự, hàng không.

D. nông nghiệp, công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Từ học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch đến sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quân sự.

Câu 14. Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?

A. Sự phân bố các điểm dân cư.

B. Lịch sử phát triển tự nhiên.

C. Hình dạng của một lãnh thổ.

D. Vị trí của đối tượng địa lí.

Đáp án: B

Giải thích: Bản đồ địa lí thường thể hiện các nội dung về hình dáng một lãnh thổ bất kì, sự phân bố các đối tượng dân cư, kinh tế-xã hội, đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí của một đối tượng bất kì,… Bản đồ địa lí không thể hiện được lịch sử phát triển tự nhiên.

Câu 15. Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ

A. nông nghiệp, ngư nghiệp.

B. nông nghiệp, lâm nghiệp.

C. lâm nghiệp, dịch vụ.

D. ngư nghiệp, lâm nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp. Để phát triển công nghiệp thực phẩm thì phải nguồn nguyên liệu đồi dào từ ngành nông, lâm và ngư nghiệp kết hợp với sự phát triển của các trung tâm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp chế biến.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Sự hình thành trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Trắc nghiệm Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Trắc nghiệm Bài 9: Khí quyển, các yếu tố của khí hậu

1 3,949 02/01/2024
Mua tài liệu