TOP 15 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bộ 15 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án hay nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 4 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3,412 17/07/2023
Mua tài liệu


Đề thi Học kì 2 Tiến Việt lớp 4 (cả 3 sách)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

========================================

Bộ 10 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 1)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)

A. Do cây xanh tốt quanh năm.

B. Do những cô tiên không bao giờ già.

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm)

A. Mùi thơm mát của sương đêm.

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm)

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm)

6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm)

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai làm gì?”

B. Câu kể “Ai là gì?”

C. Câu kể “Ai thế nào?”

D. Câu cảm

8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm)

9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Đường đi Sa Pa

      Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

2. (0.5 điểm) B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

3. (0.5 điểm) B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

4. (0.5 điểm) D.Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

5. (1.0 điểm) Tác giả đã quan sát cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo bằng những giác quan: Thị giác (màu sắc của hoa), khứu giác (hương thơm của hoa)

6. (0.5 điểm) A.Trạng ngữ chỉ thời gian - (Sáng sáng)

7. (0.5 điểm) C.Câu kể “Ai thế nào?”

8. (1.0 điểm) Nội dung chính của bài văn đó là: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.

9. (1.0 điểm) Chuyển thành câu cảm: Chao ôi, cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị và tinh khiết quá!

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về mà mình yêu thích.

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Hình dáng: to hay bé, hình dáng ra sao?

-  Chiều cao: ước chừng chiều cao của cây

-  Thân cây: có màu gì? nhẵn bóng hay sần sùi?

b. Tả chi tiết

- Gốc bàng: to hay nhỏ?

- Rễ cây: Trồi lên hay đâm sâu vào lòng đất?

- Lá: Hình dạng ra sao? Có màu gì? Mùa sắc lá có thay đổi theo mùa không?

- Quả: Có hình dáng ra sao? Màu sắc như thế nào? Thường có vào mùa gì?

....

C. Kết bài (0.75 điểm)

Cảm nghĩ của em về cây mà em yêu thích

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài văn tham khảo (tả cây bàng)

Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.

Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.

Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.

Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

 Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 2)

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

CÂY ÂM NHẠC

Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)

 

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Mây trắng

B. Nắng hè

C. Cây sấu

D. Cây cầu

2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh

C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)

A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.

C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá

D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)

A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.

B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.

D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)

1. Mỗi quả sấu

a. là những nhạc sĩ tài ba.

2. Những chú ve sầu

b. là một khoá son khổng lồ.

3. Tán lá tròn

c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

 

6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.

D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)

A. Nguyên nhân

B. Phương tiện

C. Nơi chốn

D. Mục đích

8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)

1. Ôi, bạn Nam đến kìa!

a. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

2. Ồ, bạn Nam thông minh quá!

b. bộc lộ cảm xúc thán phục.

3. Trời, thật là kinh khủng!

c. bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.

 

9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)

10. Điền các từ nhờ hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)

a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả con vật mà em bất chợt gặp trên đường

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) C. Cây sấu

2. (0.5 điểm) B. Vì mùa hè, quả sấu - những nốt nhạc - còn xanh

3. (0.5 điểm) A.Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

4. (0.5 điểm) B.Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

5. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - a, 3 - b

6. (0.5 điểm) D.Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. (0.5 điểm) B.Phương tiện

- Xác định các thành phần trong câu:

Nhà ảo thuật / đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắcchỉ với một chiếc khăn bình dị.

     CN                              VN                                                     TN

Trạng ngữ “chỉ với một chiếc khăn bình dị” là trạng ngữ chỉ phương tiện.

8. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - b, 3 - a

9. (1 điểm)

Em có thể đặt những câu thể hiện sự lịch sự, lễ phép. Chú ý cuối câu có dấu chấm than:

- Bác ơi, cháu không có chìa khóa nên chưa vào nhà được, bác cho cháu ngồi nhờ ở nhà bác một lát nhé!

- Bác ơi, bố mẹ cháu chưa đi làm về, bác cho cháu ngồi nhờ một lát nhé!

10. (1 điểm)

a. Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

- Giới thiệu chung về con vật

- Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Hình dáng vật như thế nào?

- Bộ lông vật ra sao?

b. Tả chi tiết

Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động

Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….

c. Tả hoạt động

Thói quen ăn uống và đi lại của con vật

C. Kết bài (0.75 điểm)

Cảm nghĩ của em về con vật đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài văn tham khảo

Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.

Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '“xực xực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.

Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 3)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đi xe ngựa

Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.

Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.

Theo Nguyễn Quang Sáng

1. Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương.” Miêu tả đặc điểm của con ngựa nào? (0.5 điểm)

A. Con Ô

B. Con Cú

C. Cả con Ô và con Cú

D. Con của con Ô và con Cú

2. Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô? (0.5 điểm)

A. Vì nó chở được nhiều khách

B. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền

C. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá

D. Vì nó giống mới con ngựa đã mất khi trước của tác giả

3. Vì sao tác giả rất thích thú khi ngồi xe ngựa của anh Hoàng? (0.5 điểm)

A. Vì xe ngựa của anh Hoàng thường phát nhạc nghe rất vui tai.

B. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa, mỗi lần về quê anh Hoàng thường cho đi nhờ không lấy tiền.

C. Ngồi xe ngựa, thỉnh thoảng anh Hoàng còn cho cầm dây cương, rất thú vị.

D. Cả B và C.

4. Câu “Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể

B. Câu khiến

C. Câu hỏi

D. Câu cảm

5. Xác định chủ ngữ trong câu: “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương.”? (0.5 điểm)

A. Cái tiếng vó

B. Cái tiếng vó của nó

C. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường

D. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc

6. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm)

A. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.

B. Nói về một chuyến đi

C. Nói về cái thú đi xe ngựa

D. Nói về cách thuần dưỡng ngựa.

7. Tìm các tính từ trong câu “Con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa.”  (1 điểm)

8. Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho mỗi câu sau: (1 điểm)

a/ ...................................., miền Bắc hoa đào khoe sắc hồng, miền Nam hoa mai vàng rực rỡ.

b/ ...................................., những chú chim đua nhau hót véo von.

c/ ...................................., em luôn cố gắng học giỏi.

d/ ...................................., Rùa đã thắng Thỏ.

9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau: (1 điểm)

a/ Bày tỏ sự ngạc nhiên của em khi được bạn tặng quà sinh nhật.

b/ Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ khi ông bà đến thăm em.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Hoa sầu đâu

Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) B. Con Cú

2. (0.5 điểm) C. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá

3. (0.5 điểm) D. Cả B và C.

4. (0.5 điểm) A. Câu kể

5. (0.5 điểm) C. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường

Cái tiếng vó của nó / gõ xuống mặt đường // lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương.

           C1                             V1                                                                     .

                        Chủ ngữ                                                  Vị ngữ

6. (0.5 điểm) C. Nói về cái thú đi xe ngựa

Nội dung chính của đoạn văn trên nói về cái thú đi xe ngựa thông qua việc kể về hai chú ngựa Ô và Cú, cái niềm yêu thích của tác giả khi được nắm dây cương trên xe ngựa,…

7. (1 điểm)

Câu “Con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa.” có 4 tính từ đó là: nhỏ, thấp, ngắn, vàng. Đây là những từ chỉ đặc điểm về hình dáng và màu lông của con Cú.

8. (1 điểm)

a/ Vào mùa xuân, miền Bắc hoa đào khoe sắc hồng, miền Nam hoa mai vàng rực rỡ.

b/Trên cành cây, những chú chim đua nhau hót véo von.

c/ Để bố mẹ vui lòng, em luôn cố gắng học giỏi.

d/ Trong cuộc thi chạy, Rùa đã thắng Thỏ.

9. (1 điểm)

a) Ôi! Món quà đẹp quá! Mình rất thích! Cảm ơn bạn nhiều nhé!

b) Ôi! Ông bà tới rồi! Cháu nhớ ông bà quá! 

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

- Giới thiệu về con vật ở vườn thú

B. Thân bài

a. Tả bao quát (0.75 điểm)

- Hình dáng ?

- Bộ lông ?

b. Tả chi tiết (1 điểm)

c. Tả hoạt động (0.75 điểm)

Thói quen ăn uống và đi lại của con vật

C. Kết bài (0.75 điểm)

Cảm nghĩ của em về con vật đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo

Mỗi tháng một lần, bố mẹ đưa em đi chơi vườn thú vào ngày chủ nhật. Ở đó có nhiều loài thú lạ, em xem hoài không chán. Nhưng em thích nhất vẫn là con hổ.

Chuồng hổ được đặt ở góc trong cùng của vườn thú và rộng nhất so với các chuồng thú khác. Trong chuồng hổ có một cây cổ thụ mọc tự nhiên và người ta còn làm núi giả, có cá suối nước chảy róc rách. Ở đó chỉ có duy nhất một con hổ.

Đó là một con hổ rất lớn. Thân nó cao khoảng một thước, dài hơn một thước rưỡi. Từ đầu đến chân hổ phủ một lớp lông ngắn màu vàng sậm có những vằn đen. Cả cái đuôi dài cũng một màu lông như thế.

Đầu hổ tròn, lớn hơn quả dừa, nối với thân bằng một cái cổ ngắn, rất khỏe. Hai tai ngăn, vểnh lên. Cặp mắt tròn, to bằng quả chanh, màu vàng nhạt, lúc nào cũng long lên trông rất dữ tợn. Cánh mũi có màu hồng sậm, lúc nào cũng phập phồng như đang đánh hơi. Miệng nó rộng, xung quanh có những sợi ria vàng, thỉnh thoảng lại nhe ra để lộ hàm rang khỏe có những chiếc rang nhanh nhọn hoắt. Em thích nhất là nhìn hổ đi. Bốn chân khỏe, bước những nước chậm rãi, êm áo. Toàn thân hổ uống lượn mềm mại như song, nhịp nhàng theo bước chân đi. Khi bước lên sườn núi, con hổ dừng lại và phóng mắt nhìn ra xung quanh. Dáng hổ vươn cao theo dốc núi, đuôi cong lên, trong thật đẹp và oai vệ. Nhưng chỉ được một chốc, nó lại khoanh mình dưới gốc cây cổ thụ, nằm thiu thỉu ngủ. Bố em bảo có lẽ nó nhớ núi rừng quê hương của nó.

Có lần em thấy các bác trong vườn thú cho hổ ăn. Từng mảnh thịt bò lớn được ném vào chuồng. Hổ nằm dài, chân trước đặt lên tảng thịt, dùng răng ngoạm và xé từng miếng thịt rất dễ dàng bằng những chiếc rang nanh nhọn sắc. Ăn xong, hổ uể oải đứng dậy, đi đến bên dòng suối uống nước rồi lại trở về khoanh mình bên gốc cây.

Em rất thích ngắm hổ. Trong cảm nhận của em, con hổ là hình ảnh của núi rừng hoang dã, của sức mạnh tự nhiên, đẹp đẽ và kiêu hùng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 4)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Quả cầu tuyết

Tuyết rơi ngày càng dày.

Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.

Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

 Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!

- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.

- Mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

            Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ à?

Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã  đưa cụ già bị thương vào.

Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:

- Cháu là một cậu bé dũng cảm.

(Theo  A-mi-xi)

1. Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? (0.5 điểm)

A. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-rô, Ga-rốp-phi

B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

C. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

D. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-rô, En-ri-cô

2. Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

3. Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu? (0.5 điểm)

A. Bị thương ở mắt

B. Bị thương ở chân

C. Bị thương ở đầu

D. Bị thương ở mũi

4. Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

5. Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm? (0.5 điểm)

A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.

B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.

C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.

6. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.

B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.

C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.

D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

7. Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì? (1 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

8. Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì? (1 điểm)

9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau? (1 điểm)

a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mình bạn Ngọc làm được.

b) Nhận được món quà sinh nhật của mẹ.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Tiếng cười là liều thuốc bổ

Một nhà văn đã từng nói: "Con người là động vật duy nhất biết cười."

Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.

Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.

Theo báoGIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả cây ăn quả mà em yêu thích

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

2. (0.5 điểm) C. Ga-rốp-phi

3. (0.5 điểm) A. Bị thương ở mắt

4. (0.5 điểm) B. Ga-rô-nê

5. (0.5 điểm) C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

6. (0.5 điểm) D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

7. (1 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

8. a) - Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,…. Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.

- Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình.Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.

9. (1 điểm)

a) Ngọc ơi, cậu học giỏi thật đó!

b) Món quà đẹp quá! Con cảm ơn mẹ ạ!

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu chung về cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Thân cây:

- Cành lá:

b. Tả chi tiết

- Lá : màu sắc, hình dáng

- Quả : phát triển qua các thời kì như thế nào

c. Công dụng, kỉ niệm về cây ăn quả đó

C. Kết bài

Tình cảm đối với cây ăn quả đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo

Ông nội em có một khu vườn nhỏ nằm ngay trong khuôn viên nhà, chỉ độ vài mét vuông thôi. Trong vườn trồng rất nhiều hoa, rau củ và cây ăn trái. Góc này trồng hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,... góc kia trồng rau cải bắp, su hào, cà chua,... cứ mùa nào thức nấy. Phía cuối vườn trồng cây ăn trái, em thích nhất là cây cam nơi cuối vườn, xanh đậm và nặng trĩu những trái cam thơm ngon.

Nhìn từ xa cây cam giống như một chiếc ô to lớn màu xanh đậm, trên đó có điểm xuyết những trái cam màu vàng tươi. Cây cao khoảng 2 m, một vòng ôm của em ôm không xuể được những tán cây. Thân cây có màu nâu đậm, thứ màu sắc in hằn dấu vết của thời gian. Các cành cây vươn rộng ra nhiều phía, lá cây xanh tươi và quả thì ngọt lành.

Rễ của cây cam đâm sâu vào lòng đất, cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây vững chắc và các cành lá thì tỏa ra mọi phía. Lá cây có màu xanh tươi, nhỏ hơn lá bưởi nhưng lớn hơn lá chanh, lá quất. Khi còn non thì lá xanh nhạt rồi tới khi trưởng thành thì xanh đậm. Khi đổi mùa từng chiếc lá cây rụng xuống gốc để cho lớp lá non lại tiếp tục mọc lên nuôi cây. Em thường buồn mỗi khi nhìn thấy từng chiếc lá rụng xuống, ông nội sẽ cười hiền từ xoa đầu em rồi nói: “Lá rụng về cội mà cháu, từng chiếc lá rụng xuống dưới gốc sẽ hóa thành chất mùn nuôi dưỡng cây thêm xanh tươi”. Hoa cam có màu trắng tinh khiết. Hương cam thơm thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Mỗi sáng em thường tới góc vườn lặng ngắm cây cam và tận hưởng thứ hương thơm mát lành ấy. Hoa cam thơm và đẹp như thế chẳng trách mỗi khi hoa nở ong bướm lại bay tới xung quanh góc vườn này. Quả cam thì cứ lớn dần lên qua từng ngày tháng. Lúc đầu thì bằng hòn bi, tiếp đến bằng quả cà rồi to bằng cả quả bóng bàn. Ban đầu có màu xanh non, xanh đậm rồi từ từ chuyển thành sắc vàng đậm. Khi thấy cam chuyển sang sắc màu đậm ngọt nghĩa là có thể thưởng thức được những trái cam ấy rồi. Mỗi mùa cam ra quả, ông em thường ra vườn hái rồi chia cho con cháu trong nhà. Vì em nhỏ nhất nên ông thường để dành cho em trái cam to nhất, ngon nhất. Bóc vỏ cam ra sẽ thấy từng múi cam được xếp đều nhau khin khít tạo thành một vòng tròn. Bóc từng múi cam sẽ thấy từng tép cam mọng nước ngọt lành. Cam ăn ngọt và thơm mát, rất thích hợp để giải nhiệt và bổ sung vitamin C cho cơ thể.

 Cây cam cho quả để ăn hoặc ép lấy nước. Trong những ngày nắng nóng thế này thật tuyệt vời khi được ăn những múi cam thơm mát hoặc uống một cốc nước cam mát lành. Không chỉ vậy, cây cam còn có rất nhiều lợi ích khác. Ông em nói vỏ cam có thể được dùng để làm thuốc, hay dịp tết đến trong nhà bày trang trí một cây cam trĩu quả thì thật là đẹp biết bao.

Cây cam trong vườn là công sức vun trồng chăm bẵm của ông nội em. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường tới phụ ông tưới nước, nhổ cỏ và bắt sâu cho cây. Được cầm trên tay những quả cam to ngon em hiểu được rằng đó là tình yêu đong đầy của ông em đã được kết tinh trong từng trái cam ấy. Em mong rằng cây cam sẽ luôn xanh tươi và sống thật lâu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 5)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Quê ngoại

Nắng chiều ở quê ngoại

Óng ả vàng ngọn chanh

Lích chích trên cành khế

Tiếng chim trong lá xanh.

Những ngày ở quê ngoại

Tắm mát trên dòng sông

Rất nhiều hoa cỏ lạ

Thoang thoảng hương trên đồng.

Em đi trên bờ lúa

Lấp lánh những giọt sương

Một ngày thật êm ả

Hiền như cỏ ven đường.

Rồi mai về thành phố

Bao nhiêu là khói xe

Miên man em cứ nhớ

Quê ngoại với nắng hè.

(Theo Phạm Thanh Chương)

1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0.5 điểm)

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ bốn chữ

C. Thể thơ năm chữ

D. Thể thơ lục bát

2. Bạn nhỏ trong bài thơ về quê ngoại vào mùa nào? (0.5 điểm)

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

3. Bài thơ nhắc đến những loài cây nào ở quê ngoại? (0.5 điểm)

 Cây chanh

Cây táo

Cây khế

Cây lúa

Cây gạo

4. Bài thơ còn nhắc đến những sự vật nào khác ở quê ngoại? (0.5 điểm)

Nắng chiều

Chim chóc

Đàn cá

Dòng sông

Hoa cỏ lạ

Cánh diều

Giọt sương

Cỏ ven đường

5. Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại qua những giác quan nào? (0.5 điểm)

Thị giác

Xúc giác

Vị giác

Khứu giác

 Thính giác

6. Nội dung chính của bài thơ là gì? (0.5 điểm)

A. Vẻ đẹp của một bản làng người dân tộc trong những ngày hè nắng đẹp.

B. Vẻ đẹp của quê ngoại trong những ngày hè mà bạn nhỏ được về chơi.

C. Tình yêu của bạn nhỏ đối với thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên

D. Kỉ niệm về một chuyến đi tham quan đáng nhớ với những người bạn của mình.

7. Tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ sau? (1 điểm)

Cửa sổ là mắt nhà thơ

Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài

Cửa sổ là bạn của người

Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.

8. Tìm các trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm trong các câu sau? (1 điểm)

a. Trong rừng, cây cối đã bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.

b. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập.

c. Dọc theo những con đường mới đắp, người ta nô nức đua nhau đi xem hội.

d. Trên cánh đồng, lúa đã ngả màu vàng

9. Xác định bộ phận chủ ngữ trong các câu sau? (1 điểm)

a. Nắng phố huyện vàng hoe.

b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Cây cau

Cây cau thuộc họ cau. Thân cây tròn, nổi rõ từng đốt, mấu, có cây cao trên mười mét. Tàu lá cau giống như tàu dừa, nhưng ngắn và nhỏ hơn.

Hoa cau nở thành chùm, trắng ngần, thơm dịu, thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng, mỗi buồng có đến vài chục đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng, có đầu nhọn, núm cau năm cánh, ôm chạt lấy quả. Vỏ cau xanh, ruột trắng ngà, bọc kín hạt cau. Hạt cau tròn, đỏ thẫm, khi bổ ra nổi rõ hoa văn rất đẹp.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn tả một cây ăn quả.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) C. Thể thơ năm chữ

2. (0.5 điểm) B. Mùa hè

3. (0.5 điểm)

Bài thơ nhắc tới những loài cây ở quê ngoại đó là: cây chanh, cây khế, cây lúa

4. (0.5 điểm)

Những sự vật khác được nhắc đến ở quê ngoại đó là:

- Nắng chiều

- Chim chóc

- Dòng sông

- Hoa cỏ lạ

- Giọt sương

- Cỏ ven đường

5. (0.5 điểm)

Bạn nhỏ đã cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại qua các giác quan là: thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác.

Thị giác (bằng mắt): màu vàng óng ả, màu xanh,

Thính giác (bằng tai): tiếng chim kêu trong cành lá xanh

Khứu giác (bằng mũi): thoang thoảng mùi thơm của cỏ lạ                          

Xúc giác (bằng tay, qua da): cảm nhận được sự mát mẻ từ dòng nước trên sông qua da.

6. (0.5 điểm) B. Vẻ đẹp của quê ngoại trong những ngày hè mà bạn nhỏ được về chơi.

Nội dung chính của bài thơ là miêu tả vẻ đẹp của quê ngoại trong những ngày hè mà bạn nhỏ được về chơi. Từ đó thấy được tình yêu, niềm vui thích của bạn nhỏ đối với quê ngoại, một vùng nông thôn tươi đẹp và thanh bình.

7. (1 điểm)

Những câu kể Ai là gì? có trong đoạn thơ đó là:

Cửa sổ là mắt nhà thơ.

Cửa sổ là bạn của người.

8. (1 điểm)

Các trạng ngữ chỉ nơi chốn được gạch chân, in đậm:

a. Trong rừng, cây cối đã bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.

b. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập.

c. Dọc theo những con đường mới đắp, người ta nô nức đua nhau đi xem hội.

d. Trên cánh đồng, lúa đã ngả màu vàng.

9. (1 điểm)

Chủ ngữ là phần được gạch chân trong câu:

a. Nắng phố huyện vàng hoe.

b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu chung về cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Thân cây:

- Cành lá:

b. Tả chi tiết

- Lá mít: màu sắc, hình dáng

- Quả : phát triển qua các thời kì như thế nào

c. Công dụng, kỉ niệm về cây ăn quả đó

C. Kết bài

Tình cảm đối với cây ăn quả đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài văn tả cây mít tham khảo

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu.

 Cây mít gắn bó với cuộc sống của ông bà em và in đậm trong kí ức của em như vậy đấy. Em mong mỗi năm lại có thể có thêm nhiều lần được về quê với ông bà, cùng ông bà ngắm nhìn sự trưởng thành từng ngày của cây mít trong vườn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 6)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TÀN NHANG

Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ được một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những "người da đỏ" hay "người ngoài hành tinh"... Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. - Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.

Ngượng ngập, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh :

 - Sao cháu buồn thế ? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà ! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy ! - Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé. - Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!

Cậu bé mỉm cười :

- Thật không bà ?

- Thật chứ ! - Bà cậu đáp. - Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang!

Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm :

- Những nếp nhăn, bà ạ !

(Sưu tầm)

1. Trong công viên cậu bé và nhiều trẻ em khác đang làm gì? (0.5 điểm)

A. Xếp hàng để mua vé xem phim

B. Xếp hàng để chờ đến lượt chơi một trò chơi

C. Xếp hàng để nhận quà

D. Xếp hàng để chờ người họa sĩ vẽ lên mặt.

2. Điều gì xảy ra khiến cậu bé buồn bà, ngượng ngập? (0.5 điểm)

A. Bị bạn bè xô ngã, kéo ra khỏi hàng.

B. Đến lượt cậu thì người họa sĩ hết màu vẽ.

C. Bị cô bé xếp hàng sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá chẳng còn chỗ nào mà vẽ lên mặt.

D. Bị người họa sĩ chê mặt nhiều tàn nhang, không còn chỗ nào để vẽ nữa.

3. Bà cậu bé đã nói gì để an ủi cậu bé? (0.5 điểm)

A. Nói rằng bà yêu những đốm tàn nhang của cậu bé, tàn nhang cũng xinh và chú họa sĩ chắc chắn sẽ thích chúng.

B. Nói rằng hồi nhỏ bà cũng có tàn nhang trên mặt và bà cũng rất vui vì điều đó.

C. Nói rằng cô bé kia thậm chí còn xấu hơn cậu bé nhiều.

D. Nói rằng cậu bé không cần phải xấu hổ vì ai mà chẳng có điểm yếu.

4. Câu trả lời cuối cùng của cậu bé cho ta hiểu điều gì?

A. Cậu thích những người có nếp nhăn.

B. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn ấy giống như cậu vô cùng yêu bà của mình.

C. Cậu thấy những nếp nhăn rất đẹp.

D. Cậu yêu bà nên cậu cũng muốn trên gương mặt mình cũng có những nếp nhăn giống như bà.

5. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

B. Trông mặt mà bắt hình dong

C. Hãy luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương.

D. Hãy luôn biết giúp đỡ những người xung quanh mình.

6. Tìm câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan - yêu đời? (0.5 điểm)

A. Giấy rách phải giữ lấy lề

B. Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

C. Lời ngọt lọt đến sương

D. Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

7. Kể tên ba địa điểm du lịch nổi tiếng ở trong nước? (1 điểm)

8. Đưa ra yêu cầu đề nghị lịch sự, tế nhị trong những trường hợp sau? (1 điểm)

a. Hỏi mượn bạn cùng lớp cuốn truyện.

b. Bạn ngồi cạnh nói chuyện riêng trong giờ chào cờ, em nhắc bạn giữ trật tự.

9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

a. Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.

b. Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

   Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

   Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

TheoNGUYỄN PHAN HÁCH

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một luống rau hoặc vườn rau.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) D. Xếp hàng để chờ người họa sĩ vẽ lên mặt.

2. (0.5 điểm) C. Bị cô bé xếp hàng sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá chẳng còn chỗ nào mà vẽ lên mặt.

3. (0.5 điểm) A. Nói rằng bà yêu những đốm tàn nhang của cậu bé, tàn nhang cũng xinh và chú họa sĩ chắc chắn sẽ thích chúng.

4. (0.5 điểm) B. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn ấy giống như cậu vô cùng yêu bà của mình.

5. (0.5 điểm) C. Hãy luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương.

6. (0.5 điểm) B. Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

7. (1 điểm) Ví dụ: Sa Pa, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt,...

8. (1 điểm)

a) Cậu ơi, cho mình mượn cuốn truyện này nhé!

b) Cậu ơi không nên mất trật tự trong giờ học nhé!

9. (1 điểm)

a. Sau khu lớp họcsân tập của đội bóng nhí trường tôi // được xây dựng khang trang.

         Trạng ngữ                       Chủ ngữ                                              Vị ngữ

b. Trong sân trường tôikhu vực nào // cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.

          Trạng ngữ                Chủ ngữ                     Vị ngữ

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu vườn rau mà em yêu thích

B. Thân bài

a. Tả bao quát (0.5 điểm)

Vườn rau nằm trên một khoảng đất rộng trồng rất nhiều loại rau khác nhau

b. Tả chi tiết (1 điểm)

Tả chi tiết những loại rau có trong vườn như cải bẹ, xà lách, hành hẹ, cà chua, rau muống, bầu bí.....

c. Hoạt động chăm sóc cho vườn rau của con người, hoạt động của ong bướm,... trong vườn (1 điểm)

D. Kết bài (0.75 điểm)

Cảm nghĩ của em về vườn rau

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo

        Nói đến vườn rau, em làm sao quên được vườn rau của bác Năm bên cạnh nhà em. Vườn rau ấy lúc nào cũng đẹp một màu xanh tươi tốt.

         Vườn rau của bác Năm chiếm một khoảnh đất khá rộng. Bác trồng đủ các loại rau quả. Từ xa nhìn lại, vườn rau xanh mịn màng như một tấm thảm mát mắt. Bước chân vào vườn, em gặp ngay những luống cải bẹ xanh từng hàng thẳng tắp. Những cây cải nở to với những bẹ xanh mọng nước. Kế đó là những luống xà lách mơn mởn, xanh non, rồi những luống rau thơm, nào quế, ngò gai, nào diếp cả, cần tàu, cần nước, rau thơm… Từng hàng, từng “hàng chạy song song với nhau không hề thấy một cọng lá úa. Bên những luống hành, hẹ là những luống cà chua, đậu đũa. Những trái cà chua đỏ mọng nằm sát mặt đất. Những trái đậu đũa tòng teng trên những thang chà…

         Vườn bác Năm còn có một cái ao nhỏ chằng chịt rau muống. Những cánh hoa màu trắng điểm những sọc tím rung rinh theo làn gió nhẹ. Trên mặt ao là một giàn bầu bí chằng chịt, quấn quýt bên nhau. Những đóa hoa màu vàng hòa lẫn với màu xanh của lá làm cho giàn bầu bí nổi bật hẳn lên. Những chú bướm nhởn nhơ bay trên cánh hoa tạo nền một cảnh rất thơ mộng. Cuối vườn là những hàng mía, hàng chuối thẳng tắp đang thời kì phát triển. Đằng xa hơn là vườn cây trái, cành lá sum suê và sai nặng những quả.

           Bác Năm luôn cặm cụi trong vườn tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân… Vì thế, vườn rau luôn xanh tốt và quanh năm gia đình bác có cuộc sống sung túc nhờ vườn rau, vườn cây đem lại.. Em rất thích mảnh vườn của bác Năm. Những buổi đẹp trời, em thường sang thăm vườn của bác. Ngồi bên bờ ao, em dõi mắt nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước hay nhìn đàn bướm bay lượn trên những cánh hoa mà tâm hồn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 7)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Một chuyến đi xa

Một người cha dẫn con trai của mình đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó. Hai cha con họ sống chung với một gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

- Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.

- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.

- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

(Theo Quang Kiệt)

1. Hai cha con bạn nhỏ đã đi cắm trại ở đâu? (0.5 điểm)

A. Trên núi

B. Ở một vùng quê

C. Ở gần biển

D. Ở công viên

2. Người cha muốn con đưa con đi cắm trại nhằm mục đích gì? (0.5 điểm)

A. Muốn con gặp gỡ xóm làng, những người thân quen với người cha.

B. Muốn con được hít thở không khí trong lành.

C. Muốn con học cách chịu khổ.

D. Muốn con hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó.

3. Bạn nhỏ đã so sánh cuộc sống của gia đình bạn nhỏ với cuộc sống của gia đình người nông dân như thế nào? Hoàn thành sơ đồ so sánh sau: (2 điểm)

Gia đình bạn nhỏ có

Những người nông dân có

4. Bạn nhỏ kết luận gì về cuộc sống bên ngoài? (0.5 điểm)

A. Cuộc sống bên ngoài thật nghèo khổ và thiếu thốn!

B. Cuộc sống bên ngoài thật thú vị và nhiều điều lí thú!

C. Cuộc sống bên ngoài không hề như những gì bạn nhỏ đã tưởng tượng.

D. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

5. Em học tập được điều gì sau khi đọc xong câu chuyện này? (1 điểm)

6. Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau? (0.5 điểm)

a. Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ.

b. Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.

7. Tìm những từ ngữ có chứa tiếng lạc để điền vào mỗi chỗ trống sau: (1 điểm)

a. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xóa bỏ đói nghèo, ........

b. Bác Hồ luôn ............, yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên

Khuya rồi, sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...

Nguyễn Trọng Tạo

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một con vật nuôi trong nhà.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) B. Ở một vùng quê

2. (0.5 điểm) D. Muốn con hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó.

3. (2 điểm)

Gia đình bạn nhỏ có

Những người nông dân có

Một con chó

Bốn con chó

Một hồ bơi trong vườn

Cả một dòng sông

Bóng đèn điện để thắp sáng

Rất nhiều ngôi sao toả sáng

Những cửa sổ

Cả một bầu trời đêm bao la

4. (0.5 điểm) D. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

5. (1 điểm) Hs trả lời được đúng ý: Cần thường xuyên thăm thú bên ngoài, khám phá thế giới để hiểu về cuộc sống của những người xung quanh mình, để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân mình.

6. (0.5 điểm)

a. Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ.

b. Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.

7. (1 điểm)

a. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu.

b. Bác Hồ luôn lạc quan, yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài: (0.75 điểm)

Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

B. Thân bài: (2.5 điểm)

a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

c. Sự săn sóc hoặc quan tâm của em với con vật nuôi

C. Kết luận: (0.75 điểm)

- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

- Tình cảm, suy nghĩ của em về con vật

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo

Nhân sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh ! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.

Mi Mi nhà em thật đáng yêu. Chú có bộ lông màu khoang trắng. Cái đầu tròn, nhỏ xinh và mềm như cục bông. Hai tai thì nhỏ xíu, luôn dựng thắng đứng rất thính và nhạy. Đôi mắt Mi Mi sáng long lanh như hòn bi. Đêm đến đôi mắt bỗng trở nên vô cùng nhanh nhạy, linh hoạt. Bộ ria thì luôn vểnh lên, có vẻ oai vệ lắm. Bốn chân chú ta thon, nhỏ, mềm mại, phía dưới còn có nệm thịt màu hồng. Nhờ đó mầ mỗi bước đi đều vô cùng nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài thỉnh thoảng thích thú điều gì lại vung vẩy non vô cùng đáng yêu.

Khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay lui tới như thùng gạo, tủ thức ăn,… chú nấp vào chỗ kín, im lặng đợi chờ. Chỉ cần một tên chuột nào đó xuất hiện thì mèo ta bằng một cú nhảy điêu luyện, bung người lên vồ chính xác con mồi, rất ít khi vồ hụt. Những cái vuốt sắc nhọn chặn lấy cổ họng đối phương, cái miệng quặp lấy cái đầu, quật lia lịa xuống nền nhà.

Em rất yêu Mi Mi nhà em. Bởi vì Mi Mi là một người bạn thân thiết của em. Hằng ngày em đều cho Mi Mi ăn ba bữa đầy đủ. Dọn dẹp thau cát vệ sinh và chỗ ở của Mi Mi. Mùa lạnh về em cùng với chị làm áo ấm cho Mi Mi mặc. Tuy là động vật, chẳng biết nói năng nhưng Mi Mi có lẽ cũng hiểu sự quan tâm, chăm sóc mà em dành cho Mi Mi. Chỉ cần em có ở nhà là Mi Mi sẽ quấn lấy em, dụi dụi cái đầu nhỏ đáng yêu vào người em để nũng nịu. Em yêu Mi Mi, mong Mi Mi luôn mạnh khỏe để làm bạn với em lâu thật lâu.

Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 8)

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

Cắt cỏ trong vườn

5 đô la

 

Dọn dẹp phòng của con

1 đô la

 

Đi chợ cùng với mẹ

50 xu

 

Trông em giúp mẹ

25 xu

 

Đổ rác

1 đô la

 

Kết quả học tập tốt

5 đô la

 

Quét dọn sân

2 đô la

 

Mẹ nợ con tổng cộng

   

14,75 đô la

           

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.

- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

- Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

- Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.

- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

- Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN. ”

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng:

1. Theo lời cậu bé trong câu chuyện, mẹ đã nợ cậu tổng cộng là bao nhiêu đô la? (0.5 điểm)

A. 14,57 đô la

B. 14,75 đô la

C. 41,75 đô la

D. 41,57 đô la

2. Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những việc tốt cậu bé trong câu chuyện đã làm được và ghi lại để tính công? (0.5 điểm)

A. Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà.

B. Đổ rác, rửa bát, kết quả học tập tốt, trồng cây trong vườn.

C. Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân.

D. Kết quả học tập tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, nấu cơm chiều, cắt cỏ trong vườn.

3. Em hãy nêu những việc mà người mẹ đã làm cho con được kể ra trong bài? (0.5 điểm)

4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Những điều vô giá có nghĩa là gì? (0.5 điểm)

A. Những điều không có giá trị.

B. Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được.

C. Những điều chưa xác định được giá trị.

D. Những điều hết sức đơn giản

5. Theo em, câu chuyện trên có ý nghĩa gì? (1.0 điểm)

6. Tìm chủ ngữ trong câu sau: “Ngày mai, tôi và các đồng chí lại lên đường hành quân ra Bắc.” (0.5 điểm)

A. Ngày mai

B. Tôi

C. Tôi và các đồng chí

D. Lại lên đường hành quân ra Bắc

7. Trong những câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ chỉ thời gian? (0.5 điểm)

A. Với đôi chân mạnh mẽ, tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn.

B. Trong vườn, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen.

C. Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ.

D. Ở nhà, em thường giúp mẹ quét nhà.

8. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp? (1 điểm)

A

B

1. Căn nhà trống vắng.

a. Câu kể “Ai làm gì?”

2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non.

b. Câu kể “Ai thế gì?”

3. Bạn đừng giấu!

c. Câu kể “Ai là gì?”

4. Các thanh niên lên rừng làm rẫy.

d. Câu cầu khiến

9. Đặt câu cảm bày tỏ sự thán phục cho tình huống sau: Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ bạn Hùng làm được. (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

LÁ BÀNG

          Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) B. 14,75 đô la

2. (0.5 điểm) C. Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân.

3. (0.5 điểm) Những việc mà người mẹ đã làm cho con được kể trong bài:

- Nằm trong bụng mẹ chín tháng mười ngày.

- Ở bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau.

- Mẹ khóc vì những giọt nước mắt của con

- Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con

- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua

- Tình yêu mà mẹ dành cho con

4. (0.5 điểm) B.Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được.

5. (1 điểm) Học sinh nêu được một trong các ý sau, chẳng hạn:

- Câu chuyện nói lên tình yêu thương của mẹ đối với con là vô giá.

- Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

- Câu chuyện nói lên được tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.

6. (0.5 điểm) C.Tôi và các đồng chí

Ngày maitôi và các đồng chí  // lại lên đường hành quân ra Bắc.

    TrN                 CN                                          VN

7. (0.5 điểm) C.Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ.

Trạng ngữ chỉ thời gian trong câu này là “Sau khi đọc xong”; những câu khác đều là trạng ngữ chỉ Cách thức - “Với đôi chân mạnh mẽ”; Địa điểm - “Trong vườn”, “Ở nhà”

8. (1.0 điểm)

1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a

9. (1.0 điểm) Một số ví dụ:

- Ôi! Hùng giỏi quá!

- Bạn siêu quá!

- Cậu thật là tuyệt!

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài: (0.75 điểm)

Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

B. Thân bài: (2.5 điểm)

a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

c. Sự săn sóc hoặc quan tâm của em với con vật nuôi

C. Kết luận: (0.75 điểm)

- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

- Tình cảm, suy nghĩ của em về con vật

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài văn tham khảo

       Chó là loài động vật vô cùng trung thành, chúng là những người bạn tốt của con người. Từ nhỏ đến giờ em đã rất yêu thích động vật vật, đặc biệt là chó. Nhà em cũng nuôi một chú chó nhỏ, em vô cùng yêu thích chú ta.

       Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập.

       Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình tròn vo với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.

       Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nhà và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.

       Em rất yêu quý con chó nhà em, chẳng biết từ bao giờ Đốm đã trở thành một thành viên trong nhà. Gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 9)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HỌC ĐÀN - HÃY HỌC IM LẶNG TRƯỚC

         Bét-tô-ven (1770 - 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào... Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.

         Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi :

       - Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ?

       - Con không thấy ạ !

       - Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu.

       Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu :

       - Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.

      Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.

(Uyên Khuê)

 

1. Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người nước nào? (0.5 điểm)

A. Pháp

B. Đức

C. Anh

D. 

2. Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc như thế nào? (0.5 điểm)

Học 12 tiếng với đủ các loại đàn.

Suốt ngày đêm nghe nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng để tìm kiếm cảm hứng âm nhạc.

Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng la-tinh và các kiến thức phổ thông khác.

€Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.

Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.

€Đàn đến mức ngất xỉu.

3. Bài học đầu tiên mà thầy giáo dạy Bét-tô-ven là gì? (0.5 điểm)

A. Tính khiêm tốn

B. Tính tự tin

C. Tính tự lập

D. Tính kiên nhẫn.

4. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? (0.5 điểm)

A. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình.

B. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận.

C. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.

D. Vì thầy giáo muốn học đàn thật cẩn thận nốt nhạc quan trọng nhất trong bản nhạc.

5. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào năm bao nhiêu tuổi? (0.5 điểm)

A. 7 tuổi

B. 8 tuổi

C. 9 tuổi

D. 10 tuổi

6. Nội dung của câu chuyện này là gì? (0.5 điểm)

A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.

B. Ca ngợi thầy trò Bét-tô-ven đã kiên trì luyện đàn

C. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét-tô-ven biết lắng nghe âm thanh.

D. Ca ngợi tình thầy trò thân thiết của Bét-tô-ven và thầy dạy đàn của mình.

7. Đọc đoạn văn sau, xác định các câu kể Ai làm gì? Gạch chân dưới chủ ngữ trong những câu đã tìm được? (1 điểm)

        Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. Người thầy đầu tiên là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay.

8. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì? (1 điểm)

a) Cậu bé Bét-tô-ven

b) Thầy giáo của cậu

9. Tìm  trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven? (1 điểm)?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đây là xứ tiền rừng bạc biển. Càng đến gần, những đàn chim bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. Chim đậu neo nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là.  Chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn tả một loài hoa mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) B. Đức

2. (0.5 điểm)

Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc vô cùng vất vả:

- Học 12 tiếng với đủ các loại đàn.

Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng la-tinh và các kiến thức phổ thông khác.

Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.

3. (0.5 điểm) D. Tính kiên nhẫn.

4. (0.5 điểm) C. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.

5. (0.5 điểm) B. 8 tuổi

6. (0.5 điểm) A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.

7. (1 điểm)

Những câu kể Ai làm gì? được tìm thấy trong đoạn văn đó là (Phần gạch chân chính là chủ ngữ của câu)

- Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc.

Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông.

Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay.

8. (1 điểm)

a) Cậu bé Bét-tô-ven đàn mải miết.

b) Thầy giáo của cậu chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc.

9. (1 điểm)

Những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven: thần đồng, thiên tài

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu chung về cây hoa mà em muốn tả

B. Thân bài

a. Tả bao quát

- Cây hoa được trồng ở đâu?

- Thân hình như thế nào?

b. Tả chi tiết

- Lá hoa có màu gì? hình dáng ra sao?

- Thân cây có hình dáng gì? Màu sắc ra sao? Có phân nhánh không?

- Màu hoa có hình dáng gì? Màu sắc ra sao? Có mùi hương không?

c. Công dụng của hoa, điểm đặc biệt của hoa

C. Kết bài (0.75 điểm)

Cảm nghĩ về loài hoa mà em đã tả.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo (tả hoa hồng)

          Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.

          Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.

          Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.

         Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.

         Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 10)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

        Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :

        - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này.

        Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.

        Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :

        - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ?

        Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời :

        - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

        Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ !

(Linh Nga)

1. Đề kiểm tra đầu năm học của thầy giáo dạy toán có gì đặc biệt? (0.5 điểm)

A. Đề kiểm tra rất dài nhưng chỉ có 15 phút để làm bài.

B. Đề kiểm tra hoàn toàn không liên quan đến kiến thức môn toán học sinh được tự do viết những gì mình muốn viết.

C. Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.

D. Đề kiểm tra được chia thành bốn mức độ với bốn mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.

2. Vì sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?  (0.5 điểm)

A. Vì dạng đề thứ hai thuộc những kiến thức học sinh đã được ôn tập kĩ trước đó.

B. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm hơn.

C. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm để ăn chắc điểm.

D. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin vào khả năng của mình.

3. Điều bất ngờ gì đã xảy ra vào tiết trả bài một tuần sau? (0.5 điểm)

A. Cả lớp không ai được điểm tối đa cho mỗi dạng đề mà mình chọn.

B. Cả lớp đều được 10 điểm vì đó là sự động viên đầu năm mà thầy giáo dành cho các học sinh.

C. Thầy giáo cho học sinh tự mình đánh giá điểm số mà mình xứng đáng nhận được.

D. Ai chọn dạng đề nào thì được đúng điểm tối đa của đề đó.

4. Theo em, thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? (0.5 điểm)

A. Thử thách sự tự tin của học sinh

B. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.

C. Kiểm tra chất lượng học Toán của học sinh.

D. Kiểm tra tính cẩn thận và tỉ mỉ của học sinh khi làm bài

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Khi kiểm tra nên chọn dạng đề được điểm cao nhất.

B. Nên chọn những đề vừa với sức của mình.

C. Cần cẩn trọng trong mỗi lựa chọn của mình.

D. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.

6. Trạng ngữ trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa về mặt nào?

“Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình.”

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện

B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ địa điểm

7. Cho câu kể “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến. (1 điểm)

8. Với các trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm sau, em hãy viết thành câu hoàn chỉnh: (1 điểm)

a/ Phía bên bờ sông, ....

b/ Ở cuối khu phố nhà em,...

c/ Trong những khu chung cư gần nhà em,.....

9. Tìm hai câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan - yêu đời. (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

THẮNG BIỂN

      Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.

      Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) C. Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.

2. (0.5 điểm) C. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm để ăn chắc điểm.

3. (0.5 điểm) D. Ai chọn dạng đề nào thì được đúng điểm tối đa của đề đó.

4. (0.5 điểm) A. Thử thách sự tự tin của học sinh

5. (0.5 điểm) D. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.

6. (0.5 điểm) A. Trạng ngữ chỉ phương tiện

7. (1 điểm) HS chuyển câu phù hợp với yêu cầu của bài tập.

Ví dụ:

- Câu hỏi: Ngân có chăm chỉ học tập lắm không?

- Câu cảm: Ngân chăm chỉ học tập quá!

- Câu cầu khiến: Ngân hãy chăm học học tập nhé!

8. (1 điểm) HS phát triển câu sao cho phù hợp:

Ví dụ:

a/ Phía bên bờ sông, các bà các mẹ đang giặt quần áo.

b/ Ở cuối khu phố nhà em, cây phượng vĩ đã nở hoa đỏ rực.

c/ Trong những khu chung cư gần nhà em, nhà nào cũng được trang bị đầy đủ các vật dụng gia đình hiện đại.

9. (1 điểm)

Ví dụ:

- Sông có khúc, người có lúc

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

- Giới thiệu chung về con vật

- Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào

B. Thân bài

a. Tả bao quát (0.5 điểm)

- Hình dáng vật như thế nào?

- Bộ lông vật ra sao?

b. Tả chi tiết (1 điểm)

Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động

Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….

c. Tả hoạt động (1 điểm)

Thói quen ăn uống và đi lại của con vật

C. Kết bài (0.75 điểm)

Cảm nghĩ của em về con vật đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo

      Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.

       Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầu lớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng dế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hô là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.

      Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 11)

A. Phần đọc

I. Đọc hiểu và trả lời câu hỏi

Sáng nay chim sẻ nói gì?

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thoả thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi. ”

Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim Sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim Sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim Sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:

- Chị ơi, em đói lắm!

- Ai thế? Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Em là Chim Sẻ nè. Em đói…

Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim Sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.

- Ôi, em cám ơn chị!

Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.

(Theo Báo Nhi đồng số 8/2009)

Đọc thầm bài “Sáng nay chim sẻ nói gì”, chọn đáp án đúng (A, B, C, D) ghi ra giấy hoặc trả lời ngắn.

Câu 1 (0,5 đ). Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, vật đó có giá trị ra sao?

A. Viên đá quý rất đắt tiền.

B. Một vật giúp bé Na học giỏi.

C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

D. Một vật là đồ cổ có giá trị.

Câu 2 (0,5 đ). Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý?

A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim.

B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử.

C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa.

D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm.

Câu 3 (0,5 đ). Chim Sẻ đã nói gì với bé Na?

A. Chị ơi, em đói lắm!

B. Em là Chim sẻ nè. Em đói…

C. Ôi, em cám ơn chị!

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4 (0,5 đ). Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là:

A. Đi chơi xa để ngắm cảnh thiên nhiên đẹp.

B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng.

C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ.

D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi.

Câu 5 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ thích thú trong câu: “Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.” là:

A. yêu quý

B. thoải mái

C. thích chí

D. vui vui

Câu 6 (0,5 đ). Trạng ngữ trong câu “Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười.” chỉ gì?

A. Chỉ nơi chốn.

B. Chỉ thời gian

C. Chỉ nguyên nhân.

D. Chỉ mục đích.

Câu 7 (0,5 đ). Các từ láy có trong đoạn văn “Bé Na nhìn sững …………. cúi xuống mổ dồn dập.” là:

A. mỏ nhỏ, mấp máy, thích thú.

B. mấp máy, thích thú, cảm ơn.

C. mỏ nhỏ, mấp máy, thích thú, dồn dập.

D. mấp máy, thích thú, dồn dập.

Câu 8 (0,5 đ). Trong bài, dấu hai chấm có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là các ý liệt kê.

D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 9 (1 đ). Viết lại 1 câu hỏi, 1 câu cảm có trong bài.

- Câu hỏi: …………………………………………….………………….………

- Câu cảm: …………………………………………….…………………………

Câu 10 (1 đ). Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau.

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

Câu 11 (1 đ). Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi.” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì?

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút

Chiều ngoại ô

Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút.

HS lựa chọn 1 trong các đề sau:

Đề 1: Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hãy tả một con vật đã gắn bó với em.

Để 2. Em rất thích xem chương trình “Thế giới động vật” trên ti vi. Em hãy tả lại một con vật em nhìn thấy trong chương trình đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

1. Nội dung, hình thức kiểm tra

- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập

- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở HK2, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung bài học do giáo viên nêu.

- Hình thức: Giáo viên cho học sinh lựa chọn số trên power point.

Lưu ý: Tránh trường hợp 2 học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.

2. Cách đánh giá

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cum từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm

+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

C

0,5

2

B

0,5

3

D

0,5

4

B

0,5

5

C

0,5

6

B

0,5

7

D

0,5

8

B

0,5

9

HS viết đúng câu hỏi

HS viết đúng câu cảm

- Câu hỏi: Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Câu cảm: Ôi, em cám ơn chị!

0,5

0,5

10

TN: Đêm nọ, trong giấc mơ,

CN: bé Na

VN: được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

0,5

0,25

0,25

11

Con người phải yêu quý thiên thiên, biết bảo vệ môi trường thì vạn vật trên trái đất sẽ được hạnh phúc.

1

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm) – 15 phút.

- Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)

- Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm)

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,25 điểm)

- Viết đúng chính tả (không quá 5 lỗi) (1 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.

* Mở bài: Giới thiệu được con vật định tả (mở bài gián tiếp) (1 điểm)

* Thân bài: (4 điểm)

- Nội dung: (1,5 điểm)

+ Tả hình dáng đặc trưng của con vật đó (0.5 điểm).

+ Tả hoạt động phù hợp của con vật đó (0.5 điểm).

+ Nêu được ích lợi con vật định tả. (0,5 điểm).

- Kĩ năng (1,5 điểm)

+ Có khả năng lập ý, sắp xếp ý phù hợp (0,5 điểm)

+ Có kĩ năng dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

+ Có kĩ năng liên kết câu chặt chẽ (0,5 điểm)

- Cảm xúc (1 điểm)

+ Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, thái độ con vật định tả,… (0,5 điểm)

+ Lời văn chân thành, có cảm xúc (0,5 điểm)

* Kết bài: Kết bài phù hợp thể hiện được tình cảm của mình về con vật định tả (1 điểm)

* Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. (0.5 điểm).

* Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng (0.5 điểm).

* Bài viết có sự sáng tạo (1 điểm).

Bài tham khảo: Tả con vật gần gũi với em

Vậy là những ngày quay trở lại trường học đã bắt đầu sau bao ngày mong đợi của em. Hôm nay, sau một ngày học tập vất vả ở trường khi vừa bước vào trước cửa nhà em đã nghe thấy tiếng “Meo. A, cô chủ đã về! Xin chào cô chủ!”. Oa, ai vậy nhỉ? À, thì ra tiểu thư mèo Kitty dễ thương đang chạy ra đón em đi học về đây mà. Em liền chạy đến vuốt ve Kitty, mọi mệt mỏi trong ngày của em như tan biến hết.

Chà! Kitty có bộ lông mới đẹp làm sao! Đó là một màu trắng tinh khiết như bông tuyết đầu mùa. Đầu nó tròn như quả bóng sờ vào rất thích, trên đỉnh đầu mọc ngay ngắn hai cái tai hình tam giác xinh xinh. Hai con mắt to tròn, xanh biếc, trong trẻo như nước biển. cái mũi hồng xinh xắn, ướt nhẹp. Bốn chân Kitty dài và thon thả. Mỗi bước đi đều nhẹ nhàng, lanh lẹ như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thật thướt tha, duyên dáng.

Kitty là một con mèo điệu đà. Buổi sáng mèo ta thường nằm ườn ở hiên nhà sưởi nắng, xế trưa, mèo đi đi lại lại trong nhà. Kitty ngó nghiêng lên tường nhà như chuẩn bị bắt thạch sùng. Thạch sùng chỉ là món để mèo nghịch chơi. Chuột mới chính là món mèo thích. Chiều tối, Kitty ngồi như bất động ở góc nhà, bốn chân thu lại, đuôi cong áp sát mặt đất. Mắt Kitty lúc này sáng quắc, chăm chú nhìn vào góc nhà. Nếu có chú chuột nào mèo ta phóng đến nhanh. Thoắt cái đã nghe một tiếng “chít” vang lên gọn lỏn. Mèo ta ngoạm chú chuột xấu số ra sân sau. Mèo vờn chuột, đùa giỡn chán rồi mới ăn. Nhờ có Kitty, nhà em không thấy bóng chuột nào.
Kitty khá tinh khôn nên em rất yêu quý nó. Ngày nào khi em đi học về, Kitty đều chạy đến, kêu một tiếng “meo” mừng rỡ rồi cạ thân mình, nép vào chân em. Em cúi xuống vuốt đầu chàng mèo. Mèo ta rất bằng lòng, mắt lim dim mắt trông vừa dễ thương, vừa buồn cười.

Kitty bắt chuột giỏi nên được mọi người khen ngợi và thường gọi đùa chàng là “Dũng sĩ diệt chuột”. Em rất yêu Kitty và thường đùa giỡn với nó. Thế nên, ngoài những lúc làm “Dũng sĩ diệt chuột” Kitty là một người bạn thân của em, biết nhõng nhẽo, làm dáng và đón em ở cửa nhà sau mỗi buổi học về. Kitty thật đáng yêu!

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 12)

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc thầm

BÀI ĐỌC THẦM

NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ

Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo:

- Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá!

Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc u giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ.

U lại nói tiếp:

- Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào u đi chợ, u mua vở cho mà đi học.

Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn:

- Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy.

- Vâng.

Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi:

- Đi nhanh lên, Tí ơi!

Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.

Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động.

Theo Bùi Hiển

Chú thích:- U: mẹ (gọi theo nông thôn miền Bắc )

- Xã viên: nông dân làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.

- Nghé: con trâu còn nhỏ

Em đọc thầm bài “Ngày làm việc của Tí” rồi làm các bài tập sau:

(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng)

Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì?

lấy điếu cày cho bố 

dắt nghé ra khỏi cổng 

đi chăn nghé 

đuổi gà ăn vụng thóc 

(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Câu 2. Mẹ bảo phần thưởng dành cho Tí sẽ là gì?

□ Mẹ mua cho Tí nhiều quà bánh.

□ Mẹ mua vở cho Tí đi học

(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)

Câu 3. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì?

□ Mọi người khuyên Tí quay về nhà.

□ Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí.

□ Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.

□ Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì.

Câu 4. Câu văn nào cho thấy bé Tý điều khiển được con nghé?

Câu 5. Nếu được bố mẹ tin tưởng giao một công viêc nhà mà em chưa làm bao giờ. Em sẽ ứng xử thế nào?

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………

(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng)

Câu 6. Chủ ngữ trong câu “Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn.” là:

Phía cổng làng 

các cô chú 

các cô chú xã viên 

Phía cổng làng, các cô chú 

Câu 7. Hãy chuyển câu kể “Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn.” thành câu cảm:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 8. Nối câu kể ở cột A với tên kiểu câu phù hợp ở cột B

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng việt

Câu 9. Tìm từ láy có trong đoạn văn “Tí chúm miệng cười…………….đang di động”.

Các từ láy là:

Câu 10. Hãy đặt một câu khiến có trạng ngữ để nhắc bạn giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.

B. Phần viết

I. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Thời gian: 15 phút

Bài “Đàn ngan mới nở” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 119)

Viết đầu bài và đoạn “Chúng có bộ lông … đằng trước.”

II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút

Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng

…… /1 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc)

……/ 1 đ

3. Đọc diễm cảm

…… / 1 đ

4. Cường độ, tốc độ đọc

…… / 1 đ

5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu

…… / 1 đ

Cộng

…… / 5 đ

II. ĐỌC THẦM (5 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu 1. đi chăn nghé

Câu 2. Thứ tự điền là:

Mẹ mua cho Tí nhiều quà bánh. S

Mẹ mua vở cho Tí đi học Đ

Câu 3. Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.

Câu 4. Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô.

Học sinh có thể diễn đạt bằng lời của mình như đảm bảo ý đúng, phù hợp.

Câu 5. Học sinh tự diễn đạt theo suy nghĩ của bản thân.

Nếu được bố mẹ tin tưởng giao một công viêc nhà mà em chưa làm bao giờ. Em sẽ đồng ý và cố gắng hết sức làm những việc được giao.

Câu 6. Chủ ngữ là: các cô chú xã viên

Câu 7. Gợi ý: A, cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn ngộ quá!

Câu 8.

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng việt

Học sinh nối đúng cả ba ý được 0,5 điểm.

Câu 9. Các từ láy là: lỏn lẻn, ngoan ngoãn, lon ton, mấp mô, lũn cũn.

Học sinh tìm đúng 4 đến 5 từ láy được 0.5đ

Câu 10. Học sinh đặt được câu khiến đúng yêu cầu được 0,5 điểm.

Gợi ý: Ở nhà, bạn hãy giúp mẹ rửa chén nhé!

Nếu ở nhà, bạn hãy phụ mẹ nấu cơm nhé!

B. Phần viết

II. CHÍNH TẢ (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.

III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

1. YÊU CẦU:

a. Thể loại: Miêu tả (con vật)

b. Nội dung:

Học sinh viết được bài văn tả một con vật mà em có dịp quan sát và yêu thích. Các chi tiết miêu tả phải phù hợp với đặc điểm của con vật, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, miêu tả, lời văn sinh động, tự nhiên.

c. Hình thức:

- Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động.

- Diễn đạt thành câu lưu loát.

- Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ.

2. BIỂU ĐIỂM:

- Điểm 4,5 - 5: Bài làm hay, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, chọn lọc chi tiết làm nội bật đặc điểm của con vật. Hành văn tự nhiên, câu văn mạch lạc, trôi chảy, lỗi chung không đáng kể.

- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.

- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, viết văn dưới dạng liệt kê các ý, câu văn chưa gọn gàng, ý lủng củng, nội dung sơ sài hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.

- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, bố cục chưa đầy đủ, sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, vụng về, dùng từ không chính xác.

- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.

Lưu ý:

Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả con vật.

Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 13)

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong 5 bài tập đọc và trả lời một câu hỏi liên quan nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu:

1. Bài Đường đi Sa Pa Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 102)

2. Bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 114)

3. Bài Ăng-co Vát Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 123)

4. Bài Tiếng cười là liều thuốc bổ Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 153) 5. Bài Con chuồn chuồn nước Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 127)

2. Đọc thầm: (7 điểm - 30 phút) Đọc thầm bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” TV 4 tập 2 và trả lời các câu hỏi dưới bài:

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1, 2, 3, 5, 8.

Câu 1: (M1-0,5đ) Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng năm nào?

A. 20 / 7/1519.

B. 20 / 9/1519.

C. 20 / 8/1519.

Câu 2:(M2-0,5đ) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

B. Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.

C. Khám phá vùng biển Thái Bình Dương.

Câu 3: (M1-0,5đ) Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền?

A. Không còn chiếc nào.

B. Còn 1 chiếc.

C. Còn 2 chiếc.

Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao đoàn thám hiểm chỉ còn 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?

Câu 5: (M3-0,5đ) Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào:

A. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu

B. Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu

C. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á - Ấn Độ Dương – Châu Âu

Câu 6: (M3–1đ) Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 7: (M1-1đ) Tìm 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài:

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 8: (M2-0.5đ) Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?

A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

B. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

C. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 9: (M3–1đ) Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau :

Em đóng vai một thủy thủ trong đoàn thám hiểm và đi xin người dân ở đảo thức ăn, nước uống.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 10: (M4-1đ) Đặt một câu cảm nói về các thủy thủ tham gia đoàn thám hiểm.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

II. Kiểm tra viết: (10 điểm) HS viết chính tả và làm tập làm văn vào giấy ô li.

1. Chính tả (nghe – viết) ( 2 điểm - 15 phút)

Bài: Ăng – co Vát (Từ đầu đến như xây gạch vữa) TV4 tập 2 trang 123

Ăng - co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đến chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua 3 tầng hành lang dài gần 1500m và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại Khơ-me. Đây là những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

2. Tập làm văn: (8 điểm - 35 phút)

Đề bài: Tả con vật mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

a. Đọc: (2 điểm)

- Đọc đúng tốc độ 85 chữ/phút, rõ ràng rành mạch, phát âm chính xác, ngắt nghỉ đúng hơi đúng ở các dấu câu (2 điểm)

- Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (1,75 điểm)

- Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu (1,5 điểm)

- Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, một số tiếng còn phải đánh vần, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (1 điểm)

- Đọc chậm, một số tiếng còn phải đánh vần, phát âm chưa chính xác, nghỉ hơi không đúng ở các dấu câu (0,5 điểm)

* (Tùy vào mức độ đọc sai sót của học sinh về dấu thanh, dấu câu,cách ngắt nghỉ hơi

. . . mà giáo viên trừ điểm cho phù hợp)

b. Trả lời câu hỏi (1 điểm)

Trả lời đúng câu hỏi có liên quan về nội dung đoạn đọc giáo viên ghi 1 điểm.

Nếu HS trả lời đúng nhưng chưa đủ ý ghi 0,5 điểm.

II. Đọc hiểu – Kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)

Khoanh đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm

Câu

1

2

3

5

8

Đáp án

B

A

B

C

B

Câu 4: (1 điểm)

Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.

Câu 6: (1 điểm)

Đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Câu 7: (0.5 điểm)

Ví dụ: Ngày 20 tháng 9 năm 1519,  từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi.

Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

(Lưu ý: HS tìm được trạng ngữ khác cũng ghi 0,5 điểm)

Câu 9: (  1 điểm)

- Xin hãy cho tôi một chút thức ăn và nước uống!

- Làm ơn hãy cho tôi xin một chút thức ăn và nước uống!

- …….

(Lưu ý: HS đặt được câu khác đúng cũng ghi 0,5 điểm)

Câu 10: (1 điểm) ví dụ

- Các thủy thủ tham gia thám hiểm thật là dũng cảm!

- Đoàn thủy thủ thật là giỏi!

- Các thủy thủ thật là gan dạ!

(Lưu ý: HS đặt được câu khác đúng cũng ghi 0,5 điểm)

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả ( nghe – viết) ( 2 điểm – 15 phút)

Bài: Ăng – co Vát (TV4 tập 2 trang 123)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 2 điểm.

- Cứ sai 6 lỗi (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 1 điểm

- Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn … trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Bài làm đúng thể loại, đúng nội dung, bố cục rõ ràng, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động; có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong bài tả, không sai lỗi chính tả. Bài viết có sáng tạo (8 điểm).

Cụ thể:

Mở bài: (1 điểm)

- Giới thiệu được con vật theo yêu thích. (con vật định tả) (1 điểm)

Thân bài: (4 điểm)

- Tả bao quát về hình dáng con vật (Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da...)

(1 điểm)

- Tả chi tiết các đặc điểm của con vật (Tả từng bộ phận: đầu, tai, mắt..., thân hình, chân, đuôi...) (1 điểm)

- Nêu được một số hoạt động của con vật đó: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...) (1 điểm)

- Biết sử dụng từ hợp lí, kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp.(1 điểm)

Kết bài: (1 điểm)

Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.

Cách trình bày: 2 điểm

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm

- Dùng từ hay, đặt câu đúng: 0,5 điểm

- Câu văn sáng tạo: 1 điểm

Lưu ý: trong bài viết sai 5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Tùy vào khả năng diễn đạt, mức độ sai sót của học sinh mà trừ điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 14)

Phần I. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)

A. Đọc và trả lời câu hỏi (3 điểm). (Giáo viên cho học sinh bóc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến 34).

B. Đọc – hiểu (7 điểm).

Cho văn bản sau:

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

Nguyễn Thế Hội

Dựa và nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1:(0,5 điểm) Bài văn miêu tả con vật gì? (M1)

A. Đàn trâu

B. Chú chuồn chuồn nước.

C. Đàn cò.

D. Chú gà con.

Câu 2: (0,5 điểm) Hai con mắt của chú chuồn chuồn được so sánh với hình ảnh nào? (M1)

A. Viên bi.

B. Thủy tinh.

C. Hòn than.

D. Giọt nước

Câu 3: (0,5 điểm) Câu “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là loại câu gì ?(M1)

A. Câu kể

B. Câu hỏi

C. Câu cảm

D. Câu khiến

Câu 4: (0,5 điểm) Bài văn miêu tả những bộ phận nào của chú chuồn chuồn? (M1)

A. Thân, cánh, đầu, mắt.

B. Chân, đầu, đuôi, cánh.

C. Cánh, mắt, đầu, chân.

D. Lông, cánh, chân, đầu.

Câu 5: (1 điểm) Đoạn 2 của bài đọc miêu tả cảnh gì? (M2)

A. Bờ ao với những rặng dừa xanh mơn mởn.

B. Cảnh đẹp của lũy tre, và những mái nhà.

C. Cảnh đẹp của dòng sông dưới tầm cánh chú chuồn chuồn.

D. Cảnh đẹp của đất nước dưới tầm cánh của chú chuồn chuồn.

Câu 6: (0,5 điểm) Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là (M2)

A. Chú chuồn chuồn nước.

B. Chú chuồn chuồn.

C. Mới đẹp làm sao.

D. Chuồn chuồn nước.

Câu 7: (0,5 điểm) Câu tục ngữ có nghĩa “Hình thức thống nhất với nội dung” là:(M2)

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

B. Chết vinh còn hơn sống nhục.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh.

D. Trông mặt mà bắt hình dong.

Câu 8: (1 điểm) Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào?(M3)

Câu 9: (1 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên”.(M3)

+ Trạng ngữ:…………………………………………………………………………

+ Chủ ngữ:………………………………………………………………………….

+ Vị ngữ:……………………………………………………………………………

Câu 10: (1 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về gia đình em.(M4)

Phần 2. Kiểm tra viết

I. Chính tả:(4 điểm)

1. Nghe viết (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Trăng lên” SGK TV4 Tập 2,trang 170

2. Bài tập: (1 điểm) Điền vào chỗ trống: l hay n

Từ xa nhìn …..ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng …..ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ……ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp …..õn là hàng ngàn ánh ……ến trong xanh. Tất cả đều ….óng …..ánh, …….ung ……inh trong …..ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn …..ũ ……ũ bay đi bay về, lượn …..ên …..ượn xuống

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy viết một bài văn miêu tả một con vật nuôi mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm). GV kiểm tra lấy điểm trong các tiết Ôn tập

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm).

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

B

B

C

A

D

A

C

Câu 8: Học sinh viết được những câu văn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả:

- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng

- Lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.

- Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

Câu 9: Học sinh xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu:

+ Chủ ngữ: Chú chuồn chuồn nước.

+ Vị ngữ: tung cánh bay vọt lên.

+ Trạng ngữ: Rồi đột nhiên

Câu 10: Học sinh viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?

- Đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về gia đình của mình.

- Các câu văn viết đúng chính tả, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

Tham khảo: Mình giới thiệu với bạn về các thành viên trong gia đình mình nhé! Đây là bố mình, người đàn ông trụ cột của gia đình, gánh vác mọi thứ trong gia đình. Đây là mẹ mình, người phụ nữ khéo léo, đảm đang, chăm sóc chu đáo cho chị em mình. Còn đây là em trai mình. Năm nay em Hưng học lớp 1 rất đáng yêu và biết nghe lời.

II. CHÍNH TẢ:(4 điểm)

* Viết chính tả (3 điểm)

- Không mắc lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ...: 3 điểm

- Cứ mắc 2 lỗi thông thường trừ 1 điểm ( mỗi lỗi trừ 0,5 điểm)

- Chữ viết xấu , bẩn, không đạt yêu cầu chữ viết, trừ 0,5 điểm

* Bài tập (1 điểm) Học sinh chọn đúng

lại – lồ- lửa- nõn - nến - lóng - lánh - lung- linh - nắng- lũ - lũ - lượn - lên

III. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

* Yêu cầu

- Thể loại: Học sinh viết một bài văn miêu tả con vật

- Nội dung: Học sinh tả một con vật mà em yêu thích.

- Hình thức:

+ Học sinh thể hiện kĩ năng quan sát bằng tất cả giác quan và sử dụng vào việc miêu tả một cách sinh động. Người học có thể hình dung đầy đủ hình dáng và các bộ phận của con vật mà em tả.

+ HS biết dùng từ gợi tả về hình dáng và các bộ phận của con vật

+ Bài có bố cục hợp lí, trình tự miêu tả hợp lí, có trọng tâm.

+ Viết đúng ngữ pháp, chính tả, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, trình bày sạch sẽ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 15)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

 II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Quả cầu tuyết

            Tuyết rơi ngày càng dày.

            Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.

            Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

            Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!

- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.

- Mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

            Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ à?

Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã  đưa cụ già bị thương vào.

Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:

- Cháu là một cậu bé dũng cảm.

(Theo  A-mi-xi)

1. Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? (0.5 điểm)

A. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-rô, Ga-rốp-phi

B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

C. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

D. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-rô, En-ri-cô

2. Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

3. Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu? (0.5 điểm)

A. Bị thương ở mắt

B. Bị thương ở chân

C. Bị thương ở đầu

D. Bị thương ở mũi

4. Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

5. Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm? (0.5 điểm)

A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.

B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.

C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.

6. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.

B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.

C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.

D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

7. Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì? (1 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

8. Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì? (1 điểm)

 9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau? (1 điểm)

a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mình bạn Ngọc làm được.

b) Nhận được món quà sinh nhật của mẹ.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Tiếng cười là liều thuốc bổ

           Một nhà văn đã từng nói: "Con người là động vật duy nhất biết cười."

          Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.

            Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.

Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả cây ăn quả mà em yêu thích

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

2. (0.5 điểm) C. Ga-rốp-phi

3. (0.5 điểm) A. Bị thương ở mắt

4. (0.5 điểm) B. Ga-rô-nê

5. (0.5 điểm) C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

6. (0.5 điểm) D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

7. (1 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

8. a) - Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,…. Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.

- Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình.Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.

9. (1 điểm)

a) Ngọc ơi, cậu học giỏi thật đó!

b) Món quà đẹp quá! Con cảm ơn mẹ ạ!

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu chung về cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Thân cây:

- Cành lá:

b. Tả chi tiết

- Lá : màu sắc, hình dáng

- Quả : phát triển qua các thời kì như thế nào

c. Công dụng, kỉ niệm về cây ăn quả đó

C. Kết bài

Tình cảm đối với cây ăn quả đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

 Bài làm tham khảo

            Ông nội em có một khu vườn nhỏ nằm ngay trong khuôn viên nhà, chỉ độ vài mét vuông thôi. Trong vườn trồng rất nhiều hoa, rau củ và cây ăn trái. Góc này trồng hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,... góc kia trồng rau cải bắp, su hào, cà chua,... cứ mùa nào thức nấy. Phía cuối vườn trồng cây ăn trái, em thích nhất là cây cam nơi cuối vườn, xanh đậm và nặng trĩu những trái cam thơm ngon.

            Nhìn từ xa cây cam giống như một chiếc ô to lớn màu xanh đậm, trên đó có điểm xuyết những trái cam màu vàng tươi. Cây cao khoảng 2 m, một vòng ôm của em ôm không xuể được những tán cây. Thân cây có màu nâu đậm, thứ màu sắc in hằn dấu vết của thời gian. Các cành cây vươn rộng ra nhiều phía, lá cây xanh tươi và quả thì ngọt lành.

            Rễ của cây cam đâm sâu vào lòng đất, cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây vững chắc và các cành lá thì tỏa ra mọi phía. Lá cây có màu xanh tươi, nhỏ hơn lá bưởi nhưng lớn hơn lá chanh, lá quất. Khi còn non thì lá xanh nhạt rồi tới khi trưởng thành thì xanh đậm. Khi đổi mùa từng chiếc lá cây rụng xuống gốc để cho lớp lá non lại tiếp tục mọc lên nuôi cây. Em thường buồn mỗi khi nhìn thấy từng chiếc lá rụng xuống, ông nội sẽ cười hiền từ xoa đầu em rồi nói: “Lá rụng về cội mà cháu, từng chiếc lá rụng xuống dưới gốc sẽ hóa thành chất mùn nuôi dưỡng cây thêm xanh tươi”. Hoa cam có màu trắng tinh khiết. Hương cam thơm thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Mỗi sáng em thường tới góc vườn lặng ngắm cây cam và tận hưởng thứ hương thơm mát lành ấy. Hoa cam thơm và đẹp như thế chẳng trách mỗi khi hoa nở ong bướm lại bay tới xung quanh góc vườn này. Quả cam thì cứ lớn dần lên qua từng ngày tháng. Lúc đầu thì bằng hòn bi, tiếp đến bằng quả cà rồi to bằng cả quả bóng bàn. Ban đầu có màu xanh non, xanh đậm rồi từ từ chuyển thành sắc vàng đậm. Khi thấy cam chuyển sang sắc màu đậm ngọt nghĩa là có thể thưởng thức được những trái cam ấy rồi. Mỗi mùa cam ra quả, ông em thường ra vườn hái rồi chia cho con cháu trong nhà. Vì em nhỏ nhất nên ông thường để dành cho em trái cam to nhất, ngon nhất. Bóc vỏ cam ra sẽ thấy từng múi cam được xếp đều nhau khin khít tạo thành một vòng tròn. Bóc từng múi cam sẽ thấy từng tép cam mọng nước ngọt lành. Cam ăn ngọt và thơm mát, rất thích hợp để giải nhiệt và bổ sung vitamin C cho cơ thể.

            Cây cam cho quả để ăn hoặc ép lấy nước. Trong những ngày nắng nóng thế này thật tuyệt vời khi được ăn những múi cam thơm mát hoặc uống một cốc nước cam mát lành. Không chỉ vậy, cây cam còn có rất nhiều lợi ích khác. Ông em nói vỏ cam có thể được dùng để làm thuốc, hay dịp tết đến trong nhà bày trang trí một cây cam trĩu quả thì thật là đẹp biết bao.

            Cây cam trong vườn là công sức vun trồng chăm bẵm của ông nội em. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường tới phụ ông tưới nước, nhổ cỏ và bắt sâu cho cây. Được cầm trên tay những quả cam to ngon em hiểu được rằng đó là tình yêu đong đầy của ông em đã được kết tinh trong từng trái cam ấy. Em mong rằng cây cam sẽ luôn xanh tươi và sống thật lâu.

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 4 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

1 3,412 17/07/2023
Mua tài liệu