TOP 15 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bộ 15 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án hay nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 4 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 4330 lượt xem
Mua tài liệu


Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (cả 3 sách)

Đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

=========================================

Bộ 10 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 1)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Câu 1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0.5 điểm)

A. Tác dụng của nước.

B. Hình dáng của nước.

C. Mùi vị của nước.

D. Màu sắc của nước

Câu 2. Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0.5 điểm)

A. Nước có hình chiếc cốc.

B. Nước có hình cái bát.

C. Nước có hình như vật chứa nó.

D. Nước có hình cái chai.

Câu 3. Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? (0.5 điểm)

A. Nước không có hình dáng cố định.

B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.

C. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí

D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.

Câu 4. Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? (0.5 điểm)

A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.

C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5. Câu “Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng.” thuộc mẫu câu nào? (0.5 điểm)

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

D. Không thuộc các mẫu câu trên

Câu 6. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0.5 điểm)

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Cả ba ý trên.

Câu 7. Xác định chủ ngữ trong câu: “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.” (1 điểm)

Câu 8. Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!”  thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. (1 điểm)

Câu 9. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? Để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một người bạn trong lớp mà em yêu mến. (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Hoa học trò

          Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả chiếc cặp sách của em

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT


 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Hình dáng của nước.

2. (0.5 điểm) C. Nước có hình như vật chứa nó.

3. (0.5 điểm) A. Nước không có hình dáng cố định.

4. (0.5 điểm) D. Cả ba ý trên.

5. (0.5 điểm) D. Cả ba ý trên.

6. (0.5 điểm) B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

7. (1 điểm)

Cô chủ nhỏ // lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.

      CN                                 VN

8. (1 điểm)

- Các cháu thôi cãi nhau đi!

- Đề nghị các cháu không cãi nhau nữa!

9. (1 điểm)

Gợi ý:

Bạn Ngọc dịu dàng.

Bạn Thắng vui tính và tốt bụng.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về chiếc cặp sách của em

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát chiếc cặp sách (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc cặp sách (1.25 điểm)

- Tả công dụng và sự gìn giữ của em với chiếc cặp (0.5 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với chiếc cặp sách

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Đồ vật gần gũi và thân thuộc nhất đối với mỗi người học sinh có lẽ là chiếc cặp sách. Bước chân tung tăng tới trường ai ai cũng đều khoác trên vai chiếc cặp sách xinh xinh. Em cũng giống như vậy. Em rất yêu chiếc cặp sách của em. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em nhân dịp năm học mới. Cũng là người bạn thân thiết của em.

            Chiếc cặp của em có hình hộp chữ nhật. Cặp đủ to và rộng để em có thể đem đủ sách vở cho mỗi ngày đến trường. Nó được làm bằng vải bò, chất liệu bền và không dễ bị rách. Có hai quai đeo phía sau để em có thể đeo lên vai mỗi khi tới trường.

            Mẹ thật tinh ý khi lựa cặp màu xanh lam cho em, đó là màu sắc mà em vô cùng yêu thích. Màu xanh là màu của niềm tin và hy vọng. Em bước vào năm học mới với biết bao kì vọng và mong mỏi gặt hái được thật nhiều thắng lợi. Phía trước cặp có thêu hình chú mèo con đáng yêu đang tung tăng trên đường. Em tuổi mèo và em cũng rất thích mèo. Mỗi lần ngắm nhìn chiếc cặp là em lại đưa tay mân mê chú mèo con xinh xinh ấy. Phía đường viền nắp cặp có màu vàng. Trên nền xanh lại có viền vàng nhìn rất nổi bật và bắt mắt.Từng mũi may được máy một cách tỉ mỉ và tinh xảo. Khóa của cặp được làm bằng sắt xi bóng nhoáng không sợ bị hoen gỉ. Mặt sau của chiếc cặp cũng là màu lam nhưng đậm hơn ở phía trước. Mẹ nói màu đậm như thế này nhìn rất sạch sẽ, dù con có lỡ dây bẩn cũng khó nhìn ra. Dây quai cặp cũng là màu xanh đậm, có lót đệm nên rất êm.Những ngày phải mang nhiều sách vở đến lớp khoác trên vai chiếc cặp em không hề cảm thấy đau một chút nào.

            Mở cặp ra phía bên trong cặp có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.Mỗi ngăn được ngăn cách bởi một lớp vải dù , mềm và chắc. Ngăn chính em xếp sách vở ngay ngắn, gọn gàng vào. Hai ngăn phụ em để dành xếp giấy tờ và dụng cụ học tập. Bố trí khoa học như vậy nên mỗi lúc em mở cặp để tìm kiếm đồ vật gì đều không phải mất quá nhiều thời gian. Đóng nắp cặp lại em còn được nghe tiếng kêu lách tách, nghe thật sự rất vui tai.

            Chiếc cặp sách là một vật vô cùng hữu ích.Nó giúp em bảo quản sách vở, chứa đựng nguồn tri thức của em. Cặp đồng hành với em mỗi ngày nắng mưa tới trường. Em coi cặp giống như người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận để cặp luôn được bền và đẹp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 2)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (0.5 điểm)

A. Miền Bắc.

B. Miền Nam.

C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0.5 điểm)

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.

B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0.5 điểm)

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” (1.0 điểm)

Câu 5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 điểm)

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (0.5 điểm)

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 điểm)

Câu 8. Đặt một câu theo kiểu câu kể Ai thế nào? Để nói về một người thân của em (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Dù sao thì trái đất vẫn quay!

          Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:

- Dù sao trái đất vẫn quay!

           Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một cây ăn quả

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Miền Nam.

2. (0.5 điểm) C. Cả hai ý trên đều đúng

3. (0.5 điểm) C. Cả hai ý trên đều đúng.

4. (1 điểm)

Gió // đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

CN                                           VN

5. (1 điểm)

Câu đã cho thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?

6. (0.5 điểm) B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

7. (1 điểm)

Năm từ láy có trong bài đó là: ngào ngạt, li ti, lác đác, lủng lẳng, hao hao

8. (1 điểm)

Bố em rất vui tính.

Mẹ em dịu dàng và chu đáo.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận của cây (1.25 điểm)

- Công dụng của cây, em chăm sóc cây như thế nào (0.75 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cây ăn quả đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu.

Cây mít gắn bó với cuộc sống của ông bà em và in đậm trong kí ức của em như vậy đấy. Em mong mỗi năm lại có thể có thêm nhiều lần được về quê với ông bà, cùng ông bà ngắm nhìn sự trưởng thành từng ngày của cây mít trong vườn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Con lừa già và người nông dân

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Sưu tầm)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)

A. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.

B. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

D. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.

Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm)

A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.

B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.

C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

D. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

Câu 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm)

A. Đứng yên không nhúc nhích

B. Dùng hết sức leo lên

C. Cố sức rũ đất cát xuống

D. Kêu gào thảm thiết

Câu 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm)

A. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.

B. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.

C. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.

D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

Câu 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm)

Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm)

Câu 7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm)

Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.

Câu 8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)

Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

Câu 9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.

A. Đánh dấu phần chú thích.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, … (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Lời khuyên của bố

Con yêu quý của bố, Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi… Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

(Theo A-mi-xi)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy giới thiệu một cảnh đẹp trên đất nước ta mà em biết.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

 

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Ta đã nhầm khi cố gắng chôn sống chú lừa, nó thật thông minh và bản lĩnh!

Câu 6. Gợi ý:

Khi gặp khó khăn, chúng ta không nên đầu hàng mà phải cố gắng để vượt qua.

Câu 7.

- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

- Đặt được câu theo yêu cầu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm

- Không đặt được câu: 0 điểm

Gợi ý: Bác hãy sang giúp tôi lấp cái giếng.

Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý: Chú lừa // lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

Câu 9. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 10. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: chọn từ “dũng cảm”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Tham khảo:

Kì nghỉ hè vừa rồi lớp em vinh dự được nhà trường cho đi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên em được đến Hà Nội và vào thăm lăng Bác. Em vô cùng thích thú và tự hào.

Lăng Bác nằm giữa quảng trường Ba Đình,nổi bật với dòng chữ“Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá. Trong lăng là phòng lưu giữ thi hài Chủ tịch. Trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử được trang trí những ô cỏ xanh tươi. Bên cạnh lăng là bảo tàng, nhà sàn, hồ cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rào râm bụt,… Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn, bình dị. Nhà được bao quanh bởi hàng rào râm bụt, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ đã ở và làm việc. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, một phòng Bác làm việc và một phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ, giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở hoa quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Hàng năm nhân dân cả nước về thủ đô viếng Bác rất đông.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là danh lam thắng cảnh của đất nước ta. Mọi người vào thăm lăng Bác để tỏ lòng tôn kính với vị cha già dân tộc.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 4)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Câu 1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? (0.5 điểm)

A. Vì thấy mình chưa vội lắm.

B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

Câu 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận? (0.5 điểm)

A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.

B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

Câu 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? (0.5 điểm)

A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.

B. Vì đã mua được tem thư.

C. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.

C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

Câu 5. Từ nào viết sai chính tả? (0.5 điểm)

A. con nai

B. hẻo lánh

C. lo toan

D. lo ấm

Câu 6. Từ nào viết sai? (0.5 điểm)

A. Bắc Kinh

B. An-đrây-ca

C. Ga-vrốt

D. Cô-péc-Ních

Câu 7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.

Ý nghĩa của trạng ngữ trên là: ……..

Câu 8. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu? (1 điểm)

Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

Câu 9. Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên. (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Con sẻ

          Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. 

          Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một loài hoa em thích

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

2. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

3. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

4. (0.5 điểm) A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

5. (0.5 điểm) D. lo ấm

6. (0.5 điểm) D. Cô-péc-Ních

7. (1 điểm)

- Trạng ngữ: Khi mùa hè đến

- Đây là trạng ngữ chỉ thời gian

8. (1 điểm)

Đã sang tháng bađồng cỏ // vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

     TrN                    CN                                   VN

9. (1 điểm)

Thanh đã có một hành động rất tốt thể hiện tấm lòng thương người, biết chia sẻ giúp đỡ người khác, một việc làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại niềm hạnh phúc cho người khác. Em khâm phục Thanh và sẽ cố gắng làm được nhiều việc tốt cho mọi người.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về loài hoa mà em yêu thích

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận của cây hoa (1.25 điểm)

- Công dụng của cây và những việc hằng ngày em thường làm để chăm sóc cây (0.75 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cây

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.

Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.

Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.

Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.

Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :

Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập

Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.

Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.

Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”

Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)

A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.

B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.

C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.

D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.

Câu 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)

A. Anh cục tẩy, chị bút chì.

B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.

C. Anh bút chì, anh thước kẻ.

D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.

Câu 3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)

A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.

B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.

C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.

D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.

Câu 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)

A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.

B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.

C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.

D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.

Câu 5. Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm)

Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)

Câu 7. Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm)

A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.

B. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:

- Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.

- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

C. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.

Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất nước.

b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm.

Câu 9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)

Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.

Câu 10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)

a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.

b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Chàng Rô-bin-sơn

Rô-bin-sơn Cru-sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô-bin-sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về.

(Theo TRUYỆN ĐỌC LỚP 4)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

 

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Em đã từng có những hành động như cô chủ trên, cũng dùng thước kẻ đánh nhau, cũng khắc, dán, vẽ bậy linh tinh lên đồ dùng,…

Câu 6. Gợi ý:

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp đắc lực cho việc học của em.

Em cần giữ gìn chúng cẩn thận, sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng hơn.

Câu 7. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 8. Trả lời đúng: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm); trả lời khác: 0 điểm Gợi ý:

a) Chọn “tài năng”

b) Chọn “tài hoa”

Câu 9.

- Xác định đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu: 0,5 điểm

- Không xác định đúng: 0 điểm.

Gợi ý: Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ // mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.

Câu 10.

- Chuyển được 2 câu kể thành 2 câu khiến: 1,0 điểm

- Chuyển được 1 câu kể thành 1 câu khiến: 0,5 điểm

- Không viết được câu khiến: 0 điểm

Gợi ý:

a) Bạn lấy hộ mình quyển sách với!

b) Mẹ mua cho con chiếc cặp mới nhé!

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

IV. Tập làm văn (8 điểm)

Tham khảo:

Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn dễ thương. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màu vàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hồng Hà. Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏ màu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thì thấy nó nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theo chiều gỗ. Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt. Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em, dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làm xong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)

A. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.

B. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.

C. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.

D. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)

A. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.

B. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.

C. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.

D. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)

A. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.

B. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.

C. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.

D. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.

Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)

A. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.

B. Vì An cảm động trước câu nói của bố.

C. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.

D. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.

Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)

Câu 7. Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)

A. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.

B. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.

C. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.

D. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Bố nói với An:

- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!

A. Đánh dấu phần chú thích.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 9. Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm)

Câu 10. Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Trong hiệu cắt tóc

Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin”. Lê-nin chào mọi người và hỏi:“Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ?”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói: “Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ!”. Song Lê-nin vui vẻ nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem.

(Theo Hồ Lãng)

II.Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Câu 1. Hãy tả lại một bộ phận (lá, hoa hoặc quả) của một loài cây mà em yêu thích.

Câu 2. Hãy đóng vai một loại trái cây để tự giới thiệu về mình và những lợi ích mình đem lại cho mọi người.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

 

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm

Câu 4. Chọn cả 3 câu trả lời a, b, c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn.

Câu 6.Gợi ý:

Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng khiến bố mẹ buồn.

Câu 7. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 8. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 9.

- Chuyển được câu hỏi thành câu khiến: 1,0 điểm

Ví dụ: Con cần/nên biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm .

- Không viết được câu khiến: 0 điểm

Câu 10.

- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

Ví dụ:

- Những cơn gió mùa đông đang gào lên giận dữ ngoài cửa sổ.

- Những con gió mùa đông như những chiếc roi quất vào da thịt.

- Đặt được câu có so sánh hoặc nhân hóa nhưng sử dụng từ ngữ chưa thích hợp: 0,5 điểm; không đặt được câu theo yêu cầu: 0 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

III. Tập làm văn (8 điểm)

Câu 1. Tham khảo:

Có một loại cây mà khi nhắc đến nó người ta lại nhớ đến kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, đó là cây phượng. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Mùa xuân phượng ra lá, lá xanh um mát rợi như lá me non. Lá ban đầu khép lại sau lại xòe ra cho gió đu đưa. Mùa hè lá phượng bắt đầu già màu, lá chuyển màu xanh thẫm để rồi sau đó bắt đầu cho một thời kỳ mới – thời kỳ ra hoa. Ban đầu chỉ lấm tấm vài bông nhưng sau đó là cả một sân trường. Mùa đông phượng trút hết lá để lại những cành khẳng khiu, trơ trụi. Thật may mắn khi tạo hóa đã tạo ra cho chúng ta một loại cây có lá và hoa thật đẹp - loài hoa học trò.

(Châu Hoàng Thúc, lớp 4G, trường Tiểu học Ngô Mây)

Câu 2. Tham khảo:

Mỗi loại trái cây đều có những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, hương vị và mang lại lợi ích riêng cho mọi người. Họ bưởi nhà tôi cũng vậy. Cơ thể tôi tròn, căng mọng từ nhỏ và lớn dần cùng thời gian. Theo đó, tôi cũng thay những bộ trang phục cho phù hợp, từ xanh đậm, đến xanh nhạt, rồi vàng ươm. Tuổi thơ tôi chẳng xa lạ gì với các bạn nhỏ chơi chuyền, chơi bóng. Nhưng tôi không thích như thế. Tôi muốn đem những vị ngon ngọt, mát lành nhất đến cho mọi người. Tôi trở thành món quả bổ dưỡng, thức quà ngon sạch cho các vị khách. Và tôi không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 7)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chiếc nón mẹ làm

An-đrây được mẹ may cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra trận bóng của hoàng gia.

Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo:

- Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta.

An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo choàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười:

- Ngươi sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?

An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu.

Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe.Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé:

- Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn, không tuyệt như khi đội chiếc mũ mẹ làm.

An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.

Sưu tầm

Câu 1. Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho: (0.5 điểm)

A. một chiếc áo mới bằng lụa trắng.

B. một chiếc áo choàng màu đỏ tía.

C. một sợi dây chuyền bằng vàng.

D. một chiếc nón tự tay mẹ may.

Câu 2. Món quà mà mẹ tặng An-đrây có đặc điểm là: (0.5 điểm)

A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .

B. Mẹ tốn rất nhiều tiền để mua chiếc nón này ở cửa hàng thiếu nhi.

C. Công chúa và nhà vua không thích chiếc nón của An-đrây ca.

D. Có đính một hạt kim cương to trên mũ.

Câu 3. Vì sao An-đrây không muốn đổi chiếc nón cho công chúa, cho nhà vua? (0.5 điểm)

Câu 4. Trong bài, người mẹ thấy An-đrây đẹp tuyệt lúc nào? (1 điểm)

Câu 5. Qua bài đọc trên, em có cảm nhận gì về An-đrây. Hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về bạn ấy. (1 điểm)

Câu 6. Vị ngữ trong câu “Chiếc mũ màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.” là những từ ngữ: (1 điểm)

Câu 7. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B (1 điểm)

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Câu 8. Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người bạn mà em yêu quý. (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Khuất phục tên cướp biển

   Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.

   Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một đồ dùng học tập của em.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Câu 1. (0.5 điểm) D. một chiếc nón tự tay mẹ may.

Câu 2. (0.5 điểm) A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .

Câu 3. (0.5 điểm)

Gợi ý:

An-đrây không muốn đổi chiếc nón cho công chúa, cho nhà vua bởi vì An-đrây trân trọng sản phẩm do chính mẹ mình làm ra.

Hoặc: An-đrây yêu mẹ, cậu ấy không muốn làm cho mẹ buồn.

Câu 4. (0.5 điểm)

Người mẹ thấy An-đrây đẹp nhất là khi cậu đội chiếc mũ mẹ làm.

Câu 5. (1 điểm)

Gợi ý:

An-đrây là đứa con hiếu thảo. An-đrây không tham món quà đắt tiền từ người lạ. An-đrây yêu quý công sức của mẹ mình hơn mọi thứ khác……

Câu 6. (1 điểm)

Chiếc mũ // màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.

CN                                            VN

Câu 7. (1 điểm)

- Ai là gì?  : Mẹ An-đrây là người khéo tay nhất nhà.

- Ai thế nào?   : An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.

- Ai là gì?    : Người mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé.

Câu 8. (1 điểm)

Lan là người bạn thân nhất của em.

Quý là giọng ca xuất sắc nhất lớp em.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về đồ dùng học tập em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận (1.25)

- Công dụng và cách em gìn giữ đồ dùng học tập đó (0.75 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với đồ vật được miêu tả

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng.

            Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét.

            Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện hơn rất nhiều.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 8)

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 08 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là: (0, 5 điểm)

A. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
B. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
C. Lái xe cứu thương.
D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào? (0, 5 điểm)

A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.

Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất? (0, 5 điểm)

A. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.
C. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
D. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.

Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải: (1 điểm)

A. Giải ma -ra -thon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi.

Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:

Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:

Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (0, 5 điểm)

A. Câu khiến.
B. Câu kể Ai là gì?
C. Câu kể Ai thế nào?
D. Câu kể Ai làm gì?

Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy? (0, 5 điểm)

A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.
B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.
C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp.
D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp.

Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)

Chủ ngữ là:………………..…………………………………………………………

Vị ngữ là:…………………………………………………………………………….

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Họa sĩ Tô Ngọc Vân). SGK Tiếng việt 4, tập 2, trang 56.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đề bài: Tả cây bóng mát mà em yêu thích nhất.

 

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0, 5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0, 25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0, 5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0, 5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0, 25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0, 5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? (1 điểm)

Người chạy cuối cùng là một phụ nữ. Người phụ nữ có đôi bàn chân tật nguyền.

Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? (1 điểm)

Học sinh nêu ý: Khi gặp công việc khó khăn , chúng ta quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công tốt đẹp.

Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)

Chủ ngữ : Bàn chân chị ấy

Vị ngữ: cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)

Chị là người rất kiên trì

hoặc Chị là người đáng quý .

hoặc Chị là người chiến thắng

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0, 5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, …bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong làm bài

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 9)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

- Đọc đúng, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

- Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

A. Thành phố.

B. Vùng biển.

C. Miền núi.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2. Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

A. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

B. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

C. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

A. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

B. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

C. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4. Những từ nào là danh từ riêng?

A. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

B. Mẹ, con, núi, sóng biển.

C. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5. Từ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

A. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

B. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

C. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

D. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chiều trên quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: b

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: a

Câu 5: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm …….

Bình thân mến!

Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư thăm Bình.

Trước tiên, mình xin chúc Bình cùng gia đình dồi dào sức khỏe, chúc Bình học giỏi và luôn gặp được những điều tốt đẹp.

Nhân đây, mình sẽ kể về công việc học tập và ước mơ của bản thân mình cho bạn nghe nhé!

Việc học của mình vẫn rất tốt, lớp mình rất vui, cô giáo rất quan tâm đến lớp. Tháng vừa qua, mình đạt rất nhiều điểm cao. Hiện nay, mình đang chuẩn bị để bước vào kì thi Viết chữ đẹp cấp thành phố. Không chỉ thế, mình còn tham gia vẽ tranh cấp trường, mình sẽ vẽ những bức tranh nói về môi trường xanh, môi trường không có tệ nạn xã hội. Mình hi vọng sẽ đoạt giải trong các kì thi này. Cũng nhờ mình yêu thích môn Mĩ thuật nên mình đã có những ước mơ cho tương lai.Bình có biết mình mơ ước gì không? Mình sẽ kể cho bạn nghe. Ước mơ của mình sau này sẽ là một kiến trúc sư, mình sẽ thiết kế nên những sân vườn xinh đẹp, thiết kế nên những tòa cao ốc hiện đại, thiết kế nên những biệt thự nguy nga, mĩ lệ… Bạn có mơ ước giống mình không? Hãy viết thư kể cho mình nghe với nhé!

Thôi! Thư mình viết đã dài. Mình và bạn hãy hẹn cùng nhau thi đua học tập để đạt những ước mơ cao đẹp.

Mình xin dừng bút. Chúc bạn có những ước mơ cho ngày mai.

Bạn của Bình.

Vũ Hoàng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 10)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Câu 1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm)

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Thương chị.

Câu 2. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? (1 điểm)

Câu 8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Thắng biển

Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.

 

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một cây cho bóng mát

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

2. (0.5 điểm) A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

3. (0.5 điểm) B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

4. (0.5 điểm) C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

5. (1 điểm)

Gợi ý:

Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

6. (1 điểm)

Gợi ý:

Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền;

Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành ...

7. (1 điểm)

Câu đã cho thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?

8. (1 điểm)

Gợi ý:

- Bạn ơi, bạn hãy giữ trật tự khi ở trong giờ học nhé!

- Hãy tập trung vào bài học bạn nhé!

- Đừng nói chuyện trong giờ học bạn nhé!

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về cây mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát cây (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận của cây (1.25 điểm)

- Kỉ niệm của em với cây hoặc công dụng của cây (0.75 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cây

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.

Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.

Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.

Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 11)

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Trống đồng Đông Sơn

(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 - trang 17)

2. Sầu riêng

(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 - trang 34)

3. Hoa học trò

(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 - trang 43)

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 - trang 48)

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng

…… /1 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc)

……/ 1 đ

3. Đọc diễm cảm

…… / 1 đ

4. Cường độ, tốc độ đọc

…… / 1 đ

5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu

…… / 1 đ

Cộng

…… / 5 đ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0, 5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.

2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0, 5 điểm.

- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.

3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0, 5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.

4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0, 5 điểm.

- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm

5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0, 5 điểm

- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.

II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)

Vùng đất duyên hải

Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.

Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.

Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.

Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.

Theo Tạp chí Du lịch

Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:

(Đánh dấu × vào ô trống trước ý đúng nhất của câu 1)

Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất:

□ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

□ duyên hải quanh năm nắng gió.

□ ở cao nguyên Đắk Lắk, Tây Nguyên.

□ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ

(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống của câu 2)

Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là:

□ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.

□ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.

□ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………….,

Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.

……………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………….......

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………...

Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:

….. tính từ. Đó là từ: …………………………………………………...

(Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất của câu 7)

Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là:

□ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

□ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

□ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

□ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.

Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi…………………không ra mồ hôi”.

Em hãy tìm và ghi lại:

- Từ láy là động từ: …………………………………………………………..

- Từ láy là tính từ: ……………………………………………………………

Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.

…………………………………………

B. Phần Viết

I. CHÍNH TẢ (Nghe - đọc) Thời gian: 15 phút

Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)

Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”

II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút

Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu đúng: 0, 5 điểm.

1. duyên hải quanh năm nắng gió.

2. Đ; S; Đ

3. sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

4

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

5. Tham khảo: Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ.(0, 5 điểm)

Học sinh có thể viết 1 câu nhưng yêu cầu nêu tên và đặc điểm, tính chất của thắng cảnh.

6. 2 tính từ là mênh mông, giống (Tự điển Việt Nam)

7. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

8. Trả lời: Các từ láy là: động từ: rong ruổi Tính từ: mát mẻ

9.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

10. Lan hiền lành, thân thiện với bạn bè.

Đôi mắt bạn Lan to và sáng.

II. CHÍNH TẢ (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0, 5 điểm.

III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

1. YÊU CẦU:

a. Thể loại: Tả cây cối

b. Nội dung:

- Trình bày đầy đủ ý miêu tả cây ra hoa hoặc cây bóng mát hoăc cây ăn quả theo yêu cầu của đề bài.

c. Hình thức:

- Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

2. BIỂU ĐIỂM:

- Điểm 4, 5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.

- Điểm 3, 5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.

- Điểm 2, 5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.

- Điểm 1, 5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.

- Điểm 0, 5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.

Lưu ý:

Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả cây cối.

Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 12)

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói - Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng 1 trong 2 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm)

Đoạn thứ nhất: Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ. Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn, loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối.

(CƠN MƯA MÙA HẠ - Theo Câu lạc bộ tản văn Hà Nội)

Câu hỏi: Đoạn văn trên nói về điều gì?

Đoạn thứ hai:

Thời tiết mùa đông rất lạnh giá. Nhưng khi có ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày thì thời tiết ấm lên rất nhiều. Vậy là ban ngày nóng, ban đêm lạnh, hơn nữa sự chênh lệch giữa lạnh và nóng là rất lớn. Do đó thực vật rất dễ bị xâm hại. Nếu thực vật được quét vôi trắng, màu trắng sẽ phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời và các tia bức xạ, tránh hiện tượng nhiệt độ trong thân cây tăng quá cao, giảm độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Vì vậy cây sẽ không bị tổn thương.

(TAI SAO PHẢI QUÉT VÔI CHO THÂN CÂY VÀO MÙA ĐÔNG? Theo Mười vạn câu hỏi vì sao)

Câu hỏi: Người ta thường quét vôi trắng vào thân các cây để làm gì?

2. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

a. Tác dụng của nước.
b. Hình dáng của nước.
c. Mùi vị của nước.
d. Màu sắc của nước

Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

a. Nước có hình chiếc cốc.
b. Nước có hình cái bát.
c. Nước có hình như vật chứa nó.
d. Nước có hình cái chai.

Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

a. Nước không có hình dáng cố định.
b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
c. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí
d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.

Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
d. Cả ba ý trên.

Câu 5: a) Nối các hình ảnh dưới đây với thể tồn tại của nước.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

a. Thể khí b. Thể rắn c. Thể lỏng

b) Cho một ví dụ về thể rắn của nước:...

Câu 6: Trong giờ học, cô giáo yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi về một vấn đề. Em và người bạn ngồi cùng bàn có ý kiến khác nhau. Khi đó em sẽ làm gì và có thái độ như thế nào? Viết 1-2 câu để trả lời.

Câu 7: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kêu chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc.....................à?

a. nhỏ xinh
b. xinh xinh
c. xinh tươi
d. xinh xắn

Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.

a. Cô chủ

b. Cô chủ nhỏ

c. Cô chủ nhỏ lúc nào

d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi

Câu 9: Chuyển câu khiến của bác Tủ Gỗ thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.

a)............................................................................................................................

b)............................................................................................................................

Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh.

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả (2 điểm) Nghe viết đoạn văn sau:

Mua giầy

Một người định mua cho mình một đôi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình lên một tờ giấy. Đến tiệm chọn giày, anh ta phát hiện mình để quên tờ giấy ở nhà nên nói với chủ tiệm:

- Tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu.

Xong anh ta vội vàng chạy về nhà lấy tờ giấy. Khi quay lại thì cửa hàng đã đóng cửa và anh ta không mua được giày.

Có người hỏi anh:

- Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày?

- Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình! – anh ta trả lời.

Theo Truyện ngụ ngôn hay

2. Tập làm văn

Chọn một trong hai đề bài sau:

1) Hãy tả một loài hoa em yêu thích.

2) Đặt mình vào vai một loài hoa em yêu thích, viết bài văn giới thiệu về vẻ đẹp của mình

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng một đoạn văn: 3 điểm

- Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80-90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm: đạt hai trong ba yêu cầu:0, 5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu: 0 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi: 0, 5 điểm, có trên 5 lỗi: 0 điểm

- Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0, 5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm

- Ví dụ câu trả lời được 1 điểm:

+ Câu hỏi ở đoạn 1: Đoạn văn nói về sự xuât hiện bất ngờ của cơn mưa mùa hạ.

+ Câu hỏi ở đoạn 2: Người ta thường quét vôi trắng vào thân các cây để bảo vệ cây khỏi bị tổn thương do sự chênh lệch nhiệt độ giữ ban ngày và ban đêm vào mùa đông.

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm

Câu 1: Chọn câu trả lời b: 0, 5 điểm: chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 2: Chọn câu trả lời c: 0, 5 điểm: chọn câu trả lời khác c: 0 điểm

Câu 3: Chọn câu trả lời a: 0, 5 điểm: chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 4: Chọn câu trả lời d: 0, 5 điểm: chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 5:

a) Nối a –3; b = 1; c - 2: 0.5 điểm: các cách nối khác: 0 điểm

b) Lấy Ví dụ đúng (kem hoặc nước đá hoặc băng): 0, 5 điểm

Câu 6: Trả lời đúng 2 ý về việc làm và thái độ: 1 điểm, trả lời được 1 ý: 0, 5 điểm, không trả lời đúng: 0 điểm.

Ví dụ câu được 1 điểm. Em sẽ lắng nghe và suy nghĩ về ý kiến của bạn và của mình để tìm ra ý kiến đúng. Em sẽ bình tĩnh tán đồng ý kiến của bạn hoặc bình tĩnh thuyết phục bạn nghe theo ý kiến của mình.

Câu 7. Chọn câu trả lời c: 0, 5 điểm: chọn câu trả lời khác c: 0 điểm

Câu 8. Chọn câu trả lời b: 0, 5 điểm: chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 9. Viết được hai câu cầu khiến đúng yêu cầu: 1 điểm, viết được một câu câu khiến đúng yêu cầu: 0, 5 điểm, không viết được câu cầu khiến đúng yêu cầu: 0 điểm.

Ví dụ câu cầu khiến viết đúng yêu cầu: Các cháu thôi cãi nhau đi! Đề nghị các cháu không cãi nhau nữa!

Câu 10: Viết được câu văn tả giọt sương sử dụng từ gợi tả và biện pháp so sánh: 1 điểm; viết câu văn tả giọt sương sử dụng từ gợi tả hoặc biện pháp so sánh. 0, 5 điểm, câu văn không nói về giọt sương hoặc nói về giọt sương không sử dụng từ gợi tả và biện pháp so sánh.

Ví dụ câu đạt 1 điểm: Giọt sương như một hạt ngọc long lanh

B. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 2 điểm

- Tốc độ 85 - 90 chữ / 15 phút; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm, đạt hai trong ba yêu cầu trên. 0, 5 điểm, đạt từ không đến một yêu cầu trên: 0 điểm.

- Viết đúng chính tả, có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi: 0, 5 điểm, có trên 5 lỗi: 0 điểm

2. Tập làm văn

- Viết bài văn: 8 điểm

Xin chào tất cả các bạn, tôi là Hoa Hồng Nhung. Tôi được mọi người trao tặng danh hiệu nữ hoàng của các loài hoa bởi mang trong mình một vẻ đẹp và một hương thơm khác biệt.

Đứng vững trên chiếc cuống dài màu xanh đậm, khẳng khiu, tôi vươn cao khỏi vòm lá xanh biếc để khoe màu đỏ thắm của mình nổi bật trên màu xanh của lá.

Thân tôi có nhiều gai nhọn. Những chiếc gai đó bảo vệ tôi khỏi sự tấn công của các loài sâu bọ. Lá tôi cũng đặc biệt lắm. Nó xòe những viên răng cưa của mình ra như muốn góp phần bảo vệ tôi. Các bạn để ý nhé, mặt dưới của lá còn có những lớp phấn màu trắng, rất dễ dính vào tay mỗi khi cầm vào đấy.

Mình tôi được một đài hoa xanh biếc luôn xòe ra nâng đỡ nụ hoa. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng tôi đỏ thắm, xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.

Mỗi sáng sớm, tôi chưa muốn nở hết vì vẫn còn ngái ngủ và e ấp với những chị Sương đêm. Cánh hoa của tôi lúc ấy ôm khít lấy nhau như cùng che chở cho nhị vàng khỏi bị sương gió. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa của tôi càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, tôi bắt đầu tỏa ra không gian một mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng. Mùi hương của tôi không nồng nàn như hoa sữa, không ngọt ngào như hoa li nhưng nó luôn cuốn hút những chị bướm, cô ong bởi sự nhẹ nhàng, tinh khiết.

Người ta thường nói với màu đỏ thắm đầy nhiệt huyết, Hồng Nhung tôi tượng trưng cho tình yêu của con người. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì đã làm đẹp cho đời và được mọi người dùng để trao cho nhau những tình cảm yêu thương.

Các bạn ơi, các bạn nhớ chăm sóc và bảo vệ những loài hoa bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như chúng tôi các bạn nhé. Vẻ đẹp và hương thơm của chúng tôi sẽ làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 13)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (3 điểm):

* Học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi đoạn đọc.

Bài 1: Trống đồng Đông Sơn (Sách TV 4 tập 2, trang 17)

Đọc đoạn “ Từ niềm tự hào …… có gạc”

H. Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?

Bài 2: Sầu riêng (Sách TV 4 tập 2, trang 34)

Đọc đoạn “Từ Hoa sầu riêng đến ..... tháng năm ta.”

H. Hoa sầu riêng được tác giả tả như thế nào?

Bài 3: Hoa học trò (SGK TV 4/2 trang 43)

Học sinh đọc từ “ nhưng hoa càng đỏ … lá phượng”

H: Đọc câu văn nói lên niềm vui của cậu học trò khi mùa hoa phượng về?

Bài 4. Khuất phục tên cướp biển (SGK TV 4/ 2 trang 66)

Học sinh đọc từ “ Tên chúa tàu ấy cao lớn … xuống bàn”

H: Tìm những chi tiết cho thấy sự dữ tợn của tên cướp biển?

II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm)

(Thời gian: 35 phút không kể thời gian phát đề)

Quê hương

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thấm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa...

Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.

Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lóa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.

Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

Theo Anh Đức

* Đọc thầm bài: “Quê hương” sau đó khoanh vào đáp án đúng ở các câu 1, 2, 3, 4 và hoàn thành bài tập ở các câu còn lại:

Câu 1: Quê hương của chị Sứ là:

a. Ba Thê.
b. Không có tên.
c. Hòn Đất.

Câu 2: Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

a. Thành phố.
b. Vùng biển.
c. Miền núi.

Câu 3: Trong từ “bình yên”, tiếng “yên” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?

a. Âm đầu và vần.
b. Âm đầu và thanh.
c. Vần và thanh.

Câu 4: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy?

a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.

Câu 5: Tìm từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm:

Chị Sứ yêu Hòn Đất…………………………..................................................

Câu 6: Vì sao chị Sứ lại yêu quê hương sâu nặng đến vậy?

........................................................................................................................

Câu 7: Viết 2 - 3 câu về cảm nghĩ của mình đối với quê hương?

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Câu 8: Bài văn trên có mấy danh từ riêng?

Có ….. danh từ (đó là……………………………………….................)

Câu 9: Cho các từ sau: chị, vườn cây, da dẻ, quả ngọt, chen chúc. Dựa vào cấu tạo của từ rồi tìm:

- Từ đơn: .........................................................................................................

- Từ ghép: ........................................................................................................

- Từ láy: ...........................................................................................................

Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó.

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (nghe-viết) 15 phút

Thắng biển

Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.

Một tiếng ào ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, ...

Theo CHU VĂN

2. Tập làm văn: (35 phút, không kể thời gian chép đề)

Đề bài: Em hãy tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC:

ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

c. Hòn Đất.

0,5

2

b. Vùng biển.

0,5

3

c. Vần và thanh.

0,5

4

a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

0,5

5

bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

0,5

6

Vì quê hương là nơi chị đã sinh ra và lớn lên, nơi mà những người thân của chị đang sinh sống, nơi đã gắn bó rất nhiều kỉ niệm đầy ý nghĩa với chị.

1,0

Tùy câu trả lời của hoạc sinh, giáo viên ghi điểm phù hợp

7

Học sinh có thể viết:

Quê hương là nơi em được sinh ra và lớn lên. Nơi đó có ông bà, cha mẹ, anh chị và bạn bè thân thiết của em đang sinh sống. Em tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng học tập để sau này xây dựng quê hương của mình ngày càng ấm no hơn.

1,0

Tùy khả năng viết của hoạc sinh, giáo viên ghi điểm phù hợp

8

Có 3 danh từ (đó là: (chị) Sứ, Hòn Đất, (núi) Ba Thê

0,5

-Tìm đúng 2 hoặc cả 3 từ : 0,5 điểm; Đúng 1 từ 0,25 điểm

9

- Từ đơn: chị

- Từ ghép: vườn câyquả ngọt

- Từ láy: da dẻchen chúc

1,0

Tìm đúng mỗi từ: 0,2 điểm

10

Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. (0,5 điểm)

Ví dụ: (0,5 điểm)

Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.”

Cách 2: Bà tiên nói:

- Con thật hiếu thảo.

1,0

- Nêu đúng lý thuyết : 0,5 điểm.

- Làm đúng ví dụ: 0,5 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả : (2 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu (85 chữ/15 phút); chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

Tùy mức độ học sinh đạt được, giáo viên ghi mức điểm phù hợp.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm.

Viết sai 6-8 lỗi đạt 0,75 điểm, sai 9-11 lỗi đạt 0,5 điểm, sai quá 12 lỗi thì không đạt điểm.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

1. Phần mở bài: (1 điểm)

Giới thiệu được cây định tả.

2. Phần thân bài: (4 điểm)

a) Nội dung: (1,5 điểm)

Tả được hình dáng, màu sắc, hoa, quả,….

b/Kỹ năng (1,5 điểm)

Biết sử dụng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh, viết câu đúng ngữ pháp, đúng dấu câu; diễn đạt mạch lạc; bố cục đảm bảo.

c) Cảm xúc (1 điểm)

Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thật của người viết.

3. Phần kết bài: (1 điểm)

Nêu được ích lợi, cách chăm sóc, bảo vệ cây,…

4. Chữ viết, chính tả: (1 điểm)

Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không sai quá 5 lỗi thì đạt (1 điểm)

5. Sáng tạo: (1 điểm)

Bài viết có nét sáng tạo, dùng hình ảnh miêu tả thú vị,... thì đạt (1 điểm)

(Tùy theo mức độ giáo viên ghi điểm phù hợp.)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 14)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (0.5 điểm)

A. Miền Bắc.

B. Miền Nam.

C. Miền Trung.

2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0.5 điểm)

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.

B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cả hai ý trên đều đúng

 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0.5 điểm)

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

 4. Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” (1.0 điểm)

 5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 điểm)

 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (0.5 điểm)

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 điểm)

 8. Đặt một câu theo kiểu câu kể Ai thế nào? Để nói về một người thân của em (1 điểm)

 B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Dù sao thì trái đất vẫn quay!

   Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:

- Dù sao trái đất vẫn quay!

   Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một cây ăn quả

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Miền Nam.

2. (0.5 điểm) C. Cả hai ý trên đều đúng

3. (0.5 điểm) C. Cả hai ý trên đều đúng.

4. (1 điểm)

Gió // đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

CN                                           VN

5. (1 điểm)

Câu đã cho thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?

6. (0.5 điểm) B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

7. (1 điểm)

Năm từ láy có trong bài đó là: ngào ngạt, li ti, lác đác, lủng lẳng, hao hao

8. (1 điểm)

Bố em rất vui tính.

Mẹ em dịu dàng và chu đáo.

 B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận của cây (1.25 điểm)

- Công dụng của cây, em chăm sóc cây như thế nào (0.75 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cây ăn quả đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu.

Cây mít gắn bó với cuộc sống của ông bà em và in đậm trong kí ức của em như vậy đấy. Em mong mỗi năm lại có thể có thêm nhiều lần được về quê với ông bà, cùng ông bà ngắm nhìn sự trưởng thành từng ngày của cây mít trong vườn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (đề số 15)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chiếc nón mẹ làm

An-đrây được mẹ may cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra trận bóng của hoàng gia.

Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo:

- Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta.

An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo choàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười:

- Ngươi sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?

An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu.

Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé:

- Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn, không tuyệt như khi đội chiếc mũ mẹ làm.

An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.

Sưu tầm

1. Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho: (0.5 điểm)

A. một chiếc áo mới bằng lụa trắng.

B. một chiếc áo choàng màu đỏ tía.

C. một sợi dây chuyền bằng vàng.

D. một chiếc nón tự tay mẹ may.

2. Món quà mà mẹ tặng An-đrây có đặc điểm là: (0.5 điểm)

A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .

B. Mẹ tốn rất nhiều tiền để mua chiếc nón này ở cửa hàng thiếu nhi.

C. Công chúa và nhà vua không thích chiếc nón của An-đrây ca.

D. Có đính một hạt kim cương to trên mũ.

3. Vì sao An-đrây không muốn đổi chiếc nón cho công chúa, cho nhà vua? (0.5 điểm)

 4. Trong bài, người mẹ thấy An-đrây đẹp tuyệt lúc nào? (1 điểm)

 5. Qua bài đọc trên, em có cảm nhận gì về An-đrây. Hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về bạn ấy. (1 điểm)

 6. Vị ngữ trong câu “Chiếc mũ màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.” là những từ ngữ: (1 điểm)

 7. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B (1 điểm)

8. Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người bạn mà em yêu quý. (1 điểm)

 B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Khuất phục tên cướp biển

   Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.

   Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một đồ dùng học tập của em.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) D. một chiếc nón tự tay mẹ may.

2. (0.5 điểm) A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .

3. (0.5 điểm)

Gợi ý:

An-đrây không muốn đổi chiếc nón cho công chúa, cho nhà vua bởi vì An-đrây trân trọng sản phẩm do chính mẹ mình làm ra.

Hoặc: An-đrây yêu mẹ, cậu ấy không muốn làm cho mẹ buồn.

4. (0.5 điểm)

Người mẹ thấy An-đrây đẹp nhất là khi cậu đội chiếc mũ mẹ làm.

5. (1 điểm)

Gợi ý:

An-đrây là đứa con hiếu thảo. An-đrây không tham món quà đắt tiền từ người lạ. An-đrây yêu quý công sức của mẹ mình hơn mọi thứ khác……

6. (1 điểm)

Chiếc mũ // màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.

CN                                            VN

7. (1 điểm)

- Ai là gì?  : Mẹ An-đrây là người khéo tay nhất nhà.

- Ai thế nào?   : An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.

- Ai là gì?    : Người mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé.

8. (1 điểm)

Lan là người bạn thân nhất của em.

Quý là giọng ca xuất sắc nhất lớp em.

 B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về đồ dùng học tập em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận (1.25)

- Công dụng và cách em gìn giữ đồ dùng học tập đó (0.75 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với đồ vật được miêu tả

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng.

            Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét.

            Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện hơn rất nhiều.

            Chiếc thước luôn được em giữ gìn một cách  cẩn thận. Đó không chỉ là món quà bạn thân tặng  cho em mà còn là người bạn thân thiết của em,giúp em vạch từng dòng kẻ ngay ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập.

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 4 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

1 4330 lượt xem
Mua tài liệu