TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 4 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3548 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Quả ngọt cuối mùa” (trang 20) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN KỲ

Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa có con. Có người biết tướng số trong vùng bảo rằng: ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải hầu cửa Phật. Từ đấy, ông bà họ Nguyễn sớm hôm lên chùa dâng hoa, đèn nhang thờ Phật. Sau đấy hai năm thì sinh ra Thời Lượng.

Khi Thời Lượng lên ba, bố mẹ gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Thời Lượng lớn nhanh và thông minh. Mới bốn tuổi, chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng kinh tụng niệm hằng ngày. Sư thầy thấy vậy yêu quý cậu như con và cho cậu đi học. Thời Lượng học một biết mười. Vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn nên được sư thầy yêu, bạn mến. Đêm nào cũng vậy, vì không có tiền mua dầu thắp đèn nên cậu bé cắp sách vào Tam bảo ngồi dưới chân tượng, học bài nhờ ánh sáng cây nến. Khi nến tắt hết mới đi ngủ. Sư thầy thấy vậy bèn thửa những cây nến dài hơn để cho cậu học.

Đến kì thi Đình, sư thầy nằm mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng nguyên, bèn đổi tên Nguyễn Thời Lượng thành Nguyễn Kỳ. Quả nhiên khoa thi Đình năm ấy, Thời Lượng đỗ Trạng nguyên, lúc đó ông mới có 21 tuổi.

Ngày vinh quy, tân Trạng nguyên đề nghị dân làng đón ông tại chùa để ông tạ ơn Phật và sư thầy đã có công dưỡng dục mình thành tài, sau ông mới về thăm tổ tiên, cha mẹ. Biết tin, nhà vua khen ông là người tận trung, tận hiếu và bổ ông vào làm việc ở Viện Hàn lâm để có điều kiện giúp vua, giúp nước.

Theo Mai Hồng

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Câu 1. Khi Thời Lượng lên ba, bố mẹ gửi cậu cho ai? (0,5 điểm)

A. Cho sư thầy.

B. Cho người biết xem tướng số.

C. Cho người thợ mộc.

D. Cho thầy đồ.

Câu 2. Vì sao Thời Lượng được sư thầy yêu, bạn mến? (0,5 điểm)

A. Vì cậu là người thông minh và hay giúp đỡ người nghèo.

B. Vì cậu là người khéo ăn khéo nói.

C. Vì cậu là người hay giúp những người yếu thế.

D. Vì cậu là người vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn.

Câu 3. Chi tiết cho thấy Thời Lượng là người “uống nước nhớ nguồn”: (0,5 điểm)

A. Ông đã giúp xây đền, chùa cho làng và giúp đỡ những đứa trẻ nghèo đi học.

B. Ông đã đưa người nhà và người thầy dạy mình lên kinh thành.

C. Ông đề nghị đón mình tại chùa để tạ ơn Phật, sư thầy rồi về thăm cha mẹ.

D. Ông đã giúp vua có nhiều chính sách cải thiện đất nước.

Rectangle: Rounded Corners: Chứa trạng ngữ chỉ nơi chốnRectangle: Rounded Corners: Chứa trạng ngữ chỉ thời gianCâu 4. Phân loại những câu văn sau vào nhóm thích hợp bằng cách nối: (1 điểm

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Câu 5. Chọn chữ ngữ thích hợp thay thế các ô trống trong đoạn văn sau: (1 điểm)

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Câu 6. Lựa chọn một số từ ngữ dưới đây và sắp xếp thích hợp để được: (1 điểm)

quá/ những bông hoa/ mùa xuân/ đẹp /nở

a) Một câu kể:

........................................................................................................................

b) Một câu cảm:

........................................................................................................................

Câu 7. Em hãy viết đoạn văn (từ 3 - 4 câu) tả cảnh bình minh trên quê hương em, có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn: (1,5 điểm)

........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

ẢNH BÁC

(trích)

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà.

Trần Đăng Khoa

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết hương dẫn sử dụng sản phẩm mũ bảo hiểm.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Theo em, tác giả muốn nói về tình yêu, sự hi sinh của bà đối với con cháu. Vì vậy, người cháu cũng rất yêu và biết ơn bà. Qua đó, nhắn nhủ người đọc cần biết yêu thương, trận trọng và biết ơn bà của mình.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

A. Cho sư thầy.

Câu 2. (0,5 điểm)

D. Vì cậu là người vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn.

Câu 3. (0,5 điểm)

C. Ông đề nghị đón mình tại chùa để tạ ơn Phật, sư thầy rồi về thăm cha mẹ.

Rectangle: Rounded Corners: Chứa trạng ngữ chỉ nơi chốnRectangle: Rounded Corners: Chứa trạng ngữ chỉ thời gianCâu 4. (1 điểm)

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Câu 5. (1 điểm)

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Câu 6. (1 điểm)

a) Mùa xuân, những bông hoa nở.

b) Những bông hoa nở đẹp quá!

Câu 7. (1,5 điểm)

Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày. Cây cối, hoa lá sung sướng duỗi mình chào ngày mới. Trên các cành cây, bầy chim non ríu rít chuyền cành, náo nhiệt. Trên đường, ai ai cũng vui vẻ, tràn ngập niềm vui và sự phấn khởi cho một ngày mới bắt đầu.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày các bước hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Lời mở đầu:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MŨ BẢO HIỂM

- Giới thiệu công dụng của chiếc mũ bảo hiểm: Mũ bảo hiểm là một đồ vật rất quan trọng, giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta khi tham gia giao thông.

- Lời dẫn vào hướng dẫn sử dụng: (1) Không phải ai cũng biết đội mũ đúng cách. (2) Sau đây là hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách.

Viết hướng dẫn sử dụng:

- Trước khi đội: (1) Chọn mũ có kích thước phù hợp. (2) Mũ phù hợp là khi đội lên sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu mình.

- Khi đội: (1) Đội mũ bảo hiểm lên đầu sao cho vành trước của mũ song song với chân mày và cách chân mày khoảng hai ngón tay. (2) Điều chỉnh hai quai mũ sao cho không bị xoắn và ôm sát vành tai. (3) Cài khoá mũ sao cho quai mũ vừa khít dưới cằm.

- Sau khi đội: (1) Tháo khoá mũ và cởi mũ. (2) Dùng khăn sạch lau

mũ và cất cẩn thận.

c) Lời kết: Lời chúc sử dụng mũ an toàn và đúng cách.

Lời kết:

- Lời chúc sử dụng mũ an toàn và đúng cách.

Bài làm tham khảo

Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm là một đồ vật rất quan trọng, giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta khi tham gia giao thông. Nhưng không phải ai cũng biết đội mũ bảo hiểm đúng cách. Sau đây là hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách.

1. Trước khi đội:

- Chọn mũ bảo hiểm có kích thước phù hợp. Mũ phù hợp là khi dội lên sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình.

2. Khi đội:

- Đội mũ bảo hiểm lên đầu sao cho vành trước của mũ song song với chân mày và cách chân mày khoảng hai ngón tay.

- Điều chỉnh hai quai mũ sao cho không bị xoắn và ôm sát vành tai.

- Cài khóa mũ sao cho quai mũ vừa khít dưới cằm.

3. Sau khi đội:

- Tháo khóa mũ, rồi dùng khăn mềm lau sạnh phần ngoài của mũ bảo hiểm, sau đó cất gọn gàng vào một chỗ cố định.

Trên đây là những bước hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm. Chúc các bạn sử dụng mũ bảo hiểm an toàn và đúng cách.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

ĐỀ SỐ 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Ông Bụt đã đến” (trang 16) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Mai rất yêu hoa?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC

Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều. Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà,... Những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình. Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột,... Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: “Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân. Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng.”. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói: “Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.”. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo: “Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mĩ như thế nào?”. Tôi thưa: “Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.”. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giới, anh Bên, em Thơ,... Bác nói: “Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi.”. Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Trích “Những mẩu chuyện về Bác”

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Câu 1. Vì sao Bác chăm sóc chiến sĩ gái, chiến sĩ dân tộc hơn những người còn lại? (0,5 điểm)

A. Vì họ chịu khổ nhiều trong các cuộc chiến tranh.

B. Vì họ làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

C. Vì họ khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt.

D. Vì họ chịu khó, kham khổ, dám hi sinh thân mình.

Câu 2. Bác đã tiếp đón những người tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bác đứng chờ ngay ngoài sân, Bác ôm hôn thắm thiết.

B. Bác mời mọi người sang nhà Bác ăn cơm và biếu quà cáp.

C. Bác gọi các đồng chí mang bàn ghế ra cho mọi người ngồi.

D. Bác ở trong nhà đợi mọi người và hỏi han ân cần.

Câu 3. Qua câu chuyện trên, em thấy Bác là người như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bác là người hiền lành, tốt bụng.

B. Bác chăm lo và yêu thương, yêu quý người dân tộc hơn người Kinh.

C. Bác là người yêu nước, thương dân, yêu quý mọi chiến sĩ.

D. Bác là người có tài nhìn xa trông rộng, biết dùng quân, hiểu tâm lí mọi người.

Câu 4. Tìm hai từ ngữ có thể thay thế được chủ ngữ trong câu văn sau: (1 điểm)

Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi.

........................................................................................................................

Câu 5. Em hãy viết thêm vị ngữ để hoàn thành câu văn dưới đây: (1 điểm)

a) Hàng ngày, anh lên rừng kiếm củi bán lấy tiền nuôi em.

b) Một hôm, tiếng hát thanh tao ấy lọt vào tai một con quỷ dữ.

Câu 5. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào của câu: (1 điểm)

a) Những ngôi sao ...........................................................................................

........................................................................................................................

b) Đàn bướm ...................................................................................................

........................................................................................................................

c) Bầu trời .......................................................................................................

........................................................................................................................

Câu 6. Em hãy gạch chân những trạng ngữ bị dùng sai trong đoạn văn dưới đây và sửa lại cho đúng: (1 điểm)

Hôm qua, em làm rơi chiếc móc chìa khóa hình chú gấu ở trường. Để đó là món quà mà mẹ tặng em, em đã rất buồn và lo lắng. Nhờ tìm lại chiếc móc chìa khoá, em đã quay về trường. Ở trường, em gặp Mai và Chinh. Sau khi biết chuyện, hai bạn đã cùng giúp em. Nhằm có hai bạn giúp đỡ, em đã tìm thấy chiếc móc chìa khoá rơi ở trong lớp học.

(Mai Chinh)

........................................................................................................................

Câu 7. Dựa vào bức tranh sau dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó: (1,5 điểm)

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

........................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

HOA TRÁI QUANH TÔI 1983

(trích)

Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy Lạp và người La Mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có văn hóa để có thể tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong.

Hoàng Phủ Ngọc Tường

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện về nhân vật lịch sử Anh Ba.

.............................................

.............................................

.............................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 3548 lượt xem
Mua tài liệu