TOP 15 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 có đáp án (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bộ 15 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 có đáp án hay nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 4  học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 980 lượt xem
Mua tài liệu


Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (cả 3 sách)

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) năm 2023 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) năm 2023 có đáp án

Xem đề thi

==============================================

Bộ 10 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 1)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

- Đọc đúng, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc bài Quê hương (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100) và chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

A. Thành phố.

B. Vùng biển.

C. Miền núi.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2. Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

A. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

B. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

C. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

A. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

B. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

C. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4. Những từ nào là danh từ riêng?

A. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

B. Mẹ, con, núi, sóng biển.

C. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5. Từ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

A. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

B. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

C. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

D. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chiều trên quê hương (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: b

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: a

Câu 5: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm …….

Bình thân mến!

Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư thăm Bình.

Trước tiên, mình xin chúc Bình cùng gia đình dồi dào sức khỏe, chúc Bình học giỏi và luôn gặp được những điều tốt đẹp.

Nhân đây, mình sẽ kể về công việc học tập và ước mơ của bản thân mình cho bạn nghe nhé!

Việc học của mình vẫn rất tốt, lớp mình rất vui, cô giáo rất quan tâm đến lớp. Tháng vừa qua, mình đạt rất nhiều điểm cao. Hiện nay, mình đang chuẩn bị để bước vào kì thi Viết chữ đẹp cấp thành phố. Không chỉ thế, mình còn tham gia vẽ tranh cấp trường, mình sẽ vẽ những bức tranh nói về môi trường xanh, môi trường không có tệ nạn xã hội. Mình hi vọng sẽ đoạt giải trong các kì thi này. Cũng nhờ mình yêu thích môn Mĩ thuật nên mình đã có những ước mơ cho tương lai.Bình có biết mình mơ ước gì không? Mình sẽ kể cho bạn nghe. Ước mơ của mình sau này sẽ là một kiến trúc sư, mình sẽ thiết kế nên những sân vườn xinh đẹp, thiết kế nên những tòa cao ốc hiện đại, thiết kế nên những biệt thự nguy nga, mĩ lệ… Bạn có mơ ước giống mình không? Hãy viết thư kể cho mình nghe với nhé!

Thôi! Thư mình viết đã dài. Mình và bạn hãy hẹn cùng nhau thi đua học tập để đạt những ước mơ cao đẹp.

Mình xin dừng bút. Chúc bạn có những ước mơ cho ngày mai.

Bạn của Bình.

Vũ Hoàng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 2)

I. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ, trong đó đọc 2đ, trả lời câu hỏi 1đ)

- Gọi HS đọc một trong các bài đã học ở Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1 (Từ tuần 11 đến tuần 17).

- GV đặt 1 câu hỏi ở bài, hoặc đoạn vừa đọc cho học sinh trả lời để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của các em.

II. Đọc - hiểu (7đ)

Đọc bài văn sau và làm bài tập:

Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua … nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu … xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn … Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìm ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

Theo VÕ VĂN TRỰC

Khoanh tròn trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong bài văn trên “Ba Vì” là tên của: (0,5 đ)

A. Sông

B. Núi

C. Cao nguyên

D. Đồng bằng

Câu 2: Tiếng chim gù, chim gáy như thế nào?(0,5 đ)

A. Khi gần, khi xa

B. Khi to, khi nhỏ.

C. Khi vừa, khi to

D. Khi nhỏ, khi vừa

Câu 3: Câu “Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là câu kể: (0,5 đ)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Câu khiến

Câu 4: Những chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì là? (0,5 đ)

A. Bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước

B. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn.

C. Tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm

D. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội.

Câu 5: Trong đoạn văn từ “Từ Tam Đảo …. rực rỡ” Ba Vì được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 đ)

A. Như hòn ngọc bích, như vị thần bất tử

B. Như nhà ảo thuật, như hòn ngọc bích

C. Như nhà ảo thuật, như vị thần bất tử

D. Như những con thuyền mỏng manh

Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là: (0,5 đ)

A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây

B. Vẻ đẹp của Ba Vì

C. Biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm

D. Từng giờ trong ngày

Câu 7: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thanh tịnh”? (1 đ)

A. Thanh thảng

B. Bình yên

C. Trong sạch và yên tĩnh

D. Yên tĩnh

Viết câu trả lời của em

Câu 8: Ôm quanh Ba Vì có những cảnh đẹp nào? (1 đ)

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của bài “Vời vợi Ba Vì”? (1 đ)

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Đặt một câu văn theo mẫu câu kể “Ai là gì?” để giới thiệu về một bạn trong lớp em? (1 đ) 

………………………………………………………………………………………………………………

II. Kiểm tra viết.

Bài 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Mùa đông trên rẻo cao, sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 165.

Bài 2. Tập làm văn (8 điểm): Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. Phần kiểm tra đọc, đọc - hiểu (10đ)

1. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ)

- HS đọc trôi chảy, to, rõ ràng, đúng tốc độ quy định cho 2đ

- HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu cho 1đ.

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Ý đúng

B

A

B

D

A

B

C

Số điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1

 

Câu 8: Học sinh nêu được ít nhất 5 trong số các tên sau: (1đ)

Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, rừng keo, đảo Hồ, đảo Sếu, đồi Măng, đồi Hòn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, ...

Câu 9: Học sinh nêu được đúng ý: Ca ngợi cảnh đẹp của Ba Vì. (1đ)

Câu 10: Học sinh đặt đúng kiểu câu kể “Ai là gì?” (1đ)

B. Kiểm tra viết: (10đ)

1. Chính tả: (2đ)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2đ)

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,2 điểm.

2. Tập làm văn: (8đ)

* Bài văn đảm bảo các mức như sau:

Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2đ)

Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 – 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3đ)

Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3đ)

Mẫu: Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi.

 Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh. Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình. 

Em yêu búp bê nhiều lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 3)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 – 5 phút.

- Người tìm đương lên các vì sao

- Ông trãng thả diều

- Rất nhiều mặt trăng

- Vẽ trứng

- Cánh diều tuổi thơ

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm): Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều” (Trang 104 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1); khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: (1 điểm) Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Chú có trí nhớ lạ thường.

B. Bài của chú chữ tốt văn hay.

C. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

Câu 2: (1 điểm) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

A. Vì chú rất ham thả diều.

B. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

C. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé.

Câu 3: (1 điểm) Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?

A. Trần Thánh Tông

B. Trần Nhân Tông

C. Trần Thái Tông

Câu 4: (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?

A. Ngoan ngoãn

B. Tiếng sáo

C. Vi vút

Câu 5: (0.5 điểm) Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người?

A. Chí phải, chí lí

B. Quyết tâm, quyết chí

C. Nguyện vọng, chí tình

Câu 6: (0.5điểm) Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng?

Có ..... danh từ riêng. Đó là các từ: ........................................................................

Câu 7: (0.5 điểm) Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau:

“Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta”

. ………………………………………………………………………………….

Câu 8: (0.5 điểm) Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi?

……………………………………………………………………………………

Câu 9: (0.5 điểm) Ai là trạng nguyên trẻ nhất nước nam

A. Nguyễn Hoàng

B. Nguyễn nhạc

C. Nguyễn Hiền

Câu 10: (1điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm):

Bài: Ông Trạng thả diều

Viết đoạn: “Vào đời vua Trần Thái Tông, ……chơi diều”.

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Tập làm văn (8 điểm):

Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………................................................

……………………………………………………………………………………

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc và đọc hiểu: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng:

1. Đọc thành tiếng: (3 Điểm)

+ Hs đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm)

+ Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm)

+ Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút (0,5 điểm)

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (0,5 điểm)

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm) c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

Câu 2: (1 điểm) b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

Câu 3: (1 điểm) c. Trần Thái Tông

Câu 4: (0,5 điểm) b. Tiếng sáo

Câu 5: (0,5 điểm) b. Quyết tâm, quyết chí

Câu 6: (0,5 điểm) Có 2 danh từ riêng, đó là: Trần Thái Tông, Nguyễn Hiền.

Câu 7: (0,5 điểm) Ai là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta?

Câu 8: (0.5 điểm) Năm 13 tuổi

Câu 9: (0.5 điểm) c.Nguyễn Hiền

Câu 10: (1 điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền

……………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

2. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Bài văn đảm bảo các mức như sau:

Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)

Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 - 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)

Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 4)

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

2. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)

Bánh khúc

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):

Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

A. Cuối năm

B. Giữa năm

C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ

Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

B. Rau diếp, bột nếp

C. Lá gai, bột nếp

Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

A. Thơm, có màu trắng

B. Sánh như nước, màu xanh nhạt

C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc

Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”

- Chủ ngữ là: ……………………………………………………………………………

- Vị ngữ là: ……………………………………………………………………………..

Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”

- Động từ: …………………………………………………………………………….

- Tính từ: ……………………………………………………………………………..

Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.

Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?

“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu đến ...những vì sao sớm.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Phần đọc tiếng: 3 điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ ( Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Phần đọc hiểu: 7 điểm

- Câu 1: khoanh vào c (0.5 điểm)

- Câu 2: khoanh vào a (0.5 điểm)

- Câu 3: khoanh vào c (1 điểm)

- Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)

Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)

Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;

+ TT: sạch, chín; (1 điểm)

Câu 7: VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)

(H.sinh có thể dặt một câu văn khác những đúng kiểu câu kể để kể về một hoạt động trong giờ ra chơi vẫn ghi điểm tuyệt đối).

Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài

2. Tập làm văn: 8 điểm

A - Yêu cầu:

- Học sinh viết được bài văn tả đồ vật với bố cục rõ ràng: dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)

- Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa,… khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

- Diễn đạt lưu loát.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

B - Biểu điểm:

- Mở bài: 1 điểm

- Thân bài: 4 điểm

+ Nội dung: 1,5 điểm ;

+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm

- Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết: 0,5 điểm

Sáng tạo: 1 điểm

Mẫu: Đồ chơi nhà em có rất nhiều nhưng trong số đó ấn tượng nhất với em vẫn là chú gấu bông đã được tặng trong dịp sinh nhật.

Con gấu bông mẹ em mua tặng cho em nhân ngày sinh nhật, con gấu bông màu vàng, nó được làm bằng lông dày và rất mượt, nó gắn bó mạnh mẽ với tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những cung bậc riêng và vô cùng có ý nghĩa lớn, mũi của nó màu đỏ được đính bằng nhựa, trên cổ của nó có đeo một chiếc nơ nó có hai tay và hai chân, đầu của nó to và tròn trên đầu có hai cái tai và mũ, hình ảnh đó đã gắn bó mạnh mẽ với con người, hình ảnh trên mang lại những cung bậc riêng và cảm xúc, trên khuôn hình của nó đầy đặn, trên khuôn mặt của nó có đôi mắt tròn được làm bằng nhựa thủy tinh, chỗ bụng của nó được làm bằng một loại vải mềm có tác dụng lớn đến những bộ phận khác, bông của nó rất đẹp.

Chân được làm to, chắc chắn giúp nó có thể ngồi chắc chắn hơn, hình ảnh của con gấu đậm đà và mang những cung bậc riêng, trên người của nó to, phải chọn một vòng ôm, hình ảnh của nó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và có sức hút mạnh mẽ, hình ảnh của nó không chỉ tạo nên những cung bậc riêng và hấp dẫn tới con người mà nó tạo nên những nhịp điệu nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm, em đã gắn bó với nó suốt mấy năm học cấp 1, trong lõi của con gấu được làm bằng một loại bông mềm có màu trắng, trang trí đẹp tạo nên một vẻ thanh thoát và có ấn tượng mạnh mẽ. Gấu bông rất gắn bó với em, em thường ôm nó đi chơi hoặc trước khi đi ngủ đặt kế bên giường. Em và gấu bông cùng hòa vào giấc mơ ngon.

Đối với em gấu bông là một món quà rất ý nghĩa mà em yêu thích. Em sẽ giữ gìn cẩn thận và trân trọng như một người bạn thân đích thực.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 5)

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập)

II. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau.

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.

Theo Trinh Đường

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 đ) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.

B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày.

C. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. Cậu thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

D. Có trí nhớ lạ thường.

Câu 2. (0,5 đ) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.

B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

C. Vì chú bé Hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.

D. Vì Hiền thích chơi diều.

Câu 3. (0,5 đ) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Có chí thì nên

C. Lá lành đùm lá rách

D. Uống nước nhớ nguồn

Câu 4. (1 đ) Trong câu ‘‘Chú bé rất ham thả diều’’, từ nào là tính từ?

A. Ham

B. Chú bé

C. Diều

D. Thả

Câu 5. (0,5 đ) Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?

A. Động từ.

B. Danh từ.

C. Tính từ.

D. Từ phức

Câu 6. (1 đ) Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”, từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút?

A. rặng đào

B. đã

C. hết lá

D. lá

Câu 7. (1 đ) Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. ”

A. đã

B. đang

C. sẽ

D. sắp

Câu 8. (1 đ) Đặt câu với từ danh từ: “Nguyễn Hiền”

........................................................................................................................................................

Câu 9. (1 đ)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) Nói về ước mơ của em.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Phần Đọc hiểu

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

B

B

A

C

B

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

1

0,5

1

1

Câu 8(1 điểm): HS đặt được câu, có dấu chấm câu tùy mức độ mà GV cho điểm 1-0,5.

Câu 9.(1điểm) HS viết được đoạn văn theo chủ đề, cấu trúc đủ 3 phần, đặt câu dùng từ đúng ngữ pháp được tối đa 1 điểm, tùy mức độ hoàn thành GV cho điểm 1 - 0,75 - 0,5 - 0,25.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 6)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.

- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.

- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bình tĩnh.

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5 điểm)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A. Yêu đất nước, gan dạ

B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1 điểm)

A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

………………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể “Ai làm gì?” và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)

………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viện trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

2. Tập làm văn: (8 điễm)

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1.(0,5đ) C.

Câu 2.(0,5đ) C.

Câu 3. (0,5đ) B.

Câu 4. (0,5đ) D

Câu 5. (1 đ) D

Câu 6. (1 đ) D

Câu 7. (1đ) B

Câu 8 (1đ) và câu 9 (1đ): HS tự đặt câu.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn (8,0 điểm)

1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)

2. Thân bài: 4 điểm

+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.

+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.

+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.

3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.

4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

6. Sáng tạo: 1 điểm.

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.

- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.

- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

 Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A. Bình tĩnh.

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A. Yêu đất nước, gan dạ

B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)

A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)

………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1.(0,5đ) Ý C.

Câu 2.(0,5 đ) Ý C.

Câu 3.(0,5 đ) Ý B.

Câu 4. (0,5 đ) Ý D

Câu 5. (1 đ) Ý D

Câu 6. (1 đ) Ý D

Câu 7. (1đ) Ý B

Câu 8. Cánh đồng lúa rộng mênh mông. (1đ)

Câu 9. Chị Sáu// đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.

Cô giáo // đang giảng bài. (1đ)

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

II. Tập làm văn (8,0 điểm)

1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)

2. Thân bài: 4 điểm

+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.

+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.

+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.

3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.

4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

6. Sáng tạo: 1 điểm.

Bài mẫu:

Mùa hè vừa rồi, trong chuyến đi du lịch Trung Quốc, em được một bạn tặng cho em một con rô-bốt rất đẹp. Con rô-bốt có hình một chú rắn.

Tuy nhiên trông nó chẳng hề dữ dằn chút nào, ngắm nhìn còn thấy dễ thương nữa chứ, bởi vì nhà sản xuất đã làm theo mô hình một chú rô-bốt nên em rất thích. Chú rô-bốt của em có màu xanh lá cây đậm, đầu chú khom khom về trước hình con rắn hổ mang. Một bên tay chú xoắn lại hình mũi khoan, cái sừng của chú màu vàng và nhẵn bóng, có thể xoay đi, xoay lại, cái đuôi dài của chú càng làm chú trở nên dũng mãnh hơn.

Khi nào rảnh rỗi, em lại cùng bạn hàng xóm chơi chung với chú rô-bốt của em. Rô-bốt của em không dùng pin, muốn chú cử động em phải dùng tay xoay các khớp để chú tạo ra các hình khác nhau. Sau khi chơi, em để ngay ngắn chú rô-bốt này trên chiếc tủ đựng đồ lưu niệm của gia đình, trên chiếc tủ đó có những sản phẩm do chính tay em tạo ra.

Khi chơi với chú rô-bốt em lại nhớ đến người bạn Trung Quốc của em. Dù không hiểu được tiếng nói của nhau nhưng chúng em vẫn chơi những trò chơi rất vui. Đúng là tình bạn đã vượt qua cả rào cản ngôn ngữ, chúng em đã là những người bạn của nhau.

Em cảm giác chú rô-bốt này đã là người bạn tri kỷ luôn ở bên em. Em rất yêu chú rô-bốt của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II . Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

THẢ DIỀU

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió

Nhạc trời reo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

(Trần Đăng Khoa)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào

A. trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời

B. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm

C. trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều?

A. trong ngần, chơi vơi, reo vang

B. trong ngần, phơi phới, réo vang

C. trong ngần, phơi phới, lượn bay

Câu 3. Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì?

A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.

B. Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.

C. Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn.

Câu (4). Ý chính của bài thơ là gì?

A. Tả vẻ đẹp của trăng vàng trên bầu trời quê hương.

B. Tả vẻ đẹp của bầu trời và cánh đồng lúa quê hương.

C. Tả vẻ đẹp của cánh diều bay lượn trên bầu trời quê.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Sông (1)……..uốn khúc giữa (2) ……rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông (3) …………..lánh thì mặt (4)………gợn sóng,(5)……linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6)…..ra sông hóng mát. Trong sự yên (7)…….của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8)……….

(Theo Dương Vũ Tuấn Anh)

(Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng )

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em.

Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo…của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. C Câu 4. C

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

(1) nằm (2) làng (3) lấp (4) nước (5) lung (6) lại (7) lặng (8) lòng.

II. Tập làm văn

Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực)

Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)

Bánh khúc

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):

Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

A. Cuối năm

B. Giữa năm

C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ

Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

B. Rau diếp, bột nếp

C. Lá gai, bột nếp

Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

A. Thơm, có màu trắng

B. Sánh như nước, màu xanh nhạt

C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.

Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”

- Chủ ngữ là: …………………………

- Vị ngữ là: …………………………..

Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”

- Động từ: ………………………

- Tính từ: …………………………

Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.

Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?

“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết)

Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng :

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)

Câu 1: C (0.5 điểm)

Câu 2: A (0.5 điểm)

Câu 3: C (1 điểm)

Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)

Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)

Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;

+ TT: sạch, chín; (1 điểm)

Câu 7:VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)

Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết):

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài

II. Tập làm văn

- Mở bài: 1 điểm

- Thân bài: 4 điểm

+ Nội dung: 1,5 điểm ;

+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm

- Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết: 0,5 điểm

Sáng tạo: 1 điểm

Bài mẫu:

Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất tây.

Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười. Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.

Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.

Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II . Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

- Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?

A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?

A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp

B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm

C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.

Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?

A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp

B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú

C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh

Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?

A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình

B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt

C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc

Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:

- Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.

Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:

- Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.

(Theo La Phông-ten)

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:

Xuân đến

Đỏ như ngọn lửa

Lá bàng nhẹ rơi

Bỗng choàng tỉnh giấc

Cành cây nhú chồi.

Dải lụa hồng phơi

Phù sa trên bãi

Cơn gió mê mải

Đưa hương đi chơi.

Thăm thẳm bầu trời

Bồng bềnh mây trắng

Cánh chim chở nắng

Bay vào mùa xuân.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu 1. B

Câu 2. A

Câu 3. C

Câu 4. A

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

a) xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức

b) thật, nhấc, nhấc

II. Tập làm văn

Gợi ý: Chọn một trong các sự vật sau để tả bằng 2- 3 câu:

- Chiếc lá bàng đỏ như ngọn lửa đang rơi.

- Cành cây chợt tỉnh giấc nhú chồi.

- Phù sa như một dải lụa đang phơi trên bãi.

- Cơn gió mê mải thổi đem theo mùi hương.

- Bầu trời xanh thăm thẳm với những đám mây trắng bồng bềnh.

- Những cánh chim chở nắng bay giữa ngày xưa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 11)

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3đ)

GV cho HS bốc thăm đọc trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 trong sách TV4 tập 1.

II. ĐỌC HIỂU:(7đ)

Đọc thầm bài: “Cái giá của sự trung thực”. Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Cái giá của sự trung thực

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: "Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé".

Người bán vé trả lời: "3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuối. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?"

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: " Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!"

Bạn tôi từ tốn đáp lại: "Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bạn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình với 3 đô la".

(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)

1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)

Câu 1: (0,5đ) Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào? (M1)

a. Bảy tuổi trở xuống.

b. Sáu tuổi trở xuống.

c. Năm tuổi trở xuống.

d. Tám tuổi trở xuống.

Câu 2: (0,5đ) Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? (M1)

a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

b. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

c. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi.

d. Cho mình, cho bạn và cho cậu ba tuổi.

Câu 3:(0,5đ) Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? (M2)

a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.

b. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.

c. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.

d. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới bốn tuổi.

Câu 4: (0,5đ) Tại sao người bạn của tác giả lại không "tiết kiệm 3 đô la theo cách đó? (M2)

a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.

b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.

c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.

d. Vì ông ta sợ bị bạn la.

Câu 5: (1đ) Trong câu chuyện trên, người bạn của tác giả đã nói: "...Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la." Em hiểu nói đó có ý nghĩa như thế nào(M3)

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: (1đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?(M4)

2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT (3 điểm).

Câu 1: (0,5đ) Từ nào dưới đây là từ ghép có nghĩa tổng hợp? (M1)

a. Nương sắn.

b. Nương rẫy.

c. Nương ngô.

d. Nương khoai.

Câu 2: (0,5đ) Dấu hai chấm (:) trong câu có tác dụng gì? (M2)

a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

c. Kết thúc một câu cảm.

d. Kết thúc một câu kể.

Câu 3: (1đ) Em hãy đặt một câu kể để kể các việc làm hằng ngày sau khi đi học về.(M3)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Câu 4: (1đ) Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về Ý chí - Nghị lực.(M4)

B. Phần viết

I. Chính tả: (Nghe - viết): (2 điểm)

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Phần đọc

1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)

Câu 1:(0.5đ) b

Câu 2: (0.5đ) a

Câu 3:(0.5đ) b

Câu 4: (0.5đ) c

Câu 5: (1đ) Lòng trung thực là vô giá. Sự kính trọng của mọi người đối với mình là không thể mua được.

Câu 6: (1đ) Cần phải trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.

2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT (3 điểm).

Câu 1: (0.5đ) b

Câu 2: (0.5đ) b

Câu 3: (1đ) HS đặt đúng yêu cầu cho 1 điểm.

Sau mỗi buổi học ở trường, em cùng Hoàng đi đá bóng tại sân bóng của nhà nhà văn hóa phường.

Câu 4: (1đ) HS tìm được thành ngữ hoặc tục ngữ cho 1 điểm.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I. Chính tả: (Nghe - viết): (2 điểm)

Thời gian HS viết bài: 15 phút.

Bài viết: Văn hay chữ tốt

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 129)

Cho HS viết đề bài và đoạn từ Cao Bá Quát vui vẻ trả lời.....luyện viết chữ sao cho đẹp "sách TV 4 tập 1 trang 129)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm).

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 2 điểm

- Trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (8đ)

- Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:

Mở bài: (1 điểm)

- Giới thiệu được đồ chơi cần tả.

Phần thân bài: (4 điểm)

- Tả bao quát được đồ chơi cần tả. (1 điểm)

- Tả từng bộ phận của đồ chơi cần tả. (2 điểm)

- Điểm nổi bật so với đồ chơi khác. (1 điểm)

Phần kết bài: (1 điểm)

- Tình cảm của người viết đối với đồ chơi.(1 điểm)

Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm)

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm)

- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

- Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc,… (1 điểm)

*Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm cho hù hợp.

* Lưu ý: - Bài làm nhớp, sai lỗi chính tả trừ 0,5 đến 1 điểm toàn bài

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 12)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm). GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 4.

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm).

Mài rìu

Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.

Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây.

“Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” - Ông chủ khích lệ.

Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn.

“Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.

“Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi.

“Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”.

(HN sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập.

Câu 1. (0,5 điểm). Lí do nào khiến người tiều phu làm việc hết mình?

A. Vì anh đã hứa với ông chủ

B. Tiền lương cao, điều kiện làm việc tốt

C. Vì anh có sức khỏe rất tốt

D. Lời khích lệ, động viên của ông chủ

Câu 2. (0,5 điểm). Vì sao ngày đầu tiên anh đốn được 18 cây?

A. Vì anh thấy đốn củi quá dễ, anh lại thành thạo công việc

B. Vì ông chủ đưa cho anh cái rìu mới và chỉ bảo tận tình nơi có nhiều cây

C. Vì ông chủ luôn ở bên cạnh anh để khích lệ, động viên

D. Vì anh khỏe mạnh, các cây không quá to nên đốn nhanh hơn

Câu 3. (0,5 điểm). Những ngày tiếp theo, số lượng cây anh đốn được thế nào?

A. Duy trì số lượng như ngày đầu

B. Tăng dần so với ngày đầu

C. Giảm dần so với ngày đầu

D. Có hôm tăng, có hôm giảm

Câu 4. (0,5 điểm). Theo em, lí do dẫn đến kết quả ở câu 3 là gì?

A. Lưỡi rìu mỗi ngày một cùn dần

B. Anh quen việc nên làm nhanh hơn, tốt hơn

C. Anh đánh mất sức mạnh của mình

D. Số lượng cây ở nơi đốn không còn nhiều

Câu 5. (0,5 điểm). Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?

A. Phải có lời động viên, khuyến khích thường xuyên của những người xung quanh thì mới làm việc tốt được

B. Phải giữ sức khỏe, nếu làm quá sức trong ngày đầu thì không còn sức để làm những ngày tiếp theo

C. Phải tìm chỗ có điều kiện tốt thì mới học tập và làm việc tốt được

D. Phải thường xuyên bảo dưỡng những vật dụng để phát huy tốt nhất công dụng của chúng

Câu 6. (0,5 điểm). Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì?

A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời trích dẫn

Câu 7. (1 điểm). Từ tiếng “đen”, hãy tạo một từ láy và một từ ghép.

- Từ láy:

……………………………………………………………………

- Từ ghép:

…………………………………………………………………………

Câu 8. (1 điểm). Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại. Hãy giải thích tại sao lại gạch bỏ từ đó.

Trung bình, trung du, trung điểm, trung hiếu, trung thu

………………………………………………………………………………

Câu 9. (1 điểm).

Xác định từ loại của những từ gạch chân trong câu sau:

Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này.

…………………………………………………………………………

Câu 10. (1 điểm). Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:

a. Để khen ngợi:

............................................................................................................

b. Để khẳng định:

.......................................................................................................…

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả (2 điểm). Nghe – viết (15 phút)

Rừng phương Nam

Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Em hãy lựa chọn một trong các đề sau:

Đề 1: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có ý chí, nghị lực.

Đề 2: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người trung thực, tự trọng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK môn TV4)

- Đọc đảm bảo tốc độ tối thiểu 80 chữ/ phút, đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng), ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (2 điểm)

* Tùy mức độ mắc lỗi trong khi đọc (phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ...) GV có thể cho các mức 1,5 – 1 – 0,5 - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ý: 0,5 điểm)

2. Đọc hiểu: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

B

C

A

D

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 7 (1 điểm). HS tìm từ mỗi từ ghép, từ láy đúng yêu cầu được 0,5 điểm

Câu 8 (1 điểm). Gạch bỏ từ trung hiếu vì tiếng trung trong các từ còn lại có nghĩa là ở giữa còn tiếng trung trong từ trung hiếu có nghĩa là Một lòng một dạ. Nếu HS giải thích chưa rõ hoặc chưa đúng tùy mức độ cho 0,5 hoặc 0,75 điểm.

Câu 9 (1 điểm). Danh từ: việc, sức (0,5đ). Động từ: đốn (0,25đ). Tính từ: bận (0,25đ)

Câu 10 (1 điểm). Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 0,5 điểm mỗi câu. (Thiếu dấu cuối câu trừ 0,25đ/1 câu)

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Chính tả: 2 điểm

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

2. Tập làm văn: 8 điểm

- Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm

* Mở bài: (1,5 điểm) Mở bài gián tiếp (1 điểm), mở bài trực tiếp (0,5 điểm) Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm)

* Thân bài: (4 điểm), trong đó:

- Nội dung (2,5 điểm):

+ Nêu được các việc làm thể hiện ý chí, nghị lực (hoặc trung thực, tự trọng) của người đó

- Kĩ năng:

+ Trình tự miêu tả hợp lí (0,5 điểm)

+ Diễn đạt câu trôi chảy (1 điểm)

* Kết bài: (1,5 điểm)

- Kết bài mở rộng (1 điểm), kết bài không mở rộng (0,5 điểm)

- Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm)

* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh.

* Bài được 7,5 -> 8 điểm phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả.

(Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 13)

A. Đọc bài văn sau.

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép rồi sáo bè, … như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là những ước mơ, khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

(Theo Tạ Duy Anh)

Câu 1: Bài văn tả gì?

A. Cánh diều.

B. Một buổi thả diều vào ban đêm huyền ảo.

C. Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại.

Câu 2: Cánh diều được miêu tả bằng những giác quan nào?

A. tay, mắt B. tai, tay C. mắt, tai

Câu 3: Trẻ em có những ước mơ, khát vọng đẹp khi thả diều như thế nào?

A. Trên bãi thả, đám trẻ mục đồng hò hét nhau thả diều thi …vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

B. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời…

C. Có cảm giác diều đang trôi trên dải ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

Câu 4: Tác giả gọi là “Cánh diều tuổi thơ” vì sao?

A. Vì chỉ có trẻ em mới chơi trò thả diều.

B. Vì những niềm vui sướng, những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ được nâng lên từ những cánh diều.

C. Vì tất cả những lý do đã nêu ở câu trả lời A và B.

Câu 5: Trong câu văn: "Cánh diều mềm mại như cánh bướm”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh B. Nhân hóa C. Nhân hóa và so sánh

II. TỰ LUẬN

1. Chính tả

a) Điền ch hay tr vào chỗ chấm?

Càng đến gần, những đàn … im bay kín … ời, cuốn theo những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. … im đậu … en nhau … ắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là.

b) Tìm tiếng bắt đầu bằng n hoặc l điền vào từng chỗ trống cho phù hợp.

……..tưởng ……..vội

xu …….. ……..trí

2. Từ và câu

a) Xếp các từ sau vào bảng cho phù hợp.

nghe giảng, xanh biếc, điềm đạm, xây dựng, dọn dẹp, chăm ngoan, gầy gò, kiểm tra.

Động từ

Tính từ

………………………………………..

……………………………………….

……………………………………….

………………………………………..

……………………………………….

……………………………………….

b) Điền thêm bộ phận "Làm gì?” vào chỗ trống để có câu kiểu Ai làm gì?

a. Chú bướm ................................................................................................

b. Bà nội em ..........................................................................................................

3. Tập làm văn

Viết đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1. Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng 3 điểm

Câu

1

2

3

4

5

Khoanh đúng

C

C

B

B

A

Điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

05 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 5. Ví dụ: Cánh diều đã đem đến bao niềm vui sướng, ước mơ và những khát vọng tốt đẹp cho tuổi thơ. (hoặc) Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

II. TỰ LUẬN

1. Chính tả

a) (1 điểm) Mỗi từ điền đúng 0,2 điểm

Càng đến gần, những đàn Chim bay kín trời, cuốn theo những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là.

b) (1 điểm) Điền đúng chính tả mỗi từ ngữ được (0,25 điểm)

a. lí tưởng b. nóng vội

c. xu nịnh d, lí trí

2. Từ và câu

a) (1 điểm) Mỗi câu điền đúng 0,5 điểm. Ví dụ

a. Những chú bướm bay lượn trên không.

b. Bà nội em đang tưới rau.

b) (1 điểm) Mỗi từ điền đúng 0,125 điểm.

Động từ

Tính từ

nghe giảng, kiểm tra.

xây dựng, dọn dẹp

xanh biếc, điềm đạm

chăm ngoan, gầy gò.

3. Tập làm văn (3 điểm)

Viết đúng bố cục đoạn văn

- Trọng tâm của đề là tả một thứ đồ chơi mà em thích.

- Bài viết cần làm rõ các ý sau:

+ Đồ chơi em yêu thích là cái gì?

+ Hình dáng bên ngoài của nó ra sao? Màu sắc? Kích thước? ...

+ Những điểm riêng biệt của đồ chơi đó là gì?

- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, câu viết đúng ngữ pháp, không sai chính tả …

- Tùy từng mức độ Gv cho điểm từ 0,25 đến 3 điểm.

- Có thể chia điểm theo từng phần mở bài 0,5 điểm, thân bài 2 điểm, kết bài 0,5 điểm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 14)

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

A. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm một trong các bài sau đọc và trả lời 1 câu hỏi có trong bài đọc đó.

  • Ông Trạng thả diều
  • Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi
  • Vẽ trứng
  • Người tìm đường lên các vì sao
  • Văn hay chữ tốt
  • Cánh diều tuổi thơ
  • Trong quán ăn “Ba cá bống”

B. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài sau và làm bài tập:

CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON

Năm 1989, tại Ác-mê-ni-a, một trận động đất lớn xảy ra, làm chết hơn 30 000 người trong 4 phút.

Một người cha chạy vội đến trường học của con trai. Giờ đây, ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Ông bàng hoàng, lặng đi, không nói được nên lời. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”. Nhìn ngôi trường đổ nát thì không thể hi vọng gì, nhưng ông không quên lời hứa đó.

Ông cố nhớ lại vị trí lớp học mà ông vẫn đưa con đến hằng ngày, ông chạy đến đó và ra sức đào bới. Người ta kéo ông ra và an ủi:

- Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!

Cảnh sát cũng khuyên ông nên về nhà vì đây là khu vực rất nguy hiểm. Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Anh có giúp tôi không?”, sau đó lại tiếp tục đào bới. 12 giờ . . . Rồi 24 giờ . .. Khi người ta lật một mảng tường lớn lên, ông bỗng nghe tiếng con trai. Ông mừng quá gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi con ở đây !” Ông ra sức đào. Mọi người cũng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống. Ông vừa đào vừa gọi:

- Ở đó thế nào hả con?

- Chúng con có 14 đứa, chúng con đói và khát lắm - cậu bé nói lớn.

Khi đã nhìn thấy lũ trẻ, ông bảo:

- Các con chui ra đi!

Để các bạn ra trước, cậu bé ôm lấy cổ cha mình nói:

- Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nếu còn sống, nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà.

Theo truyện ÁC-MÊ-NI-A

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trận động đất ở Ác-mê-ni-a năm 1989 gây hậu quả lớn như thế nào? (0,5đ) (M1)

a. Làm chết hơn 30 000 người trong 4 phút.
b. Làm sụp đổ hoàn toàn một khu phố.
c. Làm một người cha phải chạy đến trường tìm con.
d. Nhưng ông không quên lời hứa.

Câu 2. Người cha nhìn thấy gì khi chạy đến trường của con trai? (0,5đ) (M1)

a. Một mảng tường lớn của ngôi trường bị sụp.
b. Ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn.
c. Ngôi trường chỉ còn là một hố sâu.
d. Ngôi trường không còn gì cả.

Câu 3. Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gi?” do loại từ nào đảm nhiệm? (0,5đ) (M1)

a. Danh từ và cụm danh từ
b. Động từ và cụm động từ.
c. Tính từ và cụm tính từ
d. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 4. Điều gì khiến người cha quyết tìm kiếm bằng được con trai? (1đ) (M2)

a. Ông không tin là con trai mình có thể chết.
b. Ông thấy tường lớp học của con trai ông không bị đổ.
c. Ông nhớ lời hứa: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”
d. Ông chỉ nghĩ đến con trai của mình.

Câu 5: (1đ) (M2) Trong câu: Ông vừa đào vừa gọi:

- Ở đó thế nào hả con?

Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?

Câu 6. Vị ngữ trong câu “Khi người ta lật một mảng tường lớn lên, ông bỗng nghe tiếng con trai.” là: (0,5đ) (M3)

a. lật một mảng tường lớn lên
b. bỗng nghe tiếng con trai
c. ông bỗng nghe tiếng con trai.
d. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 7. Bài văn nói lên nội dung gì? (1đ) (M3)

Câu 8. (0,5đ) (M3) Theo em, câu thành ngữ “Đứng núi này trông núi nọ” có nghĩa là gì?

Câu 9. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về tình cha con? (1đ) (M4)

Câu 10. Viết một đoạn văn từ 2-3 câu kể về hoạt động học của em ở lớp trong đó có sử dụng kiểu câu kể Ai làm gì? (0,5đ) (Mức 2)

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT

A. Chính tả (2 điểm)

Bài viết: Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

B. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề: Em hãy kể một câu chuyện nói về một người có ý chí, nghị lực mà em được biết hoặc em đã được nghe, được đọc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

  • Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc do HS bốc thăm.(2 điểm)
  • Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Mức

Điểm

Ghi chú

1

a. Làm chết hơn 30 000 người trong 4 phút.

 

1

 

0,5

 

2

b. Ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn.

 

1

 

0,5

 

3

b. Động từ và cụm động từ.

 

1

0,5

 

 

4

c. Ông nhớ lời hứa: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”

 

2

1

 

5

- Có tác dụng báo hiệu bộ phận sau là lời nói của nhân vật.

2

1

 

6

b. bỗng nghe tiếng con trai

3

 

0,5

 

7

Bài văn nói lên tình cảm yêu thương nồng nhiệt, cháy bỏng, bất chấp mọi nguy hiểm của người cha dành cho con trai khi con trai đi học ở trường xay ra sự cố đáng thương.

 

3

 

0,5

 

8

- Đứng núi này trông núi nọ có nghĩa là không bằng lòng với cái mình hiện có, lại mơ tưởng tới một cái khác chưa phải là của mình.

- HS có thể viết cách khác.

3

1

 

9

Câu chuyện giúp em hiểu tình cảm rất mãnh liệt, thiêng liêng cao cả của người cha khi biết con gặp nạn ở trường.

- HS có thể viết cách khác.

4

1

 

10

Tùy mức độ học sinh viết để cho điểm

2

0,5

 

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)

I. Chính tả (nghe – viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút)

1. Chính tả: 2 điểm

- HS nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ khoảng 80 chữ/ 20 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp: 1 điểm

- Viết đúng, không sai lỗi nào: 1 điểm

* Nếu viết sai 1 lỗi trừ 0.25 điểm, sai 2-3 lỗi: trừ 0.5 điểm, sai 4-5 lỗi: trừ 0.75 điểm

* Nếu viết sai trên 5 lỗi: 0 điểm

2. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút)

* Phần nội dung: (6 điểm) kể được câu chuyện đúng yêu cầu, đầy đủ 3 phần

a) Mở bài: Giới thiệu được câu chuyện 1đ

b)Thân bài: 4 điểm (Biết kể đầy đủ nội dung câu chuyện)

c) Kết bài: 1 điểm

Phần trình bày: (2 điểm)

  • Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
  • Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.
  • Sáng tạo (1 điểm): Bài viết có sự sáng tạo.Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 15)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHIẾC DIỀU SÁO

        Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

         Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

        Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

- Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

- Chiến đấy thật ư con?

        Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

- Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

 

1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)

A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.

C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.

D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

 

2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0.5 điểm)

A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.

C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.

D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.

 

3. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? (0.5 điểm)

A. Vì bà đã đẩy anh ra.

B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.

 

4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0.5 điểm)

A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.

B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.

C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.

D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.

 

5. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? (0.5 điểm)

A. Dùng để hỏi.

B. Dùng để đề nghị.

C. Dùng để khẳng định.

D. Dùng để thể hiện mong muốn.

 

6. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)

A. Bà

B. Tối hôm ấy.

C. Khi Chiến mang diều đi.

D. Lại lần ra chõng nằm.

 

7. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (1 điểm)

 

8. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (1 điểm)

 

9. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Văn hay chữ tốt

   Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

   Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả đồ dùng học tập của em.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.

2. (0.5 điểm) A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

3. (0.5 điểm) B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

4. (0.5 điểm) C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.

5. (0.4 điểm) C. Dùng để khẳng định.

6. (0.5 điểm) D. Lại lần ra chõng nằm.

7. (1 điểm)

Bà rất thương yêu Chiến và luôn mong anh bình an trở về.

8. (1 điểm)

Chúng ta cần phải biết hiếu thảo và làm vui lòng ông bà, cha mẹ.

9. (1 điểm)

a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng

b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng

 B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về đồ dùng học tập mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát

- Tả chi tiết

- Nói về công dụng và sự gắn bó của em đối với đồ vật đó

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với đồ vật được tả.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Đầu năm học mới em cùng mẹ đi nhà sách để chuẩn bị đồ dùng học tập. Tại đây em đã thấy một chiếc bút chì xinh xắn mà em rất ưng ý. Mẹ đã mua tặng em chiếc bút chì ấy như một món quà nhỏ để động viên em trong học tập.

            Chiếc bút chì có hình dáng thon và dài.Độ dài của nó khoảng 15 xăng-ti-mét. Toàn thân được phủ một màu trắng sữa nhìn rất hài hòa và mát mắt. Nhìn bao quát thật giống một chiếc tàu vũ trụ thu nhỏ. Chỉ cần khởi động là có thể bay tới tận những hành tinh xa xôi bên kia.

            Chiếc bút chì được phân ra thành ba bộ phận nhỉ. Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ.Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết.Mẹ dặn cho cần phải rèn tính cẩn thận và sạch sẽ để hạn chế dùng tới cục tẩy. Em luôn ghi nhớ lời mẹ chỉ bảo, không để chiếc tẩy nhỏ xinh này bị mòn đi quá nhanh. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.Cũng không gọt quá ít sẽ khiến ngòi bút nét không được thanh.

Mỗi lần sử dụng bút chì ngòi bút lại vẽ lên những nét màu đen đậm và chắc. Em rất thích dùng chiếc bút chì này vào mỗi giờ Mĩ thuật nó khiến cho mỗi nét vẽ của em thêm uyển chuyển lại vẫn đậm và chắc.

Em rất yêu chiếc bút chì này. Biết rằng một ngày nào đó bút chì gọt hết sẽ không thể dùng được nữa, nhưng em vẫn luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Vì đó là món quà mẹ tặng em, cũng là người bạn thân thiết và gần gũi trong học tập của em.

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 4 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

1 980 lượt xem
Mua tài liệu