TOP 10 đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án
Bộ đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 4 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cây đa quê hương” (trang 80) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
SƯ TỬ VÀ CHUỘT
Trời nóng bức, một con Sư Tử mệt mỏi, chán nản nằm ngủ dưới bóng cây. Một đàn Chuột chạy ngang qua chỗ Sư Tử nghỉ ngơi, trèo cả lên lưng nó để vui đùa. Sư Tử tỉnh dậy, thò vuốt bắt ngay được một con Chuột. Chuột biết chắc mình không có cơ may trốn thoát, liền chắp tay xin lỗi Sư Tử vì sự thô lỗ táo tợn của mình, và bảo rằng mình không đáng bõ bèn gì cho cơn giận của Sư Tử. Nghe lời phân trần nhũn nhặn đó, Sư Tử quyết định thả Chuột ra, vì thấy rằng một con vật tầm thường lại không có khả năng tự vệ như thế quả là không đáng cho mình ra tay giết hại.
Thế rồi một hôm Sư Tử không may bị rơi vào bẫy của những người thợ săn trong rừng. Nó cố hết sức vùng vẫy gầm vang nhưng không thể nào thoát ra được. Chuột nghe tiếng gầm thì biết đây chính là con Sư Tử đã tha mạng sống cho mình bèn chạy tới cứu. Nó bò quanh gặm đứt dây lưới, giúp Sư Tử thoát được ra khỏi chiếc bẫy.
Truyện thai giáo
Câu 1. Con gì chạy qua chỗ Sư Tử đang nghỉ ngơi? (0,5 điểm)
A. Con Thỏ.
B. Con Nai.
C. Con Khỉ.
D. Con Chuột.
Câu 2. Chuột đã cứu Sư Tử ra bằng cách nào? (0,5 điểm)
A. Chuột bò quanh gặm đứt dây lưới.
B. Chuột đã lừa thợ săn thả Sư Tử.
C. Chuột gọi Sóc ra giúp mình cắn.
D. Chuột đổi mạng của mình để cứu Sư Tử.
Câu 3. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? (0,5 điểm)
A. Không nên làm ồn ào gây ảnh hưởng đến người khác.
B. Không nên chơi đùa với những con vật nguy hiểm.
C. Không nên tha thứ cho người khác khi họ sai.
D. Cần yêu thương và biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
Câu 4. Viết lại một câu trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1 điểm)
........................................................................................................................
Câu 5. Điền dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
(Sưu tầm)
Câu 6. Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng thích hợp và cho biết cách viết hoa của tên người khác gì so với cách viết hoa của tên cơ quan tổ chức: (1 điểm)
Lê Văn Hữu, Bộ Y tế, Tổ chức Thương mại Thế giơi, Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc, Lê Linh, Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh |
Tên người |
Tên cơ quan, tổ chức |
|
|
........................................................................................................................
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn về một người mà em yêu quý, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời đối thoại: (1,5 điểm)
........................................................................................................................ ........................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
TÂY TIẾN
(trích)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Quang Dũng
2. Tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Đôi cánh của ngựa trắng”, về sự khôn lớn, trưởng thành của ngựa trắng sau chuyến đi xa cùng đại bàng.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh cây đa trước xóm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
D. Con chuột.
Câu 2. (0,5 điểm)
A. Chuột bò quanh gặm đứt dây lưới.
Câu 3. (0,5 điểm)
D. Cần yêu thương và biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
Câu 4. (1 điểm)
Chuột biết chắc mình không có cơ may trốn thoát, liền chắp tay xin lỗi Sư Tử vì sự thô lỗ táo tợn của mình.
Câu 5. (1 điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Câu 6. (1 điểm)
Tên người |
Tên cơ quan, tổ chức |
Lê Văn Hữu, Lê Linh, Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh. |
Bộ Y tế, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. |
Khi viết tên người cần viết hoa các chữ cái đầu trong tên. Còn khi viết tên cơ quan, tổ chức cần viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.
Câu 7. (1,5 điểm)
Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là bà ngoại. Hàng ngày, bà vẫn thường đi chợ và nấu cơm cho cả gia đình em ăn. Trước khi đi chợ, bà hay hỏi em: “Hôm nay Linh muốn ăn muốn gì để bà mua nào?”. Và mỗi lần như thế, em sẽ lại được bà nấu cho món ăn yêu thích. Em rất yêu quý bà ngoại và ước gì bà sống với em mãi mãi.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, tưởng tượng câu chuyện “Đôi cánh của ngựa trắng” về sự khôn lớn, trưởng thành của ngựa trắng sau chuyến đi xa cùng đại bàng, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu câu chuyện em tưởng tượng.
Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: (1) Hai mẹ con ngựa trắng quấn quýt bên nhau. (2) Ngựa trắng ước ao có cánh như đại bàng. (3) Đại bàng bảo ngựa trắng muốn có cánh phải đi tìm. (4) Ngựa trắng xin phép mẹ đi cùng đại bàng. (5) Trên đường đi ngựa trắng gặp sói muốn ăn thịt ngựa, may mắn đại bàng đã đến cứu kịp thời. (6) Ngựa trắng làm theo lời đại bàng “chồm” lên phi nước đại, lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của đại bàng.
- Sau chuyến đi xa: (1) Ngựa trắng đã khôn lớn hơn rất nhiều. (2) Nhận ra mỗi người có những điểm mạnh riêng. (3) Không thể để mẹ bảo vệ mãi được.
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ của em về kết thúc mới của câu chuyện.
Bài làm tham khảo
Trong các câu chuyện em đã đọc, câu chuyện em thích nhất là “Đôi cánh của ngựa trắng”. Câu chuyện kể rằng hai mẹ con ngựa trắng quấn quýt bên nhau. Ngựa trắng ước ao có cánh như đại bàng núi, đại bàng bảo ngựa trắng muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn bên mẹ. Ngựa trắng xin phép mẹ đi cùng đại bàng. Trên đường đi ngựa trắng gặp sói muốn ăn thịt ngựa, may mắn đại bàng đã đến cứu kịp thời. Ngựa trắng muốn có đôi cánh của đại bàng làm theo lời đại bàng “chồm” lên phi nước đại, lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của đại bàng. Sau chuyến đi cùng đại bàng, ngựa trắng đã khôn lớn hơn rất nhiều. Ngựa trắng nhận ra mỗi người sẽ có những điểm mạnh riêng. Nó hiểu ra không thể bên mẹ mãi được, mình phải tự kiếm ăn và trải nghiệm mọi thứ xung quanh. Nên rèn luyện thêm các kĩ năng để có thể bảo vệ cho mình và cho mẹ cũng như những người xung quanh. Khi đi xa sẽ học được nhiều điều hay, lẽ phải. Em cảm thấy đây là cái kết đẹp, cho ngựa trắng những bài học và trải nghiệm quý giá.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
ĐỀ SỐ 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Người thầy đầu tiên của bố tôi” (trang 63) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Hành động bỏ mũ khi chào thầy giáo cũ của bố bạn nhỏ nói lên điều gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
THƯ GỬI CÁC THIÊN THẦN
(trích)
Con xin Thiên thần Hoà Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.
Con xin Thiên thần Tình Thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương con trẻ, để không còn những người bạn như con phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.
Con xin Thiên thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.
Và cuối cùng con xin Thiên thần Mơ Ước hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.
Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.
Ngô Thị Hoài Thu
Câu 1. Bạn nhỏ đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì? (0,5 điểm)
A. Bạn nhỏ xin hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh.
B. Bạn nhỏ xin người lớn hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương.
C. Bạn nhỏ xin không phải lao động vất vả.
D. Bạn nhỏ xin hàn gắn các tình yêu của ông bố, bà mẹ.
Câu 2. Bạn nhỏ đã xin ai những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ thành hiện thực? (0,5 điểm)
A. Thiên thần Hòa Bình.
B. Thiên thần Tình Yêu.
C. Thiên thần Tình Thương.
D. Thiên thần Mơ Ước.
Câu 3. Theo em, nội dung của bài đọc trên là gì? (0,5 điểm)
A. Những ước mơ, khát vọng dành cho những em nhỏ.
B. Những hoài bão, khát vọng dành cho các thiên thần.
C. Những lời tâm sự, nhắn nhủ của thiên thần dành cho bạn nhỏ.
D. Những ước mơ, khát vọng của bạn nhỏ về một thế giới tươi đẹp, yên bình.
Câu 4. Em hãy gạch một gạch dưới động từ, gạch hai gạch dưới tính từ: (1 điểm)
Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe.
(Trích “Bản Xô-nát ánh trăng” - Tạp chí âm nhạc)
Câu 5. Em hãy gạch chân vào từ không cùng loại. Vì sao em chọn từ đó? (1 điểm)
Nhanh nhẹn/ lo lắng/ hớn hở/ tửng tửng |
........................................................................................................................
Câu 6. Hãy điền danh từ phù hợp với mỗi bức tranh và nối thích hợp: (1 điểm)
Câu 7. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của dấu câu đó: (1,5 điểm)
Sông Hồng một con sông lớn chảy qua làng tôi. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô.
(Sưu tầm)
........................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
HỮU NGHỊ VIỆT - LÀO
Thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Việt - Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.
Hồ Chí Minh
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích.
..........................................
..........................................
..........................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán lớp 4 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 4 (cả năm) (Family and Friends) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 4 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Khoa học lớp 4 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học lớp 4 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ lớp 4 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán lớp 4 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 4 (cả năm) (i-learn Smart Start) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 4 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Khoa học lớp 4 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học lớp 4 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ lớp 4 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án